Tiết 1-2.
Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản Nghệ thuật.
A.Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học giúp học sinh nắm được các kỹ năng sau:
- Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.
- ý nghĩa,hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản Nghệ thuật.
- Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu.
- Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói viết cụ thể.
B. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:
2. Bài mới:
I. Ôn lại các dấu câu và vai trò cuả chúng.
-Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê - Gv chia học sinh theo nhóm để học
các loại dấu câu đã học và vai trò của sinh thảo luận,liệt kê các loại.
d d Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2005. Tiết 1-2. Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản Nghệ thuật. A.Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh nắm được các kỹ năng sau: - Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể. - ý nghĩa,hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản Nghệ thuật. - Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu. - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói viết cụ thể. B. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 2. Bài mới: I. Ôn lại các dấu câu và vai trò cuả chúng. -Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê - Gv chia học sinh theo nhóm để học các loại dấu câu đã học và vai trò của sinh thảo luận,liệt kê các loại. chúng. a. Dấu chấm: - Được đặt ở cuối câu trần thuật để làm dấu hiệu kết thúc câu. b.Dấu chấm than: - Đặt ở cuối câu biểu thị cảm xúc hoặc câu cầu khiến. c. Dấu chấm hỏi: - Dược dùng ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghi vấn. d.Dấu phẩy: - Là dấu được đặt trong câu, đánh dấu ranh giới một bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung ,mục đích của người nói ,viết. e. Dấu chấm lửng: - Được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị một mục đích của người viết như: tỏ ý liệt kê chưa hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dòng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt. g. Dấu chấm phẩy: - Dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. h, Dấu gạch ngang: - Dùng để dánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu. Đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên doanh liên số. i. Dấu ngoặc đơn: - Dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích. k. Dấu hai chấm : - Dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một bộ phận trước đó, đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. l. Dấu ngoặc kép : - Dùng để đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm tờ báo tạp san, danh hiệu hay cụm từ mới tạo. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Đặt dấu phẩy và dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp: - Đoạn 1: " Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con dđường đã đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm mát hơn cả hoa cau hoa buởi Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bạc chén vàng..." (Thương nhớ mười hai "- Vũ Bằng) - Đoạn 2: Đặt dấu chấm hỏi, chấm than vào chổ thích hợp ở đoạn thơ sau: - Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây Sông Hồng chảy về đâu và lịch sử Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây Rồi cờ sẽ ra sao Tiếng hát sẽ ra sao Nụ cười sẽ ra sao ( Chế Lan Viên ) III. Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các loại câu đã học. Tiết 3,4 : Thứ 2 ngày 10 tháng 10 năm 2005 Hiệu quả biểu đạt của dấu câu trong văn bản Nghệ thuật A. Mục tiêu cần đạt: - Trên cơ sở ôn tập về các loại dấu câu và tác dụng vai trò của chúng trong van bản nghệ thuật, hướng dẫn học sinh làm một số bài tập cụ thể với đầy đủ các thể loại thơ, truyện. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu câu như một hiệu pháp nghệ thuật. B. Lên lớp : 1. ổn định: 2. Bài cũ: Nhắc lại các loại dấu câu đã học và vai trò của chúng trong việc diễn đạt với mục đích nói và viết. 3. Bài mới: I. Thực hành phân tích hiệu quả biểu đạt của dấu câu trong văn bản nghệ thuật. Bài tập 1: Trong những câu sau đây, câu nào đặt dấu câu đúng, câu nào đặt dấu câu chưa đúng? Vì sao?( ghi chữ Đ- đúng và S- sai) 1. Con đường nằm giữa hàng cây, toả bóng rợp mát. 2. Con đường nằm giữa hàng cây toả bóng rợp mát. 3. Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. 4. Động Phong NHa gồm: (Động khô và động nước). 5. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá! 6. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá. Bài tập 2: - Liên cầm tay em không đáp.Chuyến tàu đêm không dừng như mọi khi, thưa vắng người và hình như không kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng... ( Hai đứa trẻ _ Thạch Lam) Dấu chấm than đặt sau câu thứ 3 có ý nghĩa gì? Nếu thay bằng dấu chấm than thì câu văn có gì thay đổi? Bài tập 3: Em hãy phân tích ý nghiã tu từ của dấu câu trong các ví dụ sau: a) Ôi! Sáng xuân nay. Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về... im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ... ( Tố Hữu) b) - Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi - Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc - Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát. ( Chế Lan Viên) * Phần hướng dẫn - Gợi ý: b) Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một cách ngắn gọn và mở đầu một câu có quan hệ từ) tạo nên một cách ngắt nhịp câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ mà việc sử dụng nhằm mục đích biểu hiện 1 tình cảm sâu lắng , thiết tha, một tam trạng quyến luyến_ một niềm nối tiếc đến xót xa của Bác khi phải rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước. * Lưu ý: - Trong văn học, việc sử dụng dấu câu cũng chính là một cách sáng tạo đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ. Ví dụ: Đoạn thơ a: Dấu chấm ở giữa dòng và dấu chấm lửng nhằm diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tạn cùng giây phút Bác Hồ về Tổ quốc sau 30 năm xa cách. Được sử dụng như một phương thức tu từ, dâu câu đã được xem như một loại từ đặc biệt tạo nên " ý tại ngôn ngoại" cho văn bản gởi những điều mà từ không nói hết. II, Bài tập về nhà: Cho đoạn văn sau: ..." Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Việt Bắc cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con vào buổi trưa hè nhớ lại, nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vũ Bản, cá Anh Vũ_ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống..." (Vũ Bằng) - Thống kê một số dấu câu được sử dụng trong đoạn. - Việc sử dụngcâu dài như vậy có dụng ý gì? * Dặn dò: Ôn tập văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tiết 5,6 Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2005 Thực hành phân tích vai trò của dấu câu trong các tác phẩm văn học. A.Mục tiêu cần đạt : - Tiếp tục cho học sinh luyện tập phân tích vai trò của dấu câu trong các tác phẩm văn học. B. Lên lớp: 1. ổn định: 2. Bài cũ : Làm bài tập về nhà tiết 3.4 3. Bài mới: * Bài tập 1: Hãy tìm trong sách giáo khoa hoặc - Học sinh tìm và phân tích ,gv trong sách báo tham khảo những đoạn chấm cho điểm. văn, thơ có sử dụng các loại dấu câu như một biện pháp tu từ và phân tích vai trò của chúng? * Bài tập 2: Viết lời bình về công dụng của dấu - Trong văn học, dấu câu thực sự đã chấm lửng trong 2 câu thơ sau: làm nên những "khoảng lặng không Anh đi đó, anh về đâu lời" và mở ra một không gian cảm Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... xúc để người đọc cảm nhận và suy cánh buồm. tưởng... ( Nguyễn Bính_ Không đề) * Bài tập 3: Trong tác phẩm "Chí Phèo" Nam Cao -Đó là hành động rạch mặt ăn va có viết: của Chí Phèo. Đoạn văn lặp lại 2 "Bỗng" Choang" Một cái, thôi phải lần " ồ hắn kêu" nhưng với 2 dấu câu rồi,hắn đập cái chai vào cột cổng... ồ khác nhau. Dấu chấm lửng sau câu hắn kêu... Hắn vừa chửi vừa kêu làng thứ 2 mang ý nghĩa miêu tả , diễn tả như bị người cắt họng. ồ hắn kêu!" hành vi lạnh lùng của Chí Phèo, dấu Phân tích tác dụng của việc dùng dấu chấm than ở câu thứ 4 lại mang ý câu. nghĩa cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên bất ngờ của người chứng kiến trước hành vi lạ lùng của Chí Phèo. *Bài tập 4: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc dùng dấu câu trong đoạn Việc sử dụng dấu phẩy, Thép Mới văn sau: đã dồn nén vào đó tất cả cái nhọc nhằn, cơ cực của người nông dân " Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn khi miêu tả những vòng quay đều đời. Nay, xay năm thóc" đặn, nhẵn nại của cái cối xay. ( Thép Mới - Cây tre Việt Nam) * Giáo viên nêu một mẩu chuyện khá lý thú về vai trò dấu câu trong sáng tác nghệ thuật. Một nhà văn Đức,Tê-ô-dơ Phôn-ta-nơ nhận được tập bản thảo gồm mấy bài thơ của một nhà thơ trẻ gửi kèm bứcthư, trong đó tác giả viết:'Tôi không chú ý đến các dấu câu, nhờ ông thêm vào hộ cho".Phôn-ta-nơ gửi trả ngay những bài thơ đó. Trong bức thư trả lời ông viết:" Lần sau gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi những dấu câu thôi, còn thơ thì tôi sẽ điền vào". ( Theo Nụ cười bác học) Câu chuyện giúp chúng ta điều gì khi làm thơ, viết văn? Hãy thận trọng cho đến từng dấu chấm, dấu phẩy, bởi những cái tưởng chừng như đơn giản ấy lại chứa đựng rất nhiều điều đáng nói. *Bài tập 5: Viết một bài văn ngắn( chủ đề tự chọn) trongđó dùng các loại dấu câu đã học. - Học sinh viết - Học sinh trình bày- giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục tìm hiểu một số loại dấu câu trong các văn bản đã học (văn bản nghệ thuật). - Tìm hiểu một số yếu tố hình thức nghệ thật khi phân tích thơ trữ tình. Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2005. Tiết 7-8: Chủ đề 2: Từ đồng nghĩa và cách lựa chọn từ ngữ trong nói và viết. A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố, hệ thống một số tri thức về từ đồng nghĩa. từ đó nhận thấy tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong nói và viết trên những văn bản cụ thể. B. Chuản bị : 1. Giáo viên : Bảng phụ. 2. Học sinh: Xem lại kiến thức cũ. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định 2. Bài cũ: Lên làm bài tập về nhà. 3. Bài mới: I. Khái niệm từ đồng nghĩa: Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau. - Có 2 loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Từ đồng nghĩa hoàn toàn được dùng như nhau, có thể thay thế cho nhau. Ví dụ : Máy bay= Tàu bay= Phi cơ. + Từ đồng nghĩa nhưng có sắc thái ý nghĩa khác nhau: nên không thể thay thế cho nhau một cách tuỳ tiện mà phải chọnn lựa cho thích hợp với từng câu nói, câu viết cụ thể. Ví dụ : Chết # Qua đời # Hi sinh. II. Đặc điểm vai trò tác dụng của từ đồng nghĩa: Từ loại Từ đồng nghĩa ( A) Từ đồng nghĩa ( B) Từ đồng nghĩa hoàn toàn( Những từ có thể thay thế cho nhau được) Từ đồng nghĩa có sắc thái ý nghĩa khác nhau( Những từ này không thể thay thế cho nhau một cách tuỳ tiện được. Danh từ - Máy bay ==tàu bay=Phi cơ Ví dụ:+ Máy bay lượn trên không. + Tàu bay lượn trên không. + phi cơ lượn trên không. Phụ nữ # Đàn bà. a. Phụ nữ : săc thái trang trọng hơn Ví dụ: Phụ nữ Việt nam anh hùng, bất khuất ,trung hậu ,đảm