Giáo án Tự chọn Ngữ Văn lớp 8 - Tiết 21 đến 31

Giáo án Tự chọn Ngữ Văn lớp 8 - Tiết 21 đến 31

Chủ đề 2

Hệ thống hoá một số vấn đề về VHVN đầu thế kỉ XX

( giai đoạn 1900-1945)

1/ Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS có thể

 - Bước đầu nắm được những nét cơ bản về tình hình VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945

 - Thấy được hoàn cảnh xã hội mới đã chi phối để tạo ra nền VH hiện đại

2/ Chuẩn bị:

- GV : Tài liệu tham khảo: Cuốn “ Lịch sử VHVN đầu thế kỉ XX” ( giai đoạn 1900-1945); “ Văn học 8” (cũ)

- HS: Tìm hiểu về các tác giả thuộc giai đoạn văn học này ở chương trình Ngữ Văn lớp 7,8

3/ Phương pháp:

- Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở

4/ Tiến trình dạy học:

 4.1. ổn định tổ chức: KT sĩ số

4.2. KT bài cũ: - Em hãy cho biết cách viết đoạn mở bài trong bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.

 - Cách viết đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?

 

doc 44 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ Văn lớp 8 - Tiết 21 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 21
Ngày dạy:
Chủ đề 2
Hệ thống hoá một số vấn đề về VHVN đầu thế kỉ XX
( giai đoạn 1900-1945)
1/ Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS có thể
 - Bước đầu nắm được những nét cơ bản về tình hình VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
 - Thấy được hoàn cảnh xã hội mới đã chi phối để tạo ra nền VH hiện đại
2/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo: Cuốn “ Lịch sử VHVN đầu thế kỉ XX” ( giai đoạn 1900-1945); “ Văn học 8” (cũ)
- HS: Tìm hiểu về các tác giả thuộc giai đoạn văn học này ở chương trình Ngữ Văn lớp 7,8
3/ Phương pháp :
- Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
4/ Tiến trình dạy học:
 4.1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
4.2. KT bài cũ: - Em hãy cho biết cách viết đoạn mở bài trong bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Cách viết đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?
4.3. Bài mới
 - GV nêu ngắn gọn nội dung của tiết trước để chuyển tiếp nội dung bài
 - GV giơí thiệu bài
 + Về nội dung: giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ đề; tìm hiểu về tình hình xã hội, văn hoá, văn học của giai đoạn 1900-1945
 + Về hình thức: Tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu thông qua hình thức thuyết trình và vấn đáp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các thành phần của nền văn học dân tộc
 ? Qua việc học chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến nay, em thấy VHVN gồm mấy thành phần? Là những thành phần nào?
 ? ở chương trình Ngữ văn lớp 6,7 em đã được học những thể loại nào của phần văn học dân gian? Cho VD?
 ? Thành phần văn học viết ra đời vào thời gian nào ? gồm mấy loại chính?
 - Hãy kể tên một số văn bản đã học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 ộ GV chốt lại những ý chính
 Văn học VN gồm 2 thành phần: Văn học dân gian và văn học viết
 + Văn học dân gian ra đời sớm, từ khi chưa có chữ viết, gồm nhiều thể loại phong phú về nội dung và hình thức
 Văn học viết ra đời vào thế kỉ X, buổi đầu được viết bằng 2 thứ chữ chính là chữ Hán và chữ Nôm
 2, Tiến trình phát triển của văn học viết
 - GV cung cấp thông tin cho học sinh về tiến trình phát triển của thành phần VH viết
 Lịch sử VHVN từ thế kỉ X đến nay chia làm 3 thời kì lớn
 + Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
 + Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8- 1945
 + Từ sau cách mạng tháng 8 đến nay
 - GV lưu ý HS
 Trong quá trình học bộ môn Ngữ văn, các em không học theo tiến trình lịch sử mà theo hướng tích hợp giữa các phân môn nhất là việc học các văn bản thường theo thể loại của phần Tập làm văn. Vì vậy khi học 1 VB bất kì các em phải nắm được thời gian ra đời và bối cảnh lịch sử của thời kì đó.
I) Đặc điểm chung của Văn học VN
 1, Các thành phần của văn học VN
- Suy nghĩ, thảo luận phát biểu
VHVN gồm 2 thành phần: Văn học dân gian và văn học viết
- Trả lời
