ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinhnắm được các đề văn thuyết minh dưới nhiều kiểu cấu trúc câu diễn đạt khác nhau, nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh có đầy đủ bố cục ba phần và yêu cầu làm bài trong từng phần.
-Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao.
II.Chuẩn bị:
-Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
-Học sinh :Ôn bài.
III.Tiến trình dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:Kể tên các phương pháp thuyết minh?
Tuần 13 Lớp dạy: TC ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinhnắm được các đề văn thuyết minh dưới nhiều kiểu cấu trúc câu diễn đạt khác nhau, nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh có đầy đủ bố cục ba phần và yêu cầu làm bài trong từng phần. -Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao. II.Chuẩn bị: -Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. -Học sinh :Ôn bài. III.Tiến trình dạy và học: 1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ:Kể tên các phương pháp thuyết minh? 3.Bài ôn: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Đề văn thuyết minh là gì? -Đối tượng được đề cập đến trong văn thuyết minh? -Có mấy dạng đề văn thuyết minh?Cho ví dụ? -Có thể quy các đề văn thuyết minh vào các nhóm nào? -Trước khi làm bài văn thuyết minh,cần phải làm gì? -Ngôn ngữ trong văn bản phải đảm bảo yêu cầu nào? -Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần? GV: -Hãy xác định dàn ý chi tiết . 1/Đề văn thuyết minh: -Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày các tri thức về chúng. -Đối tượng dược đề cập đến trong bài văn thuyết minh rất rộng vì lĩnh vực nào trong đời sống cũng có rất nhiều đối tượng cần được giới thiệu. -Có hai dạng đề: +Dạng đề có cấu trúc đầy đủ: VD:Thuyết minh về một lọ hoa, đĩa hoa em đã cắm để tặng mẹ nhân ngày QT Phụ nữ 8/3. -Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập dến đối tượng được thuyết minh. VD: Thuyết minh về mọt gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam? -Các nhóm đề văn thuyết minh: +Thuyết minh về người. +Thuyết minh về đồ dùng gia đình. +Thuyết minh về vật dụng cá nhân. +Thuyết minh về phong tục tập quán. +Thuyết minh về món ăn. +Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. +Thuyết minh về loài hoa,loài cây. +Thuyết minh về vật nuôi. +Thuyết minh về tác phẩm văn học 2.Cách làm bài văn thuyết minh: -Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rõ yêu cầu của đề.Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp. +Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chính xác cao,dễ hiểu. -Bố cục: Gồm ba phần: +MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. +TB: Gồm có nhiều ý,sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trình bày đặc điểm,cấu tạo,lợi ích của đối tượng +KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng. II.Thực hành: Đề bài: Thuyết minh Cây bút bi 4.Củng cố-dặn dò: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài -Xem lại bài . Tuần 14 TC CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ DỒ DÙNG I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về chiếc nón lá. -Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng. II.Chuẩn bị: -Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. -Học sinh :Ôn bài. III.Tiến trình dạy và học: 1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài ôn: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học -Muốn làm được bài văn thuyết minh về đồ dùng,ta phải làm như thế nào? -Nêu bố cục của văn bản thuyết minh? -Xác định thể loại của đề? -Xác định về nội dung? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài. -Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào? -Lần lượt giới thiệu những nội dung nào? -Phần kết bài nêu như thế nào? I.Lý thuyết: 1.Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng,trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo,tính năng, tác dụng,cơ chế hoạt động của đồ dùng đó. -Khi trình bày,cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó,sao cho người đọc hiểu. 2.Bố cục: Ba phần: -MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. -TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh: +Nguồn gốc. +Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng. +Phân loại . +Tác dụng-ý nghĩa. +Cách bảo quản,sử dụng(nếu có) -KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh. II>Bài tập thực hành: Đề 1:Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Tìm hiểu đề: -Thể loại:Thuýêt minh. -Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam. Dàn ý: *MB: Chiếc nón lá Việt Nam góp phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp và đặc biệt cho người phụ nữ Việt Nam. *T B: -Nguồn gốc:Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nắng lắm,mưa nhiều. -Hình dáng: Nón có hình chóp nhọn. -Nguyên liệu: Chủ yếu làm bằng lá cọ. -Phải chọn lá vừa tuổi,về phải phơi nắng hoặc sây khô lá bằng than củi,cắt bớt đầu đuôi để độ dài còn khoảng 50cm.Người thợ còn phải làm vành nón-vành dưới cùng to,dậm hơn,càng lên cao càng nhỏ. -Khi đã có lá,vành, người thợ bắt đầu khâu nón. Vết khâu phải đều và thẳng hàng. Nón khâu xong được đính thêm cái “xoài” kết bằng chỉ tơ cho bền và đẹp. -Lòng nón được trang trí thêm hoa văn hình hoa lá cỏ cây kèm theo mấy câu thơ đặc sắc. -Những nơi làm nón:Làng Chuông, Huế, Quảng Bình. -Tác dụng của nón: +Nón giúp con người che nắng mưa. +Nón có thể làm quà để tặng nhau, nón cũng có thể được dùng để múa nhằm tôn thêm vẻ duyên dáng +Nón đi vào thơ ca, nhạc,họa *KB: Nêu suy nghĩ của em về chiếc nón lá. Chiếc nón lá được coi như một di sản văn hoá bền vững.Chiếc nón vẫn là nét đặc trưng riêng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh tế với người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tọc Việt Nam. 4.Củng cố-dặn dò: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài -Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở.
Tài liệu đính kèm: