Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 20

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 20

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU

TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT.

A. Mục tiêu:

 Qua bài học, học sinh nắm được những kiến thức và kỹ năng sau: Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể:

 - Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 - Cảm nhân ,phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.

B.Chuẩn bị:

 GV: Tài liệu dấu câu và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật, các bài tập

 HS: Ôn tập các kiểu câu chia theo mục đích nói.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2.
Ngày soạn: Ngày dạy :
VAI TRò Và TáC DụNG CủA DấU CÂU
TRONG VĂN BảN NGHệ THUậT.
A. Mục tiêu: 
 Qua bài học, học sinh nắm được những kiến thức và kỹ năng sau: Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể:
 - ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
 - Cảm nhân ,phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
 - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.
B.Chuẩn bị:
 GV: Tài liệu dấu câu và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật, các bài tập
 HS: Ôn tập các kiểu câu chia theo mục đích nói.
C.Kiểm tra bài cũ: không.
D.Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của thầy-trò
 Nội dung.
a) Hoạt động 1: Ôn tập về các loại dấu câu đã học.
- Kẻ bảng, nêu câu hỏi để học sinh thực hiện
? Em đã được học về các dấu câu ở các lớp 6,7,8; hãy cùng các bạn trong nhóm liệt kê các loại dấu câu, chức năng của từng loại dấu câu đã học theo bảng sau:
 Cho hs thảo luận theo nhóm
 Gọi đại diện nhóm lên bảng điền theo mẫu.
 Gọi hs khác nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận.
 b) Hoạt động 2: Bài tập.
 * Bài tập 1. GV hứơng dẫn HS thực hiện các bài tập 1,2,3,4,5.
 ? Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chổ thích hợp.
? Đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chổ thích hợp.
 * Bài tập 2:
 ? Đặt dấu câu vào chổ thích hợp cho đoạn văn sau: 
* Bài tập 3
 Ghi chữ Đ vào trước câu đặt dấu đúng, chữ S vào trước câu đặt dấu câu sai.
STT
Dấu câu
 C. năng
 Ví dụ
1
2
3
4
Dấu (.)
Dấu (?)
Dấu (!)
Dấu (,)
 ................
 Tách vế
2. Bài tập.
 2.1 Bài tập 1:
 a) “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước,nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm mát hơn cả hoa cau, hoa bưởi; Người ta nhớ heo may giếng vàng. Người ta nhớ cá mè, rau rút ; Người ta nhớ trăng bạc, chén vàng...”
 (Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai)
 b) “ Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ôi độc lập!”
2.2 Bài tập 2.
 “Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ sống ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ đã gặp nhau ở một điểm chung đó là niềm yêu mến những làng quê bình dị, những phong cảnh đẹp của đất nước. Nhưng khác với thơ Nguyễn Trãi và một số nhà thơ cổ khác, thơ Nguyễn khuyến là sự kết hợp hài hoà giữa ước lệ và tả thực nên cảnh quê hương đất nước trong thơ ông hiện lên với những nét đặc trưng không thể lẫn. Thơ ông mang đậm hơi thở cuộc sống của làng quê. Sau Nguyễn Khuyến có nhiều nhà thơ đã tiếp thu những nét nghệ thuật đặc sắc của thơ cổ và thơ hiện đại, làm nên những bức tranh phong cảnh sinh động và đẹp đẽ.”
2.3 Bài tập 3. 
 Con đường nằm giữa hàng cây, toả rợp bóng mát.
 Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát.
 Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước.
 Động Phong Nha gồm (Động khô và Động nước)
 Nơi đây vừa có nết hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 Nơi đây vừa có nết hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẻ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
 - Liệu người ta có bắt cả chúng nó củng hót theo tiếng đức không nhỉ.
 Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đệp quá!
đ
 Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đệp quá.
 * Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về dấu câu của từng cặp câu dưới đây?
	a, Mẹ đã về.
	 Mẹ đã về!
	b, Bác tôi. Cụ Nguyễn Đạo Quán- là người giữ cuốn gia phả ấy.
	 Bác tôi (Cụ Nguyễn Đạo Quán) là người giữ cuốn gia phả ấy.
	c, Đến bao giờ mẹ mới được gặp con?
	 Đến bao giờ mẹ mới được gặp con!
 - Gv gọi hs phân tích ý nghĩa các dấu câu đặt sau các câu đã cho.
E. Củng cố- dặn dò.
 * Củng cố:
2
 Nêu các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.
 * Dặn dò:
 Tìm trong sgk hoặc trong sách tham khảo những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ và phân tích vai trò, tác dụng của chúng.
 * Rút kinh nghiệm
Tiết 3,4. 
Ngày soạn: Ngày dạy :
Vai trò và tác dụng của dấu câu
trong văn bản nghệ thuật. (tiếp )
Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiến thức và kỹ năng sau:
- ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
- Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Chuẩn bị:
 GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
 HS: Tìm những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ.
Kiểm tra bài cũ:
 Gv sử dụng bảng phụ ghi đoạn văn
 Gọi 1 hs lên đặt dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp:
 “ Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi củng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ trước là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta, sau nữa ông lại cho cháu lễ sông ông, (chẳng có tiền bạc gạo lợn, hay mâm cao cổ đầy thì củng phải lấy đầu làm lễ gọi là chút lòng thành của con, cháu các cụ) rồi xin phép ông để chúng tôi đưa cháu về nhà làm ăn.”
Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
a) Hoạt động 1: Bài tập 4
 Gv cho hs đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 ? Cùng một nội dung thông tin (ồ hắn kêu) nhưng sau mỗi câu tác giả lại dung các dấu câu khác nhau. Em hãy so sánh và nhận ra mục đích và tác dụng của dấu câu trong 2 câu văn trên.
 Hs phân tích làm rõ được:
 + Câu 1: Dấu chấm lửng mang ý nghĩa miêu tả, diễn tả một hành vi lạ lùng vủa Phí Phèo.
 + Câu 2: Dấu chấm than mang ý nghĩa cảm thán, diễn tả ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vi lạ lùng của Chí Phèo à sử dụng dấu câu như một biện pháp tu từ. 
Dấu chấm than đặt sau câu văn thứ ba có ý nghĩa gì? Nếu thay bằng dấu chấm thì ý nghĩa câu văn có gì thay đổi?
 Hs phân tích: 
à Thể hiện tâm trạng khao khát của Liên về một nơi náo nhiệt khác xa với không khí u buồn nơi Liên đang sống.
 ? Theo cách viết thông thường, em sẽ đặt dấu gì sau câu thứ hai?
 Theo em, tác giả đặt dấu chấm vào câu văn với dụng ý gì?
 HS phân tích được:
Dấu câu: dấu hai chấm
Dấu chấm có tác dụng thể hiện sự cương quyết của người nói.
Theo em, tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng trong câu “Vậy mà dưới mắt tôi thì”?
Nừu không dùn dấu chấm lửng thì có cách diễn đặt tương đương nào?
Cách diễn đạt nào hay hơn?
HS phân tích:
- Dấu chấm lửng diễn đạt ý chưa trọn vẹn.
Trong trường hợp này, dùng dấu chấm lửng hay hơn vì tâm trạng của người anh đã được làm rõ ở phần trước của truyện.
 b) Hoạt động 2: Bài tập 5.
- GV cho HS phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu: dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than trong các ví dụ:
 - HS phân tích tác dụng của dấu câu:
 + Dấu chấm than.
 + Dấu chấm lửng.
 + Dấu chