Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9 – Tuần 22 - GV Lê Thị Mai

Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9 – Tuần 22 - GV Lê Thị Mai

Tiết 41:

Chủ đề 1 (tiếp):

Văn bản thuyết minh.

(Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Nắm vững vai trò của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật khi viết bài về văn bản thuyết minh.

B. Nội dung:

I. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:

1. Biện pháp nghệ thuật thông thường:

- Cho sự vật tự thuật về mình.

- Sáng tạo ra một câu chuyện nào đó.

- Phỏng vấn một sự vật, hiện tượng nào đó (bằng nghệ thuật nhân hoá)

- Tổ chức đi thăm một nhà sưu tầm sự vật, đồ vật nào đó.

Lưu ý: Trong lời tự thuật (thực chất là tự thuyết minh) một sự vật nào đó, vẫn phải sử dụng các phương pháp thuyết minh.

VD: Để cái kéo tự tự thuật về mình vẫn phải đảm bảo: kéo là dụng cụ ntn? họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại không? Mỗi loại có cấu tạo, công dụng ntn? Cách bảo quản ra sao?.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ Văn 9 – Tuần 22 - GV Lê Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
Tiết 41:
Chủ đề 1 (tiếp): 
Văn bản thuyết minh.
(Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm vững vai trò của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật khi viết bài về văn bản thuyết minh.
B. Nội dung:
Hoạt động của thầy - trò
Kết quả cần đạt
? Nêu một số biện pháp nghệ thuật thông thường trong văn bản thuyết minh?
? Cho VD.
? Tác dụng và yêu cầu của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
? Muốn làm bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật cần rèn luyện kĩ năng gì?
I. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
1. Biện pháp nghệ thuật thông thường:
- Cho sự vật tự thuật về mình.
- Sáng tạo ra một câu chuyện nào đó.
- Phỏng vấn một sự vật, hiện tượng nào đó (bằng nghệ thuật nhân hoá)
- Tổ chức đi thăm một nhà sưu tầm sự vật, đồ vật nào đó...
Lưu ý: Trong lời tự thuật (thực chất là tự thuyết minh) một sự vật nào đó, vẫn phải sử dụng các phương pháp thuyết minh.
VD: Để cái kéo tự tự thuật về mình vẫn phải đảm bảo: kéo là dụng cụ ntn? họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại không? Mỗi loại có cấu tạo, công dụng ntn? Cách bảo quản ra sao?...
2. Tác dụng và yêu cầu:
- Để bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn, bớt khô khan người viết có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, so sánh hoặc các hình thức vè, diễn ca...
Lưu ý: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng cần thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cụ thể, gây hứng thú cho người đọc, nhưng không làm lu mờ đối tượng thuyết minh, bài viết vẫn phải giữ được các tri thức khách quan, chính xác về đối tượng cần thuyết minh.
+ Chỉ vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào các bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức hoặc các bài có tính chất văn học.
3. Các kĩ năng làm bài:
- Xác định đối tượng cần thuyết minh.
- Xét xem có sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài viết được không.
- Chọn hình thức thể hiện.
- Lập dàn ý chi tiết.
- Tập viết từng phần, viết cả bài.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
 Đọc văn bản sau:
 “Mấy con Sóc nhỏ rủ nhau tổ chức một cuộc thi tài. Chúng đem một miếng vải đỏ treo lên một cành cây thông cao nhất, cách mặt đất đến 100m. Ai đến lấy được mảnh vải đỏ trước thì sẽ thắng và được ăn hết tất cả quả thông đã hái để ở trong làn dưới gốc cây.
- Bắt đầu!
 Khi mấy con Sóc nhỏ đang định leo lên cây, thì bỗng có một bóng đen bay tới rồi vọt lên ngọn cây thông, lấy xuống miếng vải đỏ.
- Ha ha...! Tôi thắng rồi nhé! Các quả thông đã thuộc về tôi!
- Anh là ai? Làm sao lại quấy rối chúng tôi. – Lũ Só nhỏ thét toáng lên.
- Tôi ư? Tôi là Sóc, nhưng hơi khác các bạn là hai bên thân thể tôi có màng nên có thể bay lượn được. Tôi tới đây là muốn kết bạn. Tôi sẽ mang phân của tôi làm “lễ vật” tặng cho các bạn.
 Lũ Sóc Nhỏ nghe vậy tức lắm! Lại có kẻ đem phân thải ra tặng người khác! Chúng vớ những quả thông ném tới tấp vào Sóc Biết Bay!
- Các con làm gì thế? – Khi đó Sóc mẹ về kịp, hỏi rõ ngọn ngành xong, liền nghiêm khắc với lũ Sóc Nhỏ:
- Các con chưa hiểu gì mà đã đánh bạn thế à! Phân của Sóc biết bay là một loại đông dược quý giá, gọi là “ngũ linh”, tốt cho việc lưu thông máu, giảm đau, tiêu đờm... Sóc biết bay có lòng tốt muốn tặng thứ “lễ vật” quý giá ấy cho các con đấy”.
a) Chọn đầu đề đúng và hay nhất cho văn bản trên theo gợi ý. Giải thích việc lựa chọn đó.
A. Giải oan cho Sóc Biết Bay.
B. Sự hiểu lầm giữa các bạn Sóc.