đang. b. Đàn bà: sắc thái ý nghĩa bình thường . Ví dụ : Mấy mụ đàn bà nhàn rỗi thường hay ngồi lê đôi mách. Động từ - Phanh = Thắng. Ví dụ: - Xe phanh lại kịp thời. - xe thắng lại kịp thời. - Chết # Qua đời # Hi sinh. a. Chết : sắc thái ý nghĩa thường( có khi khinh rẻ). VD: Bọn giặc chết như rạ. b. Qua đời : Sắc thái ý nghĩa trang trọng. VD: Cụ vừa mới qua đời. c. Hi sinh: Sắc thái ý nghĩa khâm phục. VD: Các chiến sỹ đã hi sinh vì nước. Tính từ Bé =Nhỏ VD:- Gia đình đã gặp cảnh khó khăn mà mấy đứa con lại còn bé. Đẹp # Xinh. a. Đẹp: Sắc thái ý nghĩa bình thường. VD: Bà ấy đã có tuổi mà vẫn còn đẹp. b. Xinh: Scs thái ý nghĩa trẻ trung,nhỏ nhắn ,thanh thoát. VD: Cô ấy rất xinh. * Lưu ý: Khi xét từ đỗng nghĩa, ta phải chú ý đên 3 yếu tố: 1. Các từ đồng nghĩa phải khác nhau về mặt ngữ âm. 2. Các từ đồng nghĩa phải cùng chỉ một sự vật, một hành động hoặc một tính chất( danh từ, động từ ,tính từ 3. Cấc từ đồng nghĩa hoàn toàn hoắc các từ cùng nghĩa có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ 1 : Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Quả= trái đất--à khác nhau về mặt ngữ âm. -> Cùng chỉ một sự vật. -à Cùng nghĩa hoàn toàn.( Có thể thay thế cho nhau được). Ví dụ 2: Từ đồng nghĩa có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Tặng# biếu:-à Khác nhau về mặt ngữ âm. -à Cùng chỉ một hành động. -àCó sắc thái ý nghĩa khác nhau( Không thể thay thế cho nhau một cách tuỳ tiện) Tặng : sắc thái ý nghĩa bình thường Biếu : Sắc thái ý nghĩa trang trọng. III. Luyện tập : Học sinh tìm một số ví dụ có sử dụng từ đồng nghĩa trong thơ văn, tục ngữ ,ca dao... ( Giáo viên chấm , chữa cho điểm). Tiết 9-10: Thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2005. Cách lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩatrong nói và viết. A. Mục tiêu cần đạt: - Cho học sinh thấy được hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng từ đồng nghĩa với việc lặp từ trong một số bài tập. B. Tiến trình hoạt động đạy học: 1. Bài cũ: ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Nêu đặc điểm từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? 2. Bài mới: I. Cách lựa chọn, sử dụng từ đồng nghĩa trong nói và viết : -Từ đồng nghĩa có 2 loại : Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Việc lựa chọn từ đồng nghĩa như thế nào phải tuỳ thuộc vào văn cảnh khi nói và viết: - Ví dụ: + Anh dũng = anh hùng, bạo gan, can đảm, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, liều lĩnh, táo bạo. + Ân cần = đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm , thân mật , vồn vã.. + Bình tĩnh = Điềm tĩnh, tỉnh bơ,thong thả,thư thả, từ tốn, ung dung.. + Bừa bãi= Bừa bộn, ,rườm rà, cồng kềnh, lồng bồng.. ( Giáo viên có thể đặt câu, cho học sinh đặt câu) II. Kiểm tra 1 tiết *Đề ra: 1. Hãy tìm từ đồng nghĩa của từ sau và đặt câu:Buồn,Cẩn thận,Chăm,nhẫn nại. Yêu cầu: - Buồn = Ai oán = ảm đạm = ảo não = âu sầu = bi ai = biđát = bi luỵ =bi thương = buồn bã = buồn bực =buồn chán = buồn phiền = buồn rầu =buồn tẻ = buồn thiu = buồn thảm... Ví dụ:Tâm trạng buồn bã.... - Cẩn thận = cẩn trọng = chu đáo = kĩ càng = kĩ lưỡng = thận trọng.... Ví dụ : Bạn nên cẩn thận giữ gìn sức khoẻ. - Chăm =Cần = cần cù = cần mẫn = chăm chỉ =Chuyên cần = siêng năng. Ví dụ : '' Phần chăm việc khách , phần siêng việc mình ''. - Nhẫn nại = bền bỉ = kiên trì = Ví dụ: Tôi là người luôn nhẫn nại chờ đợi. 2. Viết một bài văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa ( chủ đề tự chọn) . Học sinh viết , cho đọc trước lớp , giáo viên nhận xét cho điểm. C. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu một số yếu tố nghệ thuật khi phân tích thơ trữ tình. Thứ 2 ngày 9 tháng 1 năm 2006. Tiết 11-12: Những điểm giống và khác nhau giữa văn Miêu tả và Thuyết minh. A,Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố khái niệm văn Miêu tả và văn Thuyết minh.Từ đó phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa 2 kiểu văn bản: về đối tượng,mục đích cách thức. - Rèn luyện kĩ năng làm 2 kiểu văn bản trên. B.Tiến trình lên lớp: 1 ổn định: 2.Bài mới: I.Khái niệm về văn miêu tả: Hoạt động của học sinh. Hoạt động của học sinh. H:Nhắc lại 6 kiểu văn bản và các cách thức biểu đạt tương ứng? H:Thế nào là văn miêu tả và phương thức biểu đạt của văn miêu tả? H:Hãy nhắc lại một số văn bản miêu tả đã học ở chương trình lớp 6? II.Khái niệm về văn Thuyết minh. H:Thế nào là văn bản Thuyết minh? H:Muốn có tri thức thuyết minh thì đòi hoỉ người viết phải có những thao tác nào? H:Có những phương pháp thuyết minh nào?Vai trò của từng phương pháp thuyết minh ? H:Hãy tìm những dẫn chứng thông tin về ngày Trái đất năm 2000,Ôn dịch thuốc lá,Bài toán dân số... H:Đối tượng trong các văn bản thuyết minh như thế nào? III.Những điểm giống nhau giữa 2 kiểu văn bảnMiêu tả và Thuyết minh. Từ 2 khái niệm trên, hãy cho biết 2kiểu văn bản giống nhau như thế nào? VI.Luyện tập: *Đề bài:Thuyết minh về kính đeo mắt. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo gợi ý sau: V.Hướng dẫn về nhà: -Tự sự,miêu tả,biểu cảm,nghị luận,thuyết minh,hành chính công vụ. -Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc,người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh...làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc người nghe.Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nghe, nói thường bộc lộ rõ nhất. -Quan sát, tưởng tượng,so sánh, nhận xét là những thao tác cần thiết trong văn miêu tả. -Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xết,liên tưởng, tưởng tượng,ví von,so sánh để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. -Miêu tả:tả cảnh ,tả người->Dù tả cảnh hay tả người cũng phải lựa chọncác chi tiết và hình ảnh đặc sắc,tiêu biểu,sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định.Muốn tả sinh động,cần phải biết tưởng tượng,ví von ,so sánh.... -Sông nước Cà Mau,Vượt thác,Cô Tô,Đêm nay Bác không ngủ., Lượm.. -Văn bản Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấptri thức về đặc diểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã họi bằng phương thức trình bày,giới thiệu,giải thích. -Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực và hữu ích. -văn bản thuyết minh được trình bày rõ ràng chính xác,chặt chẽ và hấp dẫn. -Phải học tập, quan sát, tích luỹ để tìm hiểu bản chất của đối tượng.Học tập tích luỹ qua sáhc báo,tài liệu từ điển,các công trình nghiên cứu khoa học. -Có 6 phương pháp thuyết minh: Phương pháp định nghĩa,giải thích,so sánh liệt kê,nêu ví dụ,số liệu và phân loại ,phân tích. - H/S tìm. -Hết sức gần gũi,thân thuộc và hữu ích đối với con người. -Về đối tượng:Đều là những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh cuộc sống của chúng ta.Ví dụ:Đồ vật, hiện tượng,phong cảnh... -Về mục đích:Đều tập trung làm rõ đối tượng.Giúp người đọc, người nghe hiểu và biết về đối tượng một cách đầy đủ. -Cách thức:Đều vận dụng kĩ năng quan sát đối tượng để từ đó làm nổi bật đối tượng. - Kính đeo mắt dùng để làm gì? -Kính đeo mắt gồm những loại nào? -Kính đeo mắt có những bộ phận nào? -Giới thiệu bộ phận của kính đeo mắt,cách sử dụng và bảo quản. *Lưu ý: Để phân biệt với miêu tả không đi sâu vào tả mmàu sắc,hình dáng,kích thước và bộc lộ cảm nhận chủ quan của người viết. * Học sinh viết bài.G/V gọi một số em đọc và nhận xét. -Tìm hiểu những đặc điểm khác nhau về 2 kiểu văn bản.ý nghĩa giá trị và phạm vi sử dụng của 2 loại văn bản.
Tài liệu đính kèm: