Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU

 TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

Tiết1: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :Qua bài học giúp học sinh củng cố lại các loại dấu câu đã học, cách sử dụng các loại dấu câu trong các trường hợp nói và viết cụ thể.

 Thấy được ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

2. Kỹ năng :Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.

3. Thái độ :Giáo dục học sinh biết cách dùng dấu câu hợp lí trong những ngữ cảnh nói, viết cụ thể.

 B. Chuẩn bị:

 + Giáo viên : Chuẩn bị tư liệu về chủ đề tự chọn , bảng phụ , soạn bài .

 + Học sinh : Ôn tập về dấu câu đã học .

 C. Phương pháp . Dùng bảng phụ, đàm thoại , vấn đáp , .

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Vai trò và tác dụng của dấu câu
 trong văn bản nghệ thuật
Tiết1: ôn tập về dấu câu
A.Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức :Qua bài học giúp học sinh củng cố lại các loại dấu câu đã học, cách sử dụng các loại dấu câu trong các trường hợp nói và viết cụ thể.
 Thấy được ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
Kỹ năng :Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Thái độ :Giáo dục học sinh biết cách dùng dấu câu hợp lí trong những ngữ cảnh nói, viết cụ thể.
 B. Chuẩn bị: 
 + Giáo viên : Chuẩn bị tư liệu về chủ đề tự chọn , bảng phụ , soạn bài .
 + Học sinh : Ôn tập về dấu câu đã học ..
 C. Phương pháp . Dùng bảng phụ, đàm thoại , vấn đáp , .
 D. Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức: 
 Ngày dạy : 2010. Lớp 8a1.	
	2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
 *Hoạt động 1. Ôn lý thuyết.
 + Mục tiêu : Ôn tập khái quát về các loại dấu câu đã học 
 + Phương pháp : Dùng kỹ thuật khăn phủ bàn
 + Thời gian : 10”
*I. Ôn tập về các loại dấu câu
- GV: Phát phiếu học tập kẻ sẵn mẫu
-HS: Thảo luận nhóm - điền vào bảng.
yêu cầu: Liệt kê các loại dấu câu, chức năng,
cho ví dụ từng loại.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chữa.
 * Hoạt động 2. Luyện tập .
 + Mục tiêu : Khắc sâu chức năng các dấu câu theo bảng tổng kết.
 + Phương pháp : Điền bảng tổng kết hoàn chỉnh .
 + Thời gian :20’
STT
Các loại dấu câu
Chức năng
ví dụ
1
2
 3
4
5
6
7
8
9
10
11
Dấu chấm (.)
Dấu chấm than (!)
Dấu chấm hỏi (?)
Dấu phẩy (,)
Dấu chấm lửng (...)
Dấu chấm phẩy (;)
Dấu gạch ngang(_)
Dấu ngang nối (-)
Dấu ngoặc đơn ( )
Dấu hai chấm (:)
Dấu ngoặc kép “ ” 
- Kết thúc câu trần thuật, miêu tả
- Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
- Kết thúc câu nghi vấn.	
- Đánh dấu ranh giới một số bộ phận trong câu.
- Đánh dấu bộ phận phụ với nòng cốt câu.
.......
- Dùng ở giữa câu, cuối câu, đầu câu để biểu thị một mục đích của người viết như:
 + tỏ ý chưa liệt kê hết.
 + thể hiện chỗ ngập ngừng hay ngắt quãng.
 + ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi( làm dãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm).
- Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu.
- Đặt trước những lời hội thoại.
- Đặt trước những bộ phận liệt kê.
- Đặt giữa các liên danh, liên số.
- Nối các âm tiết trong phiên âm nước ngoài.
- Biểu thị chỗ kéo dài của lời nói. 
- Dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích.
- Dùng để đánh dấu phần bổ sung giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm tờ báo, tập san, danh hiệu hay cụm từ mới tạo.
- Mây bay.
- Em hãy cố lên.
- Em học bài chưa?
- Tre, nứa, trúc, mai,
vầu đều xanh tốt.
- Trong vườn, các loại cây cam, xoài, na, mít... đều đã ra quả.
- Mát- xcơ- va
- Vâ-âng
Hoạt động 3 . Củng cố hướng dẫn về nhà .
 + Mục tiêu : Khái quát bài học , củng cố lý thuyết vận dụng làm bài tập.
 + Phương pháp : Vần đáp , đàm thoại 
 + Thời gian :5’ 
 4.Củng cố . 
	? Kể tên các loại dấu câu đã học.
	? Vai trò chức năng của các loại dấu câu đó.
 5.Hướng dẫn về nhà.
	- Học bài nắm chức năng của các loại dấu câu.
	- Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng các 
 loại dấu câu trên.
 Ngày tháng 8 năm 2010
 Kí duyệt
 Phạm Minh Thoan .
 Tuần 2 
 Tiết 2:	Ngày dạy: 	
 Thực hành về
 dấu câu trong văn bản nghệ thuật
A.Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức :Qua bài học giúp học sinh củng cố lại các loại dấu câu đã học, cách sử dụng các loại dấu câu trong các trường hợp nói và viết cụ thể.
Kỹ năng :Thấy được ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
Thái độ :Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Giáo dục học sinh biết cách dùng dấu câu hợp lí trong những ngữ cảnh nói, viết cụ thể.
B. Chuẩn bị: 
 + Giáo viên : Soạn bài , đọc tài liệu tham khảo , chuẩn bị bảng phụ , giấy troky .
 + Học sinh : Chuẩn bị làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên . 
C. Phương pháp :
 + Vấn đáp , đàm thoại , kỹ thuật góc , khăn phủ bàn .
D. Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức 	
 Ngày dạy ..2010. Lớp 8a1. 	
	2. Kiểm tra: ? Kể tên các loại dấu câu mà em biết và nêu chức năng 
 của dấu chấm? 
	 ? Đọc đoạn văn viết ở nhà.
	3. Bài mới: 
 * Hoạt động 1. Giới thiệu bài .1’
 GV : Giờ trước các em đã ôn tập về dấu câu , biết cách sử dụng các loại dấu câu đã học . Để hiểu được cách sử dụng các loại dấu câu . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ học cách sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật . 
 * Hoạt động 2 : Luyện tập . 
 + Mục tiêu : Giúp học sinh sử dụng dấu câu thích hợp trong văn bản nghệ thuật . 
 + Phương pháp : Đàm thoại , vấn đáp , thảo luận nhóm .
 + Thời gian : 20’
 GV : Gọi học sinh lên bảng điền dấu câu thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn văn , sau đó chữa cho học sinh . Học sinh tự chấm điểm các bạn ( đổi vở cho nhau )
 I.Bài tập.
 Bài 1: Đặt dấu câu vào dấu ngoặc đơn cho thích hợp.
Giời chớm hè(.) Cây cối um tùm(.) Cả làng thơm(.) 
Cá ơi(,) giúp tôi với(!) thương tôi với(!)
Nơi đây vừa hoang sơ vừa bí hiểm(;) lại vừa thanh thoát giàu chất thơ.
Chị Cốc liền quát lớn(:)
 (-) Mày nói gì(?)
 (-) Lạy chị(,) em nói gì đâu(!)
 Rồi Dế Choắt lủi vào(.)
 (-) Chối hả(?) Chối này(!) Chối này(!)
 Mỗi câu “ Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống(.)
 đ. Hôm đó(,) chú Tiến Lê(-) hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi(-) đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
 Bài 2: Điền dấu phẩy vào những vị trí hợp lí để có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau. Từ đó gọi học sinh rút ra vai trò, tác dụng của dấu câu trong văn bản. 
 * Phương pháp thực hiện: - Học sinh thảo luận nhóm để giải quyết bài tập và rút ra kết luận.
	 - Giáo viên gọi học sinh trả lời.
	 - Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
 a. Một đơn thuốc bác sĩ ghi như sau:
	- Uống thuốc này không được uống khác.
	- Uống cà phê không được cho đường.
 ? Theo em bệnh nhân sẽ thực hiện như thế nào.
 b.Một câu chuyện tiếu lâm Việt Nam: ( GV: kể chuyện)
 Một người vợ muốn li dị chồng vì không thể sống chung được nữa, chị ta bèn nhờ ông thầy đồ viết đơn hộ lên quan. người chồng không muốn li dị vợ nên đã hối lộ với viên quan . Viên quan phê vào lá đơn:
	Cho về nhà ở với chồng cũ không được lấy chồng mới.
 Ông thầy đồ khuyên người vợ cứ lấy chồng mới. Người chồng cũ bèn kiện lên quan.
Quan cho đòi chị vợ lên. Người vợ đưa theo ông thầy đồ. Thầy đồ nói:
 Bẩm quan: Người vợ đã làm đúng theo lời phê của quan đấy ạ. Sau đó thầy đồ giải thích, viên quan và người chồng không bắt bẻ gì được.
 ? Theo em thầy đồ đã lợi dụng sơ hở gì của viên quan.
 Bài 3: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu câu trong các câu văn sau:
 a. Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
 b. Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
 Hướng dẫn: a, Dấu phẩy đặt trong câu làm câu văn chậm, nhịp điệu giống như những vòng quay đều đặn, nhẫn nại của cái cối xay từ đó muốn diễn tả nỗi nhọc nhằn cơ cực của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.
	 b, Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ nhằm biểu hiện một tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác. 
 * Hoạt động 3. Tổng hợp 
 + Mục tiêu : Khái quát tổng hợp cách dùng dấu câu .
 + Phương pháp : Vấn đáp , đàm thoại , gợi mở , kỹ thuật khăn phủ bàn .
 + Thời gian : 10’
 ? Từ việc phân tích những bài tập trên em hãy rút ra vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
 II. Kết luận:
 - Dấu câu có vai trò quan trọng trong giao tiếp và viết văn. Nếu thiếu hoặc dùng sai dấu, câu sẽ mang nghĩa khác.
 - Dùng dấu câu hợp lí câu văn sẽ rõ ràng, mạch lạc, trong sáng.
 - Dấu câu được sử dụng như một phương tiện để thay đổi giọng điệu và sắc thái biểu cảm của câu văn.
 - Sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật còn là những sáng tạo đặc sắc thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ. 
 * Hoạt động 4. Tổng kết cách dùng dấu câu .
 + Mục tiêu : Củng cố khắc sâu công dụng các loại dấu câu 
 + Phương pháp : Vấn đáp , gợi mở 
 . Củng cố:
 ? Kể tên các loại dấu câu.
 ? Nêu vai trò tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
 . Hướng dẫn:
 - Về nhà ôn tập nắm công dụng chức năng của mỗi loại dấu câu.
 - Hãy tìm trong SGK, sách tham khảo những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ và phân tích vai trò, tác dụng của chúng.
 Ngày tháng 8 năm 2010
 Kí duyệ
 Phạm Minh Thoan
Tuần 3 
 Tiết 3: ôn tập chung về văn bản
Ngày dạy:
Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức.- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản .
2. Kỹ năng :- Biết nhận diện văn vản theo đặc điểm
	- Biết sáng tạo văn bản hoàn chỉnh.
 3. Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức tạo lập văn bản . 
B. Chuẩn bị .
 + GV : Đọc chuyên đề , soạn bài , chuẩn bị bảng phụ , bảng tổng kết .
 + HS : Ôn kiến thức về các loại văn bản đã học , kỹ năng tạo lập văn bản .
C..Phương pháp :
 Thuyết trình , đàm thoại , vấn đáp , gợi mở .
D Tiến trình bài giảng: 
Tổ chức: 
 Ngày dạy 2010. Lớp 8a1
Kiểm tra: Thế nào là văn bản ? Em đã học những loại văn bản gì ?
Bài mới: 
 *Hoạt động 1. Giới thiệu bài .
 Em đã học khái niệm về văn bản , các loại văn bản , hôm nay chúng ta sẽ nói sâu về các loại văn bản đó và vận dụng sự hiểu biết của mình và những kỹ năng có được để viết một văn bản , với mục đích hiểu thêm về văn bản và tạo lập văn bản cho tốt.
 * Hoạt động 2. Ôn tập về văn bản . 
 + Mục tiêu : Ôn lại lý thuyết đã học về văn bản . Đặc điểm cơ bản của văn bản .
 + Phương pháp : Đàm thoại , vấn đáp gợi mở . 
 + Thời gian :15’
I. Khái niệm:	
( H/s nêu – G/v phân tích, kết luận)
Là sản phẩm giao tiếp bằng ngôn ngữ trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.
VB tồn tại dưới 2 dạng: + Nói thành lời
 + Viết thành bài
II. Đặc điểm của văn bản:	(G/v giảng giải)
- VB là một thể thống nhất có T/chất trọn vẹn về nội dung
	+ Các câu trong VB cùng hường về một nội dung
	+ Đầy đủ không thừa, không thiếu
+ Đầu đề khái quát nội dung VB, nội dung VB thuyết minh cho đầu đề, làm sáng tỏ đầu đề
- VB là một thể thống nhất có T/chất hoàn chỉnh về hình thức
	+ Không cần, không nên thêm hoặc bớt chi tiết nào trong VB
	+ Các câu được liên kết bằng phương tiện liên kết
đ Khi 1 đơn vị ngôn ngữ thoả mãn 2 đặc điểm trên, không phụ thuộc độ ngắn dài, nội dung phản ánh ị VB
	VD: 1 cuốn tiểu thuyết, 1 bài thơ
1 câu tục ngữ, 1 bức điện, 1 khẩu hiệu, áp phích, pa nôđ VB Đ.biệt 
 * Hoạt động 3. Luyện tập . 
 + Mục tiêu : luyện tập về văn bản cụ thể . Nhận diện một số văn bản đã học , viết lời giải thích , rèn cách viết văn bản từ nhận định cụ thể .
 + Phương pháp : Vấn đáp gợi mở , kỹ thuật góc .
 + Thời gian :20’
III. Luyện tập củng cố:
Bài tập 1: Theo em văn bản nào ngắn nhất chương trình lớp 7?
 văn bản nào dài nhất chương trình lớp 7?
Bài tập 2: Tại sao Tắt đèn của Ngô Tất Tố là 1 văn bản, đoạn trích Tức nước vỡ bờ 
cũng là 1 văn bản? Hãy giải thích.
( H/s căn cứ vào đặc điểm giải thích - G/v kết luận)
Bài tập 3: Tìm 1 văn bản có tên là Vô đề và cho biết dụng ý của tác giả khi đặt tên như vậy 
 GV cho học sinh viết bài theo từng nhóm , tổng hợp các bài chất lượng cùng trao đổi , rút kinh nghiệm trước lớp .
Hoạt động 4. Củng cố hướng dẫn . 
+ Mục tiêu : Củng cố bài đã học , tiếp tục rèn luyện cách viết văn bản ở những tiết học sau . 
+ Phương pháp : Vấn đáp , đàm thoại , diễn giảng 
+ Thời gian :5’ 
Củng cố .
Thế nào là văn bản , có những loại văn bản nào ?
Các loại văn bản đã học có những đặc điểm gì đáng chú ý .?
Hướng dẫn học, làm bài:
Nắm chắc khái niệm và đặc điểm văn bản.
Tìm 1 văn bản tự sự dài nhất mà em biết.
 Ngày tháng 9 năm 2010.
 Ký duyệt
 Phạm Minh Thoan .
Tuần 4 
Tiết 4:	 ôn tập văn tự sự
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức :Giúp H/s nhớ lại những kiến thức về văn tự sự đã học ở lớp 6,7
