Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 30

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 30

 Buổi 1

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tự sự

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Lão Hạc” của Nam Cao.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: ? Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? (Nêu dàn ý)

2. Ôn tập:

1. Bài tập 1

 * Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Lão Hạc ” và khái quát tình cảnh của người nông dân

b. Thân bài:

 I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.

 1. Lão Hạc

 *. Nỗi khổ về vật chất

 Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

 

docx 55 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2009
Dạy14/10/2009
 Buổi 1
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tự sự
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Lão Hạc” của Nam Cao.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Câu 1
 Đề: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng?
 Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
1. Bài tập 1
 * Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Lão Hạc ” và khái quát tình cảnh của người nông dân
b. Thân bài: 
 I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng. 
	1. Lão Hạc
	*. Nỗi khổ về vật chất 
	Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.
	*. Nỗi khổ về tinh thần.
	Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng 
	Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã không có lối thoát
2. Con trai lão Hạc
Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.
	Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân, truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu 
II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân
	1. Lòng nhân hậu 
	Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút: lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bằng bát như nhà giàu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.
	Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo mong được dịu bớt nỗi đau dằng xé trong tâm can.
	Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.
2. Tình yêu thương sâu nặng 
Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão. Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng giải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình 
Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.
Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao. 
3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả
Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giàu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.
III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời: 
Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .
c. Kết bài:
Khái quát về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân. Cảm nghĩ của bản thân. 
* Viết bài
a. Mở bài:
Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930 – 1945. Truyện không những tố khổ người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảmm thông và mến phục.
 b. Thân bài:
c. Kết bài: 
- Có thể nói LH là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão là người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Hoàn cảnh của lão phải bán chó thâm chí phải tự kết liễu đời mình vì quá túng quẫn cơ cực. Dù trong hoàn cảnh nào lão vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông đân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng. 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập Văn bản tự sự
Ngày soạn: 18/10/2009
Dạy: 21/10/2009
Buổi 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về trợ từ, thán từ.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ca 1
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? VD?
? Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các VD sau?
Đề bài: người ấy sống mãi trong lòng tôi
G: H/d lập dàn ý
 Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
1. Bài tập 1
*Từ tượng hình gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người
*Từ tượng thanh gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người
*Công dụng: gợi được h/a âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao.
- Các từ tượng hình tượng thanh là soàn soạt, ha hả,
 hì hì, hô hố, hơ hớ, bịch, bốp
- Các từ tượng hình: Lò dò, khật khưỡng,ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu. rón rén, lẻo khẻo,chỏng quèo.
VD:
a) Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
b) Dôc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
c) Thân gầy guộc lá mong manh
 Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
d) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
 Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
2. Bài tập 2
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về người ấy và cảm xúc của mình đối với người ấy.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về người ấy: hình dáng, tính nết.
- Kể về kỉ niệm sâu sắc giữa mình và người ấy.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân).
* Viết bài
a. Mở bài:
Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những ngày tháng thật êm đềm. Tuổi thơ tôi cũng vậy, nhưng sao mà mỗi lần nhắc đến, lòng tôi lại rung động và xót xa vô cùng. Phải chăng... điều đó đã vô tình khơi đậy trong tôi những cả xúc yêu thương mãnh liệt, da diết về người. Đó không ai khác ngoài nội.
b. Thân bài:
 Nội sinh ra và lớn lên khi đất nước còn trong chiến tranh lửa đạn. Do đó như bao người cùng cảnh ngộ, nội hoàn toàn "mù chữ". Đã bao lần, nội nhìn từng dòng chữ, từng con số với một sự thơ dại, nội coi đó như một phép màu của sự sống và khát khao được cầm bút viết chúng, được đọc, được đánh vần. Thế rồi điều bà thốt ra lại đi ngược lại những gì tôi kể: "Bà già cả rồi, giờ chẳng làm chẳng học được gì nữa đâu, chỉ mong sao cháu bà được học hành đến nơi đến chốn. Gía như bà có thêm sức khoẻ để được chứng kiến cảnh cô cháu bé bỏng hôm nào được đi học nhỉ?..." Một ước muốn cỏn con như thế, vậy mà bà cũng không có được!
 Lên năm tuổi, bà tôi qua đời. Đó quả là một mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi. Bà đi đẻ lại trong tôi ba xúc cảm không nói được thành lời. Để rồi hôm nay, những xúc cảm đó như những ngọn sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng.
 Nội là người đàn bà phúc hậu. Nội trở nên thật đặc biệt trong tôi với vai trò là người kể chuyện cổ tích đêm đêm. Tôi nhớ bà kể rất nhiều chuyện cổ tích. Hình như bà có cả một kho tàng chuyện cổ tích, bà lấy đâu ra nhiều chuyện thú vị và kì diệu đến thế nhỉ??? Cũng giống như chú bé A-li-ô-sa, tuổi thơ của tôi đã được sưởi ấm bằng thứ câu chuyện cổ tích ấy. Tôi lớn lên nhờ chuyện cổ tích, nhờ cả bà. Bà là người đàn bà tài giỏi, đảm đang. Bà thông thạo mọi chuyện trong nhà ngoài xóm. Bà thành thạo trong mọi viêc: việc nội trợ,... đến việc coi sóc tôi. Bà làm tất cả chỉ với đôi bàn tay chai sạn. Hình ảnh của bà đôi khi cứ hiện về trong kí ức tôi, trong những giấc mơ như là một bà tiên.
 Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá... và thêm cả trò chơi đu quay "sở trường". " Pằng! Pằng! Pằng!" Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo." Bay lên nào! Hạ xuống thôi!... Bùm bùm chéo!..." Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
c. Kết bài:
... Mới đó mà đã hơ ... 
 ''Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
 Song hào kiệt đời nào cũng có''.
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, qua bao thăng trầm của lịch sử, nước ta đã có bao những vị anh hùng, những vị vua anh minh và có cả tàn bạo, trong số những vị minh quân, những anh hùng thời đại ta không thể không nhắc tới những vị như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, bởi họ là những vị lãnh đạo anh minh, luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
(hoặc mở bài bằng phương pháp đặt câu hỏi)
b) Thân bài:
- Tại sao họ được lưu danh thiên cổ ? Phải chăng họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay còn vì lí do gì khiến họ thu phục nhân tâm đến như vậy ? Hai tác phẩm ... được nhân dân ta biết đến bởi người viết đã xuất phát từ lòng yêu thương con người.
- ''Chiếu dời đô'': Lí Công Uẩn biên soạn để thể hiện tư tưởng muốn rời kinh đô.
+ Việc dời đô là vất vả, to lớn, tốn kém, rắc rối; nếu muốn sống yên thân thì vua không làm như vậy. Nhưng kinh đô ở nơi trung tâm trời đất, thế mạnh, binh hùng không sợ ngoại xâm, dân sẽ được hưởng thái bình vua đã không quản ngại viết ''Thiên đô chiếu''
+ Ông đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục lòng người: như nhà Thương, nhà Chu; 2 triều Đinh, Lê không theo dấu cũ nên triều đại không được lâu bền. Bằng nhãn quan tinh tường, Lí Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô để dân được cuộc sống yên ổn, thái bình thương dân, lo cho dân, văn bản là bài ca yêu nước. Lí Công Uẩn là người nhìn xa trông rộng.
+ Lời lẽ kết hợp hài hoà giữa lí và tình: sức thuyết phục qua dẫn chứng cụ thể, tình được thể hiện ở việc không tự quyết định mà hỏi han, bộc lộ nỗi lòng ''trẫm rất đau xót về việc đó'', ''Trẫm muốn dựa .. nghĩ thế nào ?'' Lí Công Uẩn thấu tình, đạt lí, yêu dân như con.
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
+ Là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc và sức thuyết phục.
+ Văn bản thể hiện lòng căm thù giặc tột cùng, khơi dậy sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên kiên quyết, mạnh mẽ, không chụ lùi bước trước kẻ thù.
+ Quan tâm, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã kể tội của giặc để khích lệ lòng căm thù giặc.
+ P2 , động viên tinh thần luyện tập đánh giặc, nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc.
+ Kết hợp chặt chẽ lí và tình: tấm lòng của vị chủ soái khi căm thù giặc, khi chăm lo cơ sở vật chất và tinh thần cho binh sĩ, vẽ ra 2 viễn cảnh khi nước mất nhà tan và khi ca khúc khải hoàn chiến thắng minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ.
* 2 triều đại, 2 trái tim lúc nào cũng hướng về tương lai tốt đẹp của nhân dân, trong thâm tâm họ lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao cho dân giàu nước mạnh; chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của muôn dân được đặt lên hàng đầu.
c) Kết bài:
- Tuy 2 tác phẩm được viết trong 2 thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng; chăm lo ... đó chính là yếu tố quan trọng nhất để 2 tác phẩm sống mãi với thời gian. ''Chiếu dời đô'' và ;;Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho 2 tấm lòng cao cả, lớn lao của 2 vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước.
* Viết bài
a) Mở bài: Nguyễn Trãi đã từng viết:
 ''Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
 Song hào kiệt đời nào cũng có''.
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, qua bao thăng trầm của lịch sử, nước ta đã có bao những vị anh hùng, những vị vua anh minh và có cả tàn bạo, trong số những vị minh quân, những anh hùng thời đại ta không thể không nhắc tới những vị như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, bởi họ là những vị lãnh đạo anh minh, luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
(hoặc mở bài bằng phương pháp đặt câu hỏi)
b) Thân bài:
c) Kết bài:
- Tuy 2 tác phẩm được viết trong 2 thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng; chăm lo ... đó chính là yếu tố quan trọng nhất để 2 tác phẩm sống mãi với thời gian. ''Chiếu dời đô'' và ;;Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho 2 tấm lòng cao cả, lớn lao của 2 vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước.
* Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của bài Bàn luận về phép học
 - Ôn tập văn nghị luận
Tuần 29
Ngày soạn: 19/3/09
Ngày dạy: 
Buổi 29
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Bàn luận về phép học
- Ôn tập văn nghị luận
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đề bài: Qua bài Bàn luận về phép học em hiểu gì về phép học của Nguyễn Thiếp? Liên hệ thực tế?
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
1.Bài tập 1
* Tìm hiểu đề 
- Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: phép học của Nguyễn Thiếp trong bài Bàn luận về phép học. Liên hệ thực tế việc học hiện nay.
- Cách làm: phân tích các luận điểm trong đoạn trích. Lấy dẫn chứng thực tế.
*. Dàn ý
1. Mở bài
- Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu, có tấm lòng vì nước, vì dân. Bàn luận về phép học là một phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8/ 1791 bàn về 3 điều là quân đức; dân tâm và học pháp.
2. Thân bài
- Tác giả đã bày tỏ suy nghĩ của mình về việc học bằng câu châm ngôn: Ngọc không mài... không biết rõ đạo. Cách nêu bằng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nhưng lại nhấn mạnh bằng cách phủ định hai lần: không mài... không thành; không học.. không biết. Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu, làm tăng lên sức mạnh, thuyết phục. Tác giả cho rằng chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp. Do vậy học tập là một quy luật trong cuộc sống của con người.
- Tiếp theo tác giả giải thích khái niệm đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. “Đạo” là khái niệm vốn trừu tượng, phức tạp nhưng ở đây tác giả đã giải thích thật ngắn gọn rõ ràng. Kẻ đi học là học đạo, học luân thường đạo lí để làm người. Đạo học ngày trước lấy mục đích hình thành đạo đức, nhân cách con người. Đó là đạo tam cương, ngũ thường. Như vậy mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
- Tác giả đã soi vào thực tế đương thời để chỉ ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Học chuộng hình thức là học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không thực chất. Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều bổng lộc. Đó là lối học lệch lạc sai trái và đem đến hậu quả tai hại: chúa tầm thường, thần nịnh hót, không có thực chất nên không có người tài đức dẫn đến thảm hoạ nước mất nhà tan thật thảm khốc. Qua đó ta thấy tác giả xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính, coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp cho đất nước vững bền. Đó là thái độ đúng đắn và tích cực, cần phát huy. Tuy nhiên tác giả mới đề cập đến vấn đề đạo đức - đạo làm người, chưa đề cập đến việc học tri thức khoa học.
- Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tác giả đưa chủ trương phát triển sự học khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập. Theo tác giả có thể mở trường học ở phủ, huyện,các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều để mọi người tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Rộng ra ngày nay học ở trường lớp, ở thầy, ở bạn, ở thực tế cuộc sống ''Đi một ngày đàng ... ''; ''Học thầy ... ''. Việc học phải được phổ biến rộng khắp kết hợp hai hình thức trường công và trường tư.
 - Cách học phải theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, phải biết luân thường đạo lí: tam cương, ngũ thường. Việc học (nội dung học) phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng rồi nâng dần lên. Phương pháp học: từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược điều cơ bản, cốt yếu nhất học đi đôi với hành. Cách học kết hợp giữa rộng và sâu, diện và điểm, cốt nắm lấy kiến thức cơ bản. Học để làm, học kết hợp với hành. Đây là chủ trương đúng đắn và tiến bộ của tác giả ...
- Liên hệ thực tế truyền thống hiếu học của nhân dân ta: ''muốn sang ...''; ''bán tự vi sư ...''; nội dung học ''tiên học lễ ...'' học đạo đức trước và tri thức sau. Bác Hồ từng nói: ''người có tài ... vô dụng”. Nhà nước ta có chính sách khuyến học, mở nhiều trường lớp, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học (trường dân lập, bán công, công lập, ...)
- Từ cách học như vậy thì phép học có tác dụng, ý nghĩa: người tốt nhiều, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị mục đích học chân chính được đạt tới bằng cách học tích cực sẽ là cơ sở tạo ra người tài đức, cai trị quốc gia sẽ dễ dàng, nước nhà sẽ vững vàng, bình ổn. Học là để rèn luyện con người, phát triển hiền tài, yên dân định nước. Vì thế Nguyễn Thiếp mong được nhà vua xem xét, ban lệnh thực thi để đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, lòng người mới yên, đạo mới thịnh, xã hội mới ổn định phồn vinh, quốc gia hưng thịnh.
3. Kết bài
- Với lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu Bàn luận về phép học bàn về mục đích của việc học để thành người tốt đẹp cho đất nước vững bền. Việc học phải được phổ biến rộng khắp, có pp: học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Học đi đôi với hành là quan điểm tăng cường ý nghĩa ứng dụng và thực hành của môn học tránh lối học vẹt, lí thuyết xuông khi bắt tay vào công việc thì lúng túng, vụng về.
* Viết bài
1. Mở bài
- Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu, có tấm lòng vì nước, vì dân. Bàn luận về phép học là một phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8/ 1791 bàn về 3 điều là quân đức; dân tâm và học pháp.
2. Thân bài
3. Kết bài
- Với lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu Bàn luận về phép học bàn về mục đích của việc học để thành người tốt đẹp cho đất nước vững bền. Việc học phải được phổ biến rộng khắp, có pp: học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Học đi đôi với hành là quan điểm tăng cường ý nghĩa ứng dụng và thực hành của môn học tránh lối học vẹt, lí thuyết xuông khi bắt tay vào công việc thì lúng túng, vụng về.
* Đọc và sửa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức về bài Thuế máu, văn nghị luận
 - Giờ sau kiểm tra
TUầN 30
Ngày soạn: 22/3/09
Ngày dạy: 
Buổi 30
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Thuế máu
- Rèn kĩ năng văn nghị luận
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tu chon 8 Hay.docx