C. “Ngũ linh” – một loại đông dược quý.
D. Một kiến thứca cần biết về loài Sóc Biết Bay.
b) Vì ghi vội nên bạn HS viết văn bản trên thành một mạch liên tục. Hãy giúp bạn ấy phân chia các phần một cách hợp lí. Nêu cơ sở của sự phân chia ấy. Đặt tiêu đề ngắn gọn cho từng phần.
c) Văn bản trên là văn bản thuyết minh hay văn bản tự sự? hãy đưa ra các lí lẽ để bảo vệ ý kiến của em?
d) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng.
* Hướng dẫn:
a) A.
b) 3 phần:
- Mở bài: ... “gốc cây”
- Thân bài: ... “ném tới tấp vào sóc biết bay”
- Kết bài: Còn lại.
(Dựa vào trình tự thời gian và dựa vào bố cục của một văn bản)
c) Văn bản thuyết minh về loài sóc biết bay mà phân của loài sóc này là một dược liệu rất tốt... Văn bản thuyết minh có vận dụng nghệ thuật nhân hoá và kể chuyện để hấp dẫn các bạn nhỏ.
Bài tập 2: Hãy tạo ra một văn bản thuyết minh về sóc biết bay nhưng đóng vai sóc mẹ kể lại chuyện trên.
C. Củng cố, dặn dò:
- HS làm hoàn chỉnh bài tập.
- Tiếp tục ôn tập về văn bản thuyết minh.
* Rút kinh nghiệm:
----------------------- *** ---------------------
 Ngày soạn: 10/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
Tiết42:
Chủ đề 1 (tiếp): 
Văn bản thuyết minh.
(Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh)
A/ Mục tiêu:
- Nắm vững vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. Nội dung:
Hoạt động của thầy - trò
Kết quả cần đạt
? Khi nào có thể sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? 
? Miêu tả có vai trò gì trong VBTM?
? Cho VD về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM?
VD: Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về con trâu trong đời sống Việt Nam thì khi làm bài có thể vận dụng yếu tố miêu tả một con trâu cụ thể, riêng biệt. Miêu tả ở bài văn thuyết minh này chỉ dừng lại ở các chi tiết: đầu, sừng, đuôi, da, thân... của trâu để thuyết minh.
+ Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” ta cũng cần hiểu phương pháp miêu tả tương tự như đã nêu với đề bài trên.
I. Lí thuyết:
1. Miêu tả trong văn thuyết minh:
- Khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, trường học, các nhân vật... cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng được hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.
2. Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh:
- Miêu tả nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học.
* Lưu ý: Miêu tả ở đây là cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Lạm dụng miêu tả sẽ làm lu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài.
II. Luyện tập:
* Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
* Yêu cầu: - Lập dàn bài cho đề bài trên.
- Viết đoạn văn thuyết minh một đặc điểm của chiếc nón lá trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả.
* Cho lập dàn ý sau:
1. Mở bài: Nón lá là một vật dùng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam.
2. Thân bài: 
- Tác dụng của nón:
+ Nón dùng để che mưa, che nắng, rất tiện lợi trong cuộc sống.
+ Chiếc nón lá tôn thêm nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ.
- Cấu tạo của nón:
+ Nón bắc ngày xưa tròn phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao. Sao này, nón được thay đổi hình dáng, có hình chóp nhọn và phổ biến.
+ Định hình cho nón là khung nón gồm nhiều vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn.
+ Phủ bên ngoài khung là lớp lá nón, được làm bằng lá gồi, lá cọ hoặc lá nõn...
+ Quai nón có tác dụng giữ cho nón được cân bằng và chắc.
- Cách làm nón:
+ Chọn tre cật chẻ thật nhỏ, thật mượt, kết thành nhiều vành lớn nhỏ khác nhau, cố định khung nón theo hình chóp nhọn.
+ Lá npón được phơi khô, là phẳng, nhẹ và trắng nõn, xếp đều từng lớp một lên khung nón và khâu bằng những sợi móc, sợi dừa hoặc sợi cước trong suốt, mảnh mà chắc. Khâu nón bao giờ cũng khâu từ đỉnh trước rồi mới khâu xuống các vành nón. Đường khâu phải đều đặn, tỉ mỉ, kín đáo.
+ Lòng nón thường được trang trí hoa văn đệp mắt, hoặc kết chỉ màu, hoặc thêu hình giữa hai lớp lá mỏng (hình chạm trổ, dân gian, hình hoa lá cỏ cây kèm theo vài câu thơ...)
+ Việc cuối cùng là buộc quai nón. Quai thao của nón bắc là một sợi dây dệt bằng tơ, hai đầu có dây tua mềm mại. Quai nón Huế, nón làng chuông được làm bằng những dải lụa màu.
3. Kết bài: Nón lá là nét đẹp tinh tế mang bản sắc độc đáo của văn hoá Việt Nam, cần được giữ gìn và lưu truyền.
* Dàn ý trên đã đầy đủ chưa, cần bổ sung gì không? Hãy trình bày lại cho hoàn chỉnh.
C. Củng cố, dặn dò:
- HS làm hoàn chỉnh bài tập.
- Tiếp tục ôn tập về văn bản thuyết minh.
* Rút kinh nghiệm:
----------------------- *** ---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTCV9-T22.doc