Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 10

Chủ đề 1:

vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật

Tiết1: Ôn tập dấu câu

 Dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.

A. Mục tiêu

- HS nắm và sử dụng đơợc các loại dấu câu trong mục đích nói, viết cụ thể.

- Nhận diện dấu câu, giá trị biểu đạt của việc sử dụng các dấu câu trong văn bản nghệ thuật.

- Sử dụng thành thạo dấu câu trong nói, viết.

B. Nội dung.

I. Lý thuyết: Công dụng của các dấu câu.

1. Dấu chấm:

Đặt cuối câu trần thuật

2. Dấu chấm than:

Đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến.

3. Dấu chấm hỏi:

Dùng ở cuối câu nghi vấn, dùng trong văn đối thoại.

4. Dấu phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu àdiễn đạt đúng nội dung, mục đích của ngời nói.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày soạn: 14/08/2010 
Chủ đề 1: 
vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật
Tiết1: Ôn tập dấu câu
 Dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
A. Mục tiêu
- HS nắm và sử dụng đợc các loại dấu câu trong mục đích nói, viết cụ thể.
- Nhận diện dấu câu, giá trị biểu đạt của việc sử dụng các dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
- Sử dụng thành thạo dấu câu trong nói, viết.
B. Nội dung.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
- Kể tên các dấu câu đã học ở lớp 6?
- Nêu công dụng của các loại dấu câu đó?
- Dấu chấm dùng để làm gì?
- Công dụng của dấu chấm than?
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nào?
- Dùng dấu phẩy để làm gì?
Hoạt động 2:
1. Đặt dấu thích hợp vào đọan thơ sau:
Ngày mai dân ta đã sống sao đây
Sông Hồng chảy về đâu và lịch sử
Bao giờ dải Trờng sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vơn cao
Rồi cờ sẽ ra sao tiếng hát sẽ ra sao
Nụ cời sẽ ra sao
Ôi độc lập
(Chế Lan Viên - Người đi tìm hình của nước)
2. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu, câu nào đặt sai dấu?
a. Con đường nằm giữa hàng cây, tỏa rợp bóng mát.
b. Con đường nằm giữa hàng cây tỏa rợp bóng mát.
c. Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: 
- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
d. Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: 
- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ
g. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá!
e. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá.
3. Viết đoạn văn có sử dụng các dấu câu đã học.
I. Lý thuyết: Công dụng của các dấu câu.
1. Dấu chấm:
Đặt cuối câu trần thuật
2. Dấu chấm than:
Đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến.
3. Dấu chấm hỏi:
Dùng ở cuối câu nghi vấn, dùng trong văn đối thoại.
4. Dấu phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu àdiễn đạt đúng nội dung, mục đích của ngời nói.
II. Bài tập:
Bài tập 1:
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu và lịch sử?
Bao giờ dải Trường sơn bừng giấc ngủ?
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn cao
Rồi cờ sẽ ra sao tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ôi! Độc lập!
(Chế Lan Viên - Ngời đi tìm hình của nước)
Bài tập 2:
Các câu đặt đúng dấu: b, c, e.
Bài tập 3
C. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ.
 Làm bài tập 3. Ôn các dấu câu đã học ở lớp 7.
 ____________________________________________________
 ngày soạn: 20/08/2010 
	 Tiết 2: Ôn tập dấu câu
Dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
A. Mục tiêu:
HS nắm được các dấu câu đã học, hiểu giá trị ngữ pháp và giá trị tu từ của mỗi dấu câu.
Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.
B. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
- Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?
- GV lu ý: Phân biệt dấu câu với dấu thanh.
- Dấu chấm lửng có những công dụng gì? Cho VD?
- Công dụng của dấu chấm phẩy?
Hoạt động 2:
1. Xác định công dụng của dấu câu trong các đoạn văn, thơ sau:
a. Một canh...hai canh...lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
(Không ngủ đợc - Hồ Chí Minh)
b. Vừa thấy tôi nó liền hỏi:
- Cậu có đi học nhóm không?
c. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảng núi non...núi non hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có ngời lấy tiếng chim...nghe mới hay. (ý nghĩa văn chơng - Hoài Thanh).
2. Điền dấu câu vào VD sau cho phù hợp:
a. Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
b. Đợc ạ tôi đã lo liệu đâu vào đấy
3. Phân tích giá trị của dấu câu đợc sử dụng ở đọan thơ bài tập 2.
I. Lý thuyết.
1. Dấu gạch ngang:
- Đặt ở giữa câu àđánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt đầu dòng àđánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
2. Dấu chấm lửng:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tợng cha liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng hoặc bỏ dở.
- Giãn nhịp câu văn àtừ mới ànội dung bất ngờ, hài hớc, châm biếm.
3. Dấu chấm phẩy:
- Ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp, giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
II. Bài tập.
Bài tập 1: 
a. Dấu chấm lửng: nhấn mạnh thời gian trôi qua một cách chậm chạp.
b. Dấu gạch ngang: Báo hiệu lời nói trực tiếp.
- Dấu chấm hỏi: Đặt ở cuối câu hỏi.
c. Dấu chấm lửng: Tỏ ý phần trích đang còn.
Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới của phép liệt kê phức tạp.
Bài tập 2:
a. Ôi! Sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
b. Được ạ! Tôi đã lo liệu đâu vào đấy...
Bài tập 3:
C. Dặn dò: Học thuộc công dụng của các dấu câu.
Sưu tầm các đọan thơ, văn có sử dụng các dấu câu đã học có giá trị tu từ cho tiết sau.
 ngày soạn: 25/08/2010 
Tiết 3: Bài tập về dấu câu
A. Mục tiêu.
HS nhận diện và nắm đợc tác dụng của các dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích tác dụng của dấu câu.
B. Nội dung.
Bài tập1: Xác định và phân tích tác dụng của dấu câu trong các ví dụ sau:
a. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay lắm thóc.
b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
c. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...
Gió đa tiếng sáo, gió nâng cánh diều
 	(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
d. Đất nớc đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
- Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
- Giặc nước đuổi xong rồi trời xanh thành tiếng hát
	( Người đi tìm hình của nớc - Chế LAn Viên)
Bài tập 2. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm hỏi và dấu chấm than nói lên tình cảm của em dành cho ngời nông dân trong xã hội cũ.
C. Dặn dò.- Hoàn thành bài tập 2.
- Phân tích công dụng của dấu chấm lửng trong hai câu thơ sau:
 Tre xanh	
 Xanh tự bao giờ?	Chuyện ngày xưa ...đã có bờ tre xanh.
 (Nguyễn Duy)
_______________________________________________________
 ngày soạn: 04/09/2010 
Tiết 4: ôn tập
Dấu: ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm
A- Mục tiêu:
- Học sinh nắm được công dụng của ba loại dấu câu và tác dụng tu từ của chúng.
- Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu trong khi viết.
B- Nội dung:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
- Giáo viên đưa ví dụ:
+ Phần nằm trong dấu ngoặc kép ở ví dụ 1 được trích dẫn như thế nào?
+ Từ "chìa khoá" trong ví dụ 2 được hiểu nh thế nào?
+ ở ví dụ 3 từ " ruồi xanh" có ý nghĩa nh thế nào?
+ Các từ trong ngoặc kép ở ví dụ 4 nói về điều gì?
Vậy dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
Học sinh đọc các ví dụ.
+ Liên số và cụm từ trong dấu ngoặc đơn cho em biết điều gì?
+ Phần nằm trong dấu ngoặc đơn ở ví dụ 2 có tác dụng gì với phần trước?
+ Hai câu ở ví dụ 3 các câu nằm trong dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
Vậy dấu ngoặc đơn có công dụng gì?
Giáo viên đưa ví dụ làm rõ dấu ngoặc đơn còn đánh dấu dấu câu như: (?), (!), hoặc (???!!!).
Học sinh đọc các ví dụ:
+ Phần nằm sau dấu hai chấm ở ví dụ 1 được trích dẫn như thế nào?
+ ở ví dụ 2 phần nằm sau dấu hai chấm là lời của ai?
+ Phần nằm sau dấu hai chấm ở ví dụ 3 có tác dụng gì?
Vậy dấu hai chấm có những công dụng gì?
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
Điền dấu thích hợp vào các câu văn.
I- Lý thuyết:
1. Dấu ngoặc kép.
a. Ví dụ:
1. Tôi nhớ mãi câu nói của họa sĩ Hà Lan " Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người".
2. Trong hành trang vào đời của mỗi học sinh, kiến thức là một trong những : "chìa khoá quan trọng nhất".
3. Chúng nó ập vào nhà họ Vơng nh một đám "ruồi xanh".
4. Các văn bản "Lão Hạc", "Tức nớc vỡ bờ", "Trong lòng mẹ" đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
b. Ghi nhớ:
Dấu ngoặc kép dùng để: 
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... đợc dẫn.
2. Dấu ngoặc đơn.
a. Ví dụ:
1. Tản Đà( 1889-1939) quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội).
2. Động Phong Nha gồm hai bộ phận (động khô và động nước).
3. Các em đã nghe chưa. (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)
b. Ghi nhớ:
3. Dấu hai chấm.
a. Ví dụ:
1. Nhận định về văn học dân gian, Bác Hồ nói: "Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý".
2. Mẹ bảo: 
- Con cố gắng học cho giỏi nhé!
3. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc...
b. Ghi nhớ:
- Dấu hai chấm dùng để đánh dấu( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại( dùng với dấu gạch ngang).
II. Bài tập:
1. Giải thích công dụng của dấu câu trong các câu sau:
 - Nguyên Hồng được Nhà nớc truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật( năm 1996). Tác phẩm chính; "Bỉ vỏ" ( tiểu thuyết,1938), "Những ngày thơ ấu" (hồi ký,1938), "Trời xanh"( tập thơ, 1960), "Cửa biển"( bộ tiểu thuyết gồm 4 tập: "Sóng ngầm" - 1961, "Cơn bão đã đến"- 1967, "Thời kỳ đen tối"- 1973, "Khi đứa con ra đời"- 1976), "Núi rừng Yên Thế" (bộ tiểu thuyết lịch sử gồm nhiều tập, đang viết dở), "Bước đường viết văn" (hồi ký, 1970), ...
2. Điền dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:
a. Nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nớc nhớ nguồn.
b, Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
3. Viết một đoạn văn về đề tài bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng ba loại dấu câu trên.
C. Dặn dò: Học thuộc công dụng của ba dấu câu và làm tiếp bài tập 3.
 ________________________________________________
 ngày soạn: 10/09/2010 
Tiết 5,6: bài tập về dấu câu
A- Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng các kiến thức về dấu câu đã học.
- Luyện kỹ năng sử dụng dấu câu trong viết văn.
B- Nội dung:
Bài 1. Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ():
 Một hôm() tôi vào công viên() đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc() Đến lúc ngoài phố lác đác lên đèn() tôi mới đứng dậy bước ra cổng() Bỗng tôi dừng lại() Sau bụi cây() tôi nghe tiếng một em bé đang khóc()
Bước tới gần() tôi hỏi()
 () Này() em làm sao thế()
 Em ngẩng đầu nhìn tôi() đáp()
 () Em không sao cả()
 () Thế tại sao khóc() Em đi về thôi() Trời tối rồi() Công viên sắp đóng cửa đấy()
Bài 2. Phân tích tác dụng của dấu câu trong các câu sau:
a. Chú đi đến đâu
 Chiếc nạng theo đóng dấu tròn trên bờ ruộng ...
 Dấu chấm kia như là bông hoa.
( Dấu chấm lửng có tác dụng nói lên nhiều bước đi của anh thương binh, còn tạo hình ảnh trực giác về dấu vết của cái nạng (dấu chấm kia) trên bờ ruộng).
b. Mai sau
 Mai sau 
 Mai sau ...
 ... ết quả của một thứ lao động đặc thù-lao động nghệ thuật.đồng thời dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết , nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng,cho hay.Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
 b.Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.
 c.Những cách chống nạn đói chia ra làm mấy hạng: như cấm rượu nấu bằng gạo hay bằng bắp,cấm các thứ bánh ngọtđể cho đỡ tốn ngũ cốc(1).Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác(2).Như ra sức tăng gia trồng trọt các thứ rau,khoai.Nói tóm lại,bất cứ cách gì hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.
*Phân tích:
Đoạn a: Câu 1 là câu mang ý nghĩa chung, khái quát:Nêu nhiều mục đích của dạy văn chương.Các câu còn lại nêu rõ: nó là điều kiện cho học sinh và giúp các em nắm vững tiếng mẹ đẻ.
Đây là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch
-Đoạn b: Đọan văn không có câu chủ đề ,các câu có quan hệ ngang bằng.
Đây là đoạn văn trình bày nội dung theo cách song hành.
-Đoạn c: Ba câu đầu nêu rõ các cách chống nạn đói,câu cuối có nhiệm vụ tổng kết lại, khái quát chung lại về cách chống đói.
Đây là đoạn văn trình bày nội dung theo cách diễn dịch.
Bài tập 3:Viết một đọan văn ngắn từ năm đến bảy dòng theo cách quy nạp với chủ đề: Người học sinh phải thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
VD: Người học sinh phải thựuc hiện tốt nề nếp chuyên cần,phải học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, phải thực hiện đeo khăn quàng đỏ,đi giầy hoặc dép quai hậuTrên lớp phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tóm lại người học sinh phải thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
Bài tập 4:Cho câu chủ đề(câu mở đoạn sau):
“Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học năm lớp một.
Viết tiếp từ câu chủ đề trên để tạo thành một đọan văn diễn dịch?
VD:Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học năm lớp một.Đó là tâm trạng háo hức của buổi tối hôm trước,khi mẹ chuẩn bị bị đề dùng học tập cho em,được mặc thử bộ quần áo mới mẹ đã mua cho.Đó là cảm giác khi thấy con đường thân quen hàng ngày mà bỗng dưng trở nên lạ lẫm,là sự ngỡ ngàng khi bước vào sân trường với cảnh nhộn nhịp tơi vui,sự nghiêm trang của ngôi trường.Đặc biệt là cảm giác hồi hộp, lo lắng khi nghe thầy gọi vào lớp.
-Bài tập 5:Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng một đọan văn trình bày theo cách song hành.
 Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa vẫn đi ở ngoài trời rét mướt.Không một ai thương cô cho vào nhà,mời cô cùng chung vui giao thừa.Cô bé đầu trần chân đất,lạnh buốt phải ngồi nép vào một góc tường.Cô bé đáng thương nghĩ đến lò sưởi,bàn ăn,cây thông nô en và hình ảnh người bà hiền hậu khi cô quẹt những que diêm Thế nhưng sau mỗi lần diêm tắt,thực tại buốt giá lại trở về với cô.Và cuối cùng là cả bao diêm đã cháy hết nhẵn và cô bé đã cùng bà nội về với Thượng Đế chí nhân.Cái chết của cô bé đã tố cáo xã hội châu Âu vô tình,lạnh lùng,thiếu tình thương yêu đối với những con người nghèo khổ và để lại trong lòng người đọc một sự day dứt khôn nguôi.
D.Dặn dò
 -GV khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
-Xem lại các bài tập.
-Tự đặt cho mình câu chủ đề và triển khai theo cách cách đã được học.
 ngày soạn: 08/10/2010 Tiết 10:
Bài tập nhận biết phần liên kết đọan văn trong văn bản
A.Mục tiêu cần đạt:
-Qua bài học,giúp học sinh nhận biết đợc phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản và biết sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản.
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn và việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản,biết xây dựng mối quan hệ lô gic giữa các đoạn văn và biết chuyển ý phù hợp,đảm bảo cho mạch văn được thông suốt.
B.Nội dung:
*.Kiểm tra bài cũ:
?Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?Có mấy cách liên kết đoạn văn trong văn bản?Hãy kể tên một số từ ngữ dùng để liên kết đoạn văn trong văn bản?
*.Bài tập:
Bài 1:
Cho văn bản:
Khi những trận mưa rào mùa hạ chưa dứt hẳn,nếu nhìn lên bầu trời,rất có thể bạn sẽ bắt gặp một chiếc cầu vồng rực rỡ.Bạn có biết ai đã tạo ra chiếc cầu vồng đó không?
Trước hết,người có công làm nên cầu vồng là ông mặt trời.Ngày ngày,mặt trời mang ánh nắng sởi ấm cho trái đất.Thoạt nhìn,các bạn tưởng là mặt trời chỉ có một màu sáng trắng. Nhưng thực ra,mặt trời gồm có nhiều màu lắm đấy.
Bên cạnh mặt trời , không thể quên vai trò của chị Ma trong việc làm nên cầu vồng. Vô vàn hạt nớc ma là vô vàn lăng kính bé xíu giúp cho những màu sắc khác nhau vốn cũng “trốn” trong ánh sáng mặt trời đứng riêng ra.Vậy là cầu vồng bảy sắc dần dần hiện ra rực rỡ giữa bầu trời.
Lạ hơn nữa, đôi lúc bạn có thể thấy ngay bên chiếc cầu vồng chính còn có một chiếc cầu vồng khác mờ hơn một chút.Thậm chí ,lúc đi trên máy bay, nếu may mắn,bạn cũng có thể được thấy ngay phía dới chân mình một chiếc cầu vồng hình tròn.
Cuối cùng,bạn đã hiểu sơ qua được nhờ phép màu nào mà lại xuất hiện chiếc cầu vồng tuyệt đẹp thế rồi chứ?Từ giờ,nếu thấy cầu vồng xuất hiện,hãy ngắm thật kĩ và nhớ lại câu chuyện này nhé.
?Văn bản trên gồm mấy đoạn nối tiếp nhau?
?Người viết đã dùng phương tiện gì để liên kết?Chỉ ra và gọi tên phuơng tiện chuyển đoạn?
?Chọn cách đặt đầu đề cho văn bản sao cho vừa đúng lại vừa hay?
A.Cầu vồng.
B.Ai tạo ra cầu vồng.
C.Ông mặt trời và chị mưa.
D.Thiên nhiên kì diệu.
?để văn bản hấp dẫn và gần gũi với bạn đọc,người viết đã chọn biện pháp nghệ thuật nào?Dấu hiệu cụ thể và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
?Tìm một từ thích hợp làmm phương tiện liên kết hai đoạn văn sau?
Cho đoạn văn,giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
?Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch, lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được trình bày theo kiểu quy nạp và cũng có ý kiến cho rằng đây là một đọan văn được kết cấu theo kiểu tổng,phân ,hợp.
?Còn ý kiến của em nh thế nào?Hãy lí giải để cùng đi đến kết luận thống nhất?
Bài 4:Hãy viết đoạn văn nhận xét về tài năng ngòi bút Ngô Tất Tố qua đoạn văn: Chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng?
Câu 5:Viết đoạn văn diễn dịch với nội dung nói về lòng thương con, giàu lòng tự trọng của lão Hạc trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, trong đó có sử dụng phơng tiện liên kết.
a.Văn bản trên gồm năm đoạn tiếp nối nhau.
-Phương tiện:
+Liệt kê(trình tự): Trước hết, bên cạnh, lạ hơn nữa, cuối cùng.
b.Chọn cách A.
c.Để văn bản gần gũi và hấp dẫn người đọc,người viết đã sử dụng biện pháp nhân hoá.
-Dấu hiệu:
+Sử dụng từ ngữ: Sưởi ấm,trốn.
+Cách xưng hô: Chị ma
Tác dụng:Làm cho cảnh vật gần gũi với con người, mang tình cảm,cảm xúc của con người.
2.Bài 2:đoạn văn:
 “Hiện nay,thói ích kỉ, tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không giữ nổi nhân cách,nhân phẩm.
 -Những vấn đề tác phẩm NC đặt ra nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi”.
A.Tuy nhiên
B.Hơn nữa.
C.Vì vậy.
D.Mặt khác.
3.Đoạn văn: 
 Đến với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của O Hen ri ngời đọc không sao quên đợc nhân vật chính: Cụ Bơ men với những phẩm chất cao đẹp(1).Ngoại hình và tính cách của cụ trái ngợc nhau(2).Cụ khoảng gần 60 tuổi, gơng mạt dữ dằn,bộ râu xồm xoàm,cụ còn rất nghiện rợu(3).Nhng cụ rất yêu thơng hai cô họa sĩ ở tầng trên(4).Khi nghe Xiu kể về những suy nghĩ dại dột của Gion xi cụ đã tức chảy cả nước mắt.Rồi cụ đã vẽ chiếc lá giả thay thế cho chiếc lá thật trong một đêm mưa gió vô cùng khắc nghiệt.Và chiếc lá ấy đã cứ sống Giôn xi nhưng cụ phải đổi bằng cả tính mạng của mình.Qua đó,ta thấy cụ Bơ men là một người cao thượng,biết hi sinh mình vì người khác làm cho em vô cùng kính trọng và cảm phục cụ.
-Đọan văn trên được trình bày theo kiểu Tổng-phân –hợp.
+Vì câu 1 là câu chủ đề: Giới thiệu được nhân vật và khái quát phẩm chất của nhân vật.
+Câu 7 cũng là câu chủ đề nằmg ở vị trí kết đoạn: Một lần nữa khẳng định về phẩm chất tốt đẹp của cụ, là con người cao thượng, biết hi sinh mình vì người khác làm cho người đọc vô cùng nể trọng và khâm phục.
-Phải đảm bảo các ý sau:
 Trước hết,đây là một đọan văn giàu kịch tính.Nhà văn đã xây dựng những tình huống căng thẳng liên tiếp nhau,vừa hợp lí,vừa bất ngờ tạo nên sức hấp dẫn với người đọc.Người đọc cảm thấy lo lắng khi bọn tay sai sầm sập xông vào nhà chị Dậu lúc anh Dậu đang nằm liệt trên giường.Chúng ta cảm thông với chị lúc chị lo sợ và lễ phép van xin đám tay sai tha cho chồng,tức giận khi nhìn thấy bộ mặt tàn bạo không còn tính người của tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Bên cạnh đó,trong đoạn này,nhà văn đã khắc họa thành công hai nhân vật: Tên cai lệ và chị Dậu.Mỗi nhân vật đều hiện lên một cách cụ thể và sinh động với tất cả những chi tiết chân thực về ngoại hình,hành động, ngôn ngữ, tâm lí.
Thêm vào đó,ngòi bút của tác giả linh hoạt sống động,nhiều tình tiết,nhiều hoạt động dồn dập liên tiếp nhau mà vẫn rõ nét,mọi chi tiết đều đạt đến hiệu quả tối đa của sự miêu tả khiến cho người đọc có thể hình dung cụ thể cảnh chị Dậu quật ngã tên cai lệ và ngời nhà lí trưởng.
điều cuối cùng cần nói là ngôn ngữ kể chuyện ,miêu tả của nhà văn và ngôn ngữ đối thọai của nhân vật trong đoạn văn rất đặc sắc.Ngô Tất Tố đã vận dụng tự nhiên và nhuần nhuyễn lời ăn tiếng nói bình dị ,sinh động của đơì sống hàng ngày tạo ấn tượng chân thực về nhân vật và câu chuyện được kể.Các nhân vật đều “thật” như trong đời sống. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng phú hợp với tính cách và tình huống của truyện.
-Yêu cầu:Học sinh phải dựng được hai đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch trong đó có sử dụng phương tiện liên kết đoạn văn.
 Trước hết đến với nhân vật lão Hạc,ta thấy lão là một người cha rất thương con. Khi đứa con không lấy được vợ,phẫn chí bỏ đi làm đồn đìên cao su,lão rất buồn,cảm thấy mình có lỗi với con vì đã không làm tròn bổn phận của người cha.Trong những ngày xa con,lão luôn nhớ con,mong con trở về. ở nhà,lão chắt chiu dành dụm tiền hoa màu trogn vườn cho con.Còn mình đi làm thuê cuốc mướn,ăn uống khổ sở,đạm bạc qua ngày.Đến khi lão túng quẫn quá,lão cũng không bán mảnh vườn đi để ăn mà tìm đến một cái chết đau đớn dữ dội.
 Bên cạnh đó,ta còn thấy lão Hạc là ngời giàu lòng tự trọng. Cuộc sống của lão dù nghèo khổ nhưng lão không muốn kêu xin,quỵ luỵ nhờ vả ai.Có những lúc ông giáo mời ăn khoai, uống nước chè , ngỏ ý giúp đỡ lão, Lão Hạc đã từ chối một cách gần nh là hách dịch. Trước khi chết lão còn gửi ông giáo 30 đồng bạc để lo ma chay cho mình.
D.Dặn dò
-Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
-Học kĩ kí thuyết và xem lại các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 8(1).doc