Giáo án tự chọn Toán Lớp 8 - Học kỳ II - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Huỳnh Thị Phương

Giáo án tự chọn Toán Lớp 8 - Học kỳ II - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Huỳnh Thị Phương

I. Mục tiêu:

 - Củng cố cho hs cách giải phuơng trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình( chủ yếu các dạng toán về chuyển động).

 - Rèn luyện khả năng suy luận, lập luận và giải bài có căn cứ, đặc biệt là phần đặt đk và kiểm tra nghiệm.

 - Giaó dục HS tính cẩn thận ,chính xác khi làm bài.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Sách bài tập, sách tham khảo.

 - HS: Ôn tập kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình.

III. Tiến trình bài dạy

1. ổn định tổ chức.

2. Luyện tập:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Toán Lớp 8 - Học kỳ II - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Huỳnh Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 39
Ngày soạn:/0/2010
Ngày dạy: /02/2010
	LUYỆN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG 
 CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho hs cách giải phuơng trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình( chủ yếu các dạng toán về số học).
 - Rèn luyện khả năng suy luận, lập luận và giải bài có căn cứ, đặc biệt là phần đặt đk và kiểm tra nghiệm.
 - Giaó dục HS tính cẩn thận ,chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Sách bài tập, sách tham khảo. 
 - HS: Ôn tập kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình.
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
- Nhận xét, cho điểm và chốt lại phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình
- HS: Nêu ba bước giải như SGK
- Nghe gv chốt phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình
Tuần 24 Tiết 37, 38
Ngày soạn:22/02/2010
Ngày dạy: 25/02/2010
3. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Tìm số tự nhiên có hai chữ số , tổng các chữ số bằng 8,nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau thì số tự nhiên đó giảm 36 đơn vị .
( Đề bài ở bảng phụ)
- Yêu cầu hs đọc bài toán và biểu diễn lần lượt các dữ kiện.
- Gọi chữ số hàng chục là x thì điều kiện là gì?
- Tìm chữ số hàng đơn vị? 
- Số đã cho bằng ? 
- Nếu đổi chỗ hai chữ số ấy cho nhau ta được số mới có hai chữ số. Vậy:
 Chữ số hàng chục mới là ? 
 Chữ số hàng đơn vị mới là ? 
- Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau thì số tự nhiên đó giảm 36 đơn vị .Vậy ta lập được phương trình nào? 
- Gọi HS lên bảng giải phương trình lập được.
- Theo dỏi, trợ giúp HS ở lớp giải phương trình và kết luận nghiệm.
- Nhận xét,sửa bài và chốt phương pháp làm bài.
- Đọc đề bài và suy nghĩ cách làm bài( trả lời các câu hỏi của GV)
- Gọi chữ số hàng chục là x (đk x Î N*, x £ 9)
Þ Chữ số hàng đơn vị là 8 – x
Số đã cho bằng : 10x + 8 – x = 9x + 8
Nếu đổi chỗ hai chữ số ấy cho nhau ta được số mới có hai chữ số, chữ số hàng chục mới là 8 – x, chữ số hàng đơn vị mới là x, số mới bằng 10(8 – x) + x
Theo bài ra ta có phương trình:
9x + 8 = 80 – 10x + x + 36
Û 9x + 10x – x = 80 + 36 – 8
Û 18x = 108
Û x = 6 (thỏa mãn đk)
Vậy chữ số hàng chục là 6, chữ số hàng đơn vị là 8 – 6 = 2, số đã cho là 62.
- Tự sửa bài vào vở.
Hoạt động 2: Bài tập 2
Năm nay tuổi bố gấp 10 lần tuổi Hùng. Bố Hùng tính rằng sau 24 năm nữa tuổi bố chỉ gấp 2 lần tuổi Hùng. Hỏi năm nay Hùng bao nhiêu tuổi?
( Đề bài ở bảng phụ)
- Yêu cầu hs đọc bài toán và biểu diễn lần lượt các dữ kiện.
 Cho HS hoạt động nhóm với yêu cầu:
- Đặt ẩn và nêu Đk của ẩn ? 
- Biểu diễn tuổi của Bố hiện nay?
- Biểu diễn tuổi của Hùng và bố Hùng sau 24 năm 
- Lập Pt và giải
- Theo dỏi các nhóm làm bài.
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét hoạt động của HS, chốt phương pháp làm bài cho HS.
- Đọc đề bài và suy nghĩ cách làm bài
- Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
* Gọi tuổi của Hùng hiện nay là: x (tuổi, nguyên dương)
- Tuổi của Bố Hùng hiện nay là: 10x
- Sau 24 năm nữa tuổi của Hùng và của Bố lần lượt là: 24 + x và 24 + 10x
Theo bài ra ta có PT: 24 + 10 x = 2(24 + x)
10x -2x = 48 – 24 
8x = 24
x = 3 ( thỏa mãn đk) 
 Vậy năm nay Hùng 3 tuổi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Tự cá nhân sửa bài vào vở.
Hoạt động 3: Bài tập 3
(Bài toán cổ Hy Lạp)
- Thưa Py-ta-go lỗi lạc, trường của người có bao nhiêu môn đệ?
Nhà hiền triết trả lời:
- Hiện nay, một nửa đang học toán, một phần tư đang học nhạc, một phần bảy đang ngồi yên suy nghĩ. Ngoài ra còn có ba phụ nữ.
- Y/c HS đọc bài
- Ta sẽ nên chọn đại lượng nào làm ẩn? ĐK và đơn vị là gì?
- Hãy biểu diễn lần lượt số HS học toán, học nhạc, ngồi nghĩ, số phụ nữ,
- Ta có tổng số HS của trường này là gì? gồm những HS nào?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài .
- Theo dỏi,trợ giúp HS ở lớp làm bài.
- Nhận xét, sửa bài và chốt ohương pháp làm bài cho HS.
- Đọc bài và suy nghĩ làm bài
- Nên chọn số môn đệ của Pytago
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi của GV.
* Gọi số người học- môn đệ trong trường học của Pytago là: x (người, x nguyên dương)
Theo bài ra ta có:
-Số học sinh học toán là: x/2
-Số học sinh học nhạc là: x/4
- Số học sinh ngồi nghĩ là: x/7
Ngoài ra còn có 3 phụ nữ
Ta có PT là: 
 Û 14x + 7x + 4x + 84 = 28x
 Û 84 = 3x
 Û x = 28( thỏa mãn đk) 
Vậy trường học của Pytago có: 28 người.
- Nhận xét bài làm của bạn, tự cá nhân sử bài vào vở.
4.Hướng dẫn về nhà:
Nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Nắm chắc cách làm các dạng bài tập trên.
 - Xem lại và làm lại các bài tập tương tự trong SGK và SBT.
Tuần 25 Tiết 40
Ngày soạn:/02/2010
Ngày dạy: /02/2010
	LUYỆN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG 
 CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho hs cách giải phuơng trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình( chủ yếu các dạng toán về chuyển động).
 - Rèn luyện khả năng suy luận, lập luận và giải bài có căn cứ, đặc biệt là phần đặt đk và kiểm tra nghiệm.
 - Giaó dục HS tính cẩn thận ,chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Sách bài tập, sách tham khảo. 
 - HS: Ôn tập kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình.
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức.
2. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Bài tập 1
Một canô xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 30 km/h, sau đó lại ngược từ bến B về bến A. Thời gian đi xuôi ít hơn thời gian đi ngược 40 phút. Tính khoảng cách giữa hai bến A và B,biết rằng vận tốc dòng nước là 3km/h và vận tốc thật của canô không đổi.