+ Các loại truyện dân gian như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn...
Ví dụ: Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên”, “ Bánh chưng, bánh giày”
Cổ tích: “ Sọ Dừa”, “ Thạch Sanh”...
Truyện cười: “ Treo biển” ...
Ngụ ngôn: Chân , Tay , Tai, Mắt, Miệng
+ Tục ngữ
Ví dụ: Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX
 Tục ngữ về con người và xã hội
+ Ca dao, dân ca
Ví dụ: Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước...
- Phát biểu
Ra đời vào thế kỉ X, gồm hai loại chính là văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm
- Ví dụ: “ Sau phút chia li” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm
“ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
- Tự ghi những ý chính vào vở
- Nghe và tự ghi những thông tin chín
- Nghe, ghi nhớ
4.4. Củng cố 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những điểm nổi bật trong quá trình phát triển 
 Văn học ở 2 chặng đường đã học 
4.5. Hướng Dẫn về nhà:
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của tiết học, nhất là phần lưu ý
 - Tự tìm hiểu về tình hình xã hội và văn hoá của giai đoạn này qua môn 
 Lịch sử và một số VB đã học 
5. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
Ngày soạn: Tiết 22
Ngày dạy:
Chủ đề 2
Hệ thống hoá một số vấn đề về VHVN đầu thế kỉ XX
( giai đoạn 1900-1945)
1/ Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS có thể
 - Bước đầu nắm được những nét cơ bản về tình hình VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
 - Thấy được hoàn cảnh xã hội mới đã chi phối để tạo ra nền VH hiện đại
2/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo: Cuốn “ Lịch sử VHVN đầu thế kỉ XX” ( giai đoạn 1900-1945); “ Văn học 8” (cũ)
- HS: Tìm hiểu về các tác giả thuộc giai đoạn văn học này ở chương trình Ngữ Văn lớp 7,8
3/ Phương pháp :
- Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
4/ Tiến trình dạy học:
 4.1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
4.2. KT bài cũ: - Em hãy cho biết cách viết đoạn mở bài trong bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Cách viết đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?
4.3. Bài mới
- GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - GV thuyết trình cho HS thấy được tình hình xã hội và văn hoá ( qua bài khái quát- sách Văn học lớp 8 cũ )
 a. Tình hình xã hội
 + Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp; giữa nông dân với phong kiến trở nên sâu sắc, quyết liệt
 + Cuối thế kỉ XIX, sau khi chiếm xong nước ta, TD Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, biến nước ta từ chế độ phong kiến thành chế độ TD nửa phong kiến
 + Sự thay đổi về xã hội đã kéo theo sự thay đổi về giai cấp: giai cấp phong kiến vẫn tồn tại nhưng mất địa vị thống trị XH; giai cấp tư sản ra đời nhưng bị TD Pháp kìm hãm, chèn ép; giai cấp công nhân xuất hiện gắn bó với lợi ích dân tộc và giàu khả năng cách mạng; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá; tầng lớp tiểu tư sản thành thị ngày một đông lên
 b. Tình hình văn hoá
 + Nền văn hoá phong kiến cổ truyền bị nền văn hoá tư sản hiện đại ( văn hoá Pháp) nhanh chóng lấn át
 + Chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ ( bỏ thi hương ở Bắc kì năm 1915, ở Trung kì năm 1918)
 + Tầng lớp trí thức tân học ( Tây học) thay thế tầng lớp Nho sĩ cũ, trở thành đội quân chủ lực làm nên bộ mặt văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
II) Hệ thống hoá một số vấn đề của văn học Việt Nam
 1, Tình hình xã hội, văn hoá
- Nghe và tự ghi những thông tin chính
- HS liên hệ với một số văn bản đã học như: “ Lão Hạc”- Nam Cao; “ Tức nước vỡ bờ”- trích “ Tắt đèn”- Ngô Tất Tố...
để thấy người nông dân đã bị bần cùng hoá như thế nào
4.4. Củng cố 
 - Tình hình xã hội và văn hoá ở nước ta thời kì này có gì thay đổi?
 Nêu những điểm mới chủ yếu?
4.5. Hướng Dẫn về nhà:
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của tiết học, suy nghĩ xem tình hình xã 
 hội và văn hoá có ảnh hưởng như thế nào dến tình hình văn học
 - Tự tìm đọc tài liệu để thấy được tình hình văn học ở giai đoạn này ( giờ 