Nắm chắc đặc điểm phương thức tự sự, sự việc nhân vật và dàn bài văn tự sự.
Kỹ năng :Trên cơ sở đó học tốt hơn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm ở lớp 
Thái độ : Giáo dục ý thức học tập cách viết văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm ..
Chuẩn bị :
GV : Soạn bài , đọc tài liệu tham khảo về văn bản tự sự , bảng phụ sơ đồ 
HS : Ôn tập văn bản tự sự , làm bài tập tiếng việt , tập làm văn ..
Phương pháp : Vấn đáp gợi mở , giảng bình , áp dụng kỹ thuật mới sử dụng hợp lý. 
Nội dung và phương pháp 
Tổ chức: : 
 Ngày dạy 2010. Lớp 8a1.
Kiểm tra: Bài tập về nhà
Bài mới: 
 * Hoạt động 1. Giới thiệu bài .
Các em đã học văn bản tự sự , vậy phương thức tự sự có đặc điểm gì ? Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các đặc điểm của phương thức tự sự .
 * Hoạt động 2. Ôn tập lý thuyết về phương thức tự sự . 
 + Mục tiêu : Nắm được khái niệm về phương thức tự sự và đặc điểm của tự sự .
 + Phương pháp : Giảng giải , nêu ví dụ , bình .
 + Thời gian :15’
1.Đặc điểm của phương thức tự sự:
	(H/s trình bày- G/v kết luận)
+Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
+Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
Ví dụ: văn bản Tức nước vỡ bờ
- Học sinh trình bày các sự việc
- Giáo viên kết luận
- Ghi bảng
- Chị Dậu chăm sóc chồng: nấu cháo,
- Cai lệ và người nhà lý trưởng đến thúc sưu
- Chị Dậu van xin
- Cai lệ không tha, đánh chị dậu, điịng trói anh Dậu
- Chị Dậu liều mạng cự lại
- Cai lệ và người nhà lý trưởng thua
2.Sự việc và nhân vật:
	(H/s trình bày- G/v kết luận)
	- Sự việc trong văn bản tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (Sự việc xảy ra trong một thời gian, địa điểm cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
	- Nhân vật trong văn bản tự là người thực hiện các sự việc có tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
Phân tích ví dụ trên
Chỉ ra sự việc nguyên nhân, diễn biến, kết quả
Nhân vật chính, nhân vật phụ
3.Chủ đề và dàn bài:
	(H/s thảo luận nhóm sau 7 phút trình bày- G/v kết luận)
- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản (đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt)
Dàn bài: 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc 
*Hoạt động 3: Luyện tập 
 + Mục tiêu : Chọn một văn bản tự sự để nhận diện các đặc điểm của văn bản đó .
 + Phương pháp : Hướng dẫn làm bài , đàm thoại , vấn đáp .
 + Thời gian : 20’
Bài tập1: Chọn 1 văn bản tự sự bất kì ( Lão Hạc, Cô bé bán diêm,)
Chỉ ra các sự ciệc
Nhân vật chính, nhân vật phụ
 	- Xác định bố cục 
Học sinh chọn, xác định, trình bày
Giáo viên chữa, kết luận
bài tập 2:
	Kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của em về ngày đầu tiên đi học ở trường 
	Mầm non hoặc tiểu học hoặc trường THCS Chu Văn An ( ngoài bài viết số 1 đã làm tuần trước)
* Yêu cầu làm bài: 
Lập dàn ý chi tiết
Xác định rõ các sự việc được kể trong bài
	(H/s độc lập làm bài) 
 * Hoạt động 4. Củng cố , hướng dẫn (5’)
Hướng dẫn học, làm bài:
- Nắm chắc đặc điểm của phương thức tự sự, sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Làm tiếp bài tập ở nhà
 Ngày tháng 9 năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon van 8 20102011.doc