- Ta sẽ nên chọn đại lượng nào làm ẩn? ĐK và đơn vị là gì?
- Tính: Thời gian ca nô xuôi dòng ? 
 Vận tốc ca nô ngược dòng ? 
 Thời gian ca nô ngược dòng ? 
- Theo đk nào của bài toán ta lập được phương trình? 
- Cho HS lên bảng giải phương trình.
-Nhận xét, sửa bài làm của HS.
- Chốt phương pháp làm bài cho HS
Đọc đề bài và tóm tắt đề.
- Giaỉ miệng và trả lời các câu hỏi của GV.
*Gọi khoảng cách giữa hai bến là x (đk:x > 0,km)
- Thời gian ca nô xuôi dòng là(giờ)
- Vận tốc ca nô ngược dòng là 30 – 2.3 = 24 km/h
- Thời gian ca nô ngược dòng là(giờ)
- Vì thời gian xuôi ít hơn thời gian ngược dòng là 40 phút = giờ nên ta có phương trình:
Û 4x + 80 = 5x
Û 4x – 5x = - 80
Û - x = - 80 Û x = 80 (thỏa mãn)
Vậy khoảng cách giữa hai bến A và B là 80 km.
Hoạt động 2: Bài tập 2
Hai người đi xe đạp cùng 1 lúc, ngược chiều nhau từ 2 địa điểm A và B cách nhau 42 km và gặp nhau sau 2h. tính vận tốc của mỗi người, biết rằng người đi từ A mỗi giờ đi nhanh hơn người đi từ B là 3km.
( Đề bài ở bảng phụ) 
+GV:hướng dẫn HS kẻ bảng phân tích.
V(km/h)
t(h)
S(km)
Đi từ A
x
Đi từ B
- Trong 2h hai người có đi hết quãng đường AB không? 
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Theo dỏi,trợ giúp HS ở lớp làm bài.
- Nhận xét, sửa bài làm của HS.
- Chốt phương pháp làm bài cho HS
Đọc đề bài và tóm tắt đề.
- Điền dữ kiện vào bảng phân tích theo câu hỏi của GV.
V( km/h) 
t(h)
S(km)
Đi từ A
x
2
2x
Đi từ B
x - 3
2
2(x -3 )
- Lên bảng trình bày lời giải bài toán.
- Gọi vận tốc của người đi từ A là: x(km/h). ĐK: x > 0.
Sau 2h :Người đi từ A đi được 2x(km)
 Người đi từ B đi được 2.(x – 3) (km)
Ta có PT: 2x + 2(x-3) = 42.
*Giải PT ta được x = 12(TMĐK của ẩn).
* Vậy vận tốc của người đi từ A là 12km/h, vận tốc người đi từ B là 9 km/h.
- Nhận xét, sửa bài của bạn
- Tự cá nhân sửa bài vào vở.
Hoạt động 3: Bài tập 3
Một tàu thủy chạy trên 1 khúc sông dài 89km,cả đi lẫn về mất 8h20 phút. Tính vận tốc của tàu thủy khi nước yên lặng,biết rằng vận tốc của dòng nước là 4km/h.
- GV: Gọi HS đọc và tóm tắt đề bài.
Vân tốc xuôi =
Vận tốc ngược =
-Gọi HS điền vào bảng phân tích các đại lượng?
Vận tốc(km/h)
Thời gian
(h)
S(km)
Tàu thủy 
x
80
Xuôi dòng 
x + 4
80
Ngược 
dòng
x - 4
80
- Cho HS theo bảng phân tích trình bày lời giải bài toán.
- Theo dỏi,trợ giúp HS ở lớp làm bài.
- Nhận xét, đánh giá học tập của HS
- Chốt phương pháp của dạng toán chuyển động.
Đọc đề bài và tóm tắt đề.
+ Vân tốc xuôi = Vận tốc thực + Vdnước.
+ Vận tốc ngược = Vận tốc thực - Vdnước.
*Gọi vận tốc của tàu thủy khi nước yên nặng là x(km/h). ĐK : x > 4.
+Thì vận tốc của tàu thủy khi xuôi dòng là:x +4 (km/h), khi ngược dòng là: x - 4 (km/h).
Thời gian tàu thủy xuôi dòng 80km là:
 (h), khi ngược dòng 80km là: (h).
+Vì thời gian cả đi lẫn về hết 8h20phút =8(h), nên ta có PT:
+=
=> 5x2 – 96x – 80 = 0
(x – 20)(5x+4) = 0
 x = 20(TMĐK) hoặc x = (Không TMĐK).
+Vậy vận tốc của thủy khi nước yên nặng là 20km/h.
4.Hướng dẫn về nhà:
Nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Nắm chắc cách làm các dạng bài tập trên.
 - Xem lại và làm lại các bài tập tương tự trong SGK và SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_toan_lop_8_hoc_ky_ii_tuan_25_nam_hoc_2009_20.doc