 sau học tiếp)
5. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: Tiết 23
Ngày dạy:
Chủ đề 2
Hệ thống hoá một số vấn đề về VHVN đầu thế kỉ XX
( giai đoạn 1900-1945)
1/ Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS có thể
 - Bước đầu nắm được những nét cơ bản về tình hình VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
 - Thấy được hoàn cảnh xã hội mới đã chi phối để tạo ra nền VH hiện đại
2/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo: Cuốn “ Lịch sử VHVN đầu thế kỉ XX” ( giai đoạn 1900-1945); “ Văn học 8” (cũ)
- HS: Tìm hiểu về các tác giả thuộc giai đoạn văn học này ở chương trình Ngữ Văn lớp 7,8
3/ Phương pháp :
- Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
4/ Tiến trình dạy học:
 4.1. ổn định tổ chức: KT sĩ số
4.2. KT bài cũ: 
- Nêu những điểm cơ bản về tình hình xã hội VN giai đoạn 1900- 1945?
4.3. Bài mới
 - GV nêu ngắn gọn nội dung của tiết trước để chuyển tiếp nội dung bài 
 - GV giới thiệu chuyển tiếp vào bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - GV cung cấp tài liệu cho HS. Gọi 1 HS đọc mục này trong tài liệu
 - GV hướng dẫn HS tóm lược những nét chính ở mỗi chặng đường phát triển của văn học thời kì này
- 1 HS đọc tài liệu do GV cung cấp
- Thảo luận, phát biểu
- Các HS lần lượt trình bày những nét chính ở mỗi chặng đường sau khi đã nghe đọc ở tài liệu
- Nghe và tự ghi những thông tin chính
 - GV tổng kết lại
 ? Vì sao văn học thời kì này chưa có nhiều thành tựu?
 + Văn học chia làm 2 khu vực
 Văn học hợp pháp: Thơ văn của Tản Đà, Hồ Biểu Chánh
 VD: Bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”- Tản Đà; Truỵện “ Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh
 Văn học bất hợp pháp: văn học yêu nước và cách mạng ( thơ văn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh)
 + Về mặt hình thức: bộ phận văn học này vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại- HS liên hệ với những bài thơ sẽ được học của các tác giả đã nêu
- Tự ghi tóm tát những nét chính vào vở
- HS nhớ lại và kể
VB “ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu”- Ngữ văn 7
- HS phát hiện những tác giả tiêu biểu cho mỗi khuynh hướng
+ Khuynh hướng lãng mạn: Tản Đà
+ Khuynh hướng hiện thực: Phạm Duy Tốn...
+ Văn học bất hợp pháp: nảy sinh thêm dòng văn học yêu nước theo lối cách mạng dân tộc dân chủ mới( cách mạng vô sản) với những tác phẩm của Nguyễn ái Quốc có nội dung tiên tiến, hình thức hiện đại
 - GV yêu cầu HS kể tên một số tác phẩm đã học của Nguyễn ái Qúôc ở thời kì này
 + Văn học hợp pháp: nổi lên hai ngôi sao sáng ở lĩnh vực thơ ca là Tản Đà và Trần Tuấn Khải
 + ở chặng đường này có dấu hiệu phân chia hai khuynh hướng sáng tác theo kiểu lãng mạn và hiện thực
II) Hệ thống hoá một số vấn đề của văn học Việt Nam
 2- Tình hình văn học
a, Mấy nét về quá trình phát triển
+ Do hoàn cảnh thuộc địa
* Chặng đường thứ nhất: hai thập kỉ đầu thế kỉ XX
 + Là chặng đường mở đầu nên chưa có nhiều thành tựu
* Chặng đường thứ hai: những năm 20 của thế kỉ XX
 + Đây là chặng đường giao thời đã nghiêng về văn học hiện đại
4.4. Củng cố 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những điểm nổi bật trong quá trình phát triển 
 Văn học ở 2 chặng đường đã học 
 - Nêu những điểm nổi bật về quá trình phát triển của văn học Việt Nam
 qua 3 chặng đường đã tìm hiểu?
4.5. Hướng Dẫn về nhà:
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của 2 tiết học
 - Tự tìm đọc tài liệu nắm kĩ hơn tình hình văn học và các tác giả tiêu biểu 
 của các chặng đường phát triển này và tìm hiểu về đặc điểm chung của
 VHVN từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
5. Rút kinh nghi ... 4
Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần 
chú ý khi phân tích thơ trữ tình
A.Mục tiêu cần đạt:
HS nắm được những nội dung và kĩ năng cơ bản sau:
Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó.
Những lỗi cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình.
Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị:
 - GV : Tài liệu tham khảo
 - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm
C. Phương pháp :
 - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
D. Tiến trình dạy học:
 I ổn định tổ chức: KT sĩ số
 II. KT bài cũ: Những chú ý về từ ngữ và nghệ thuật khi phân tích thơ trữ tình?
 III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
VD :
Trên trời mây trắng như bông
 ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Vd :
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Vd : 
 Hôm qua còn theo anh
 Đi trên đường quốc lộ
 Hôm nay đã chặt cành
 Đắp cho người dưới mộ
 Hôm qua, hôm nay không phảI là ngày nào, tháng nào mà là sự việc diễn ra nhanh, bất ngờ khiến ta bàng hoàng xúc động.
- Thời gian nghệ thuật mang tính tượng trưng:
 + ngày mai: tượng trưng cho tương lai
 + Hoàng hôn, chiều tà : tượng trưng cho sự tàn lụi, sự kết thúc, buồn bã.
 + Bình minh, rạng đông : tượng trưng cho cái đang lên, rạng rỡ tươi sáng.
 + Mùa xuân: tượng trưng cho tuổi trẻ sức sống, giàu sinh lực.
 + Chiếc lá ngô đồng rụng xuống ấy là tượng trưng cho mùa thu.
 + Tiếng kêu khắc khoải của chim Cuốc báo hiệu mùa hè về.
HS nêu yêu cầu của bài tập 3
HS làm bài GV sửa 
GV chốt ý
Gợi ý
Ngắt nhịp chính xác:
- Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối
( Xuân Diệu)
- Càng nhìn ta/ lại càng say
( Tố Hữu)
- Non cao tuổi/ vẫn chưa già
( Tản Đà )
- Sau lưng/ thềm/ nắng/ lá/ rơi đầy
( nguyễn Đình Thi)
II/ Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình:
1/ Nhịp thơ:
2/ Vần thơ:
3/ Từ ngữ và các biện pháp tu từ:
4/ Không gian và thời gian trong thơ:
a/ Không gian trong thơ trữ tình:
Là nơi tác giả - cái Tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình trước mọi người và đất trời.
- Từ ngữ thể hiện không gian
- Không gian gắn với địa điểm chỉ nơi chốn
- Đọc TPVH chú ý nhà văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung gì sâu sắc.
b/ Thời gian nghệ thuật:
- Thời gian trong cuộc đời là thời gian tuần tự.
- Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian tâm lý, không trùng khiết với thời gian ngoài đời.
II. Luyện tập:
Bài tập 3:
 Những câu thơ sau đều có ít nhất hai cách đọc. Cách nào cũng thấy có vẻ đúng, nhưng nghĩ kĩ thì sẽ có một cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho chính xác.
 - Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối
 ( Xuân Diệu
 - Càng nhìn ta lại càng say
 ( Tố Hữu) 
 - Non cao tuổi vẫn chưa già
 ( Tản Đà
 - Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
 ( nguyễn Đình Thi)
IV. Củng cố 
 - Thời gian và không gian nghệ thuât trong thơ có vai trò gì?
V. Hướng Dẫn về nhà:
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của tiết học
 - Hoàn thành các bài tập trong SGK
 - Tự tìm đọc tài liệu nắm kĩ hơn về dấu câu
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------&&&-------------------------
Ngày soạn: Tiết 30
Ngày dạy:
Chủ đề 4
Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần 
chú ý khi phân tích thơ trữ tình
A.Mục tiêu cần đạt:
HS nắm được những nội dung và kĩ năng cơ bản sau:
Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó.
Những lỗi cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình.
Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị:
 - GV : Tài liệu tham khảo
 - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm
C. Phương pháp :
 - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
D. Tiến trình dạy học:
 I ổn định tổ chức: KT sĩ số
 II. KT bài cũ: - Thời gian và không gian nghệ thuât trong thơ có vai trò gì?
 III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2/ Có chú ý đến các hình thức nghệ thuật nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung ( Thường là gần kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng).
3/ Suy diễn một cách máy móc, gượng ép, phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nghĩa là nêu lên các nội dung, tư tưởng không có trong bài thơ, phát hiện sai các hình thức nghệ thuật hoặc “ bắt ép” các hình thức nghệ thuật này phảI có vai trò,tác dụng nào đó trong khi chúng chỉ là những hình thức bình thường
HS nêu yêu cầu của bài tập 4
HS làm bài GV sửa 
GV chốt ý
HS nêu yêu cầu của bài tập 5
HS làm bài GV sửa 
GV chốt ý
Biện pháp so sánh: nhà thơ đã so sánh độ trong, đục, độ nhanh, chậm của âm thanh tiếng đàn với những sự vật, hiện tượng của tự nhiên vừa cụ thể sinh động vừa chính xác góp phần làm nổi bật tài năng của Thuý kiều
Biện pháp tu từ: điệp ngữ khẳng định, nhấn mạnh ý chí, niềm tin của tác giả về sự thống nhất tổ quốc.
II/ Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình:
III/ Một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình:
 1/ Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ là diễn xuôI nội dung bài thơ.
II. Luyện tập:
Bài tập 4:
Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
( nguyễn Khuyến)
Chữa “kìa” trong câu thơ cho ta thấy Nguyễn Khuyến như đứng tách ra khỏi cáI hội Tây ồn ào đầy những trò nhăng nhít do bọn thực dân bày ra mà quan sát, và ngẫm nghĩ, mà căm giận, mà đau đớn, chua xót.
Bài tập 5:
a/ Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thổi ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
( Nguyễn Du)
b/
“ Ta đi tới không thể gì chia cắt
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam”
IV. Củng cố 
 - Một số lỗi cần tránh khi phân tích tác phẩn trữ tình?	
V. Hướng Dẫn về nhà:
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của tiết học
 - Hoàn thành các bài tập trong SGK
 - Tự tìm đọc tài liệu nắm kĩ hơn về dấu câu
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------&&&-------------------------
Ngày soạn: Tiết 31
Ngày dạy:
Chủ đề 4
Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần 
chú ý khi phân tích thơ trữ tình
A.Mục tiêu cần đạt:
HS nắm được những nội dung và kĩ năng cơ bản sau:
Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình và những điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó.
Những lỗi cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình.
Biết vận dụng những hiểu biết có được từ bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình.
B. Chuẩn bị:
 - GV : Tài liệu tham khảo
 - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm
C. Phương pháp :
 - Thảo luận nhóm nêu vấn đề, gợi mở
D. Tiến trình dạy học:
 I ổn định tổ chức: KT sĩ số
 II. KT bài cũ: - Một số lỗi cần tránh khi phân tích tác phẩn trữ tình?	
 III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khi phân tích tác phẩm trữ tình cần chú ý điều gì?
Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt, cần chú ý để phân tích, chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung
Khi đọc cũng như phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn
Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung.
Tránh phân tích tràn lan ( yếu tố nào cũng phân tích); tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật.
II/ Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình:
III/ Một số lỗi cần tránh khi phân tích thơ trữ tình:
V/ Một số điểm cần lưu ý:
Thơ có thể có vần, có thể không có vần. Bình thường mỗi đoạn thơ có một vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau.
Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng chỉ một hoặc một phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt.
Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo khi viết, mà còn dùng để ngắt nhịp, làm tăng sức biểu cảm cho thơ.
Trong một bài thơ, câu thơ, không phải chữ nào cũng hay, cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cáI hay, cáI đẹp của chúng. Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được.
II.Luyện tập:
Tìm hiểu các yếu tố hình thức nghệ thuật của một bài thơ trọn vẹn
GV chọn 1 trong 2 bài sau:
1/ Thu điếu ( Nguyễn khuyến)
2/Khi con tu hú ( Tố Hữu )
IV. Củng cố 
 - Thế nào là thơ trữ tình? Kể tên các tác phẩm thơ trữ tình đã học?
V. Hướng Dẫn về nhà:
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của tiết học
 - Hoàn thành các bài tập trong SGK
 - Tự tìm đọc tài liệu nắm kĩ hơn về dấu câu
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------&&&-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon 8 theo chu dechu de 2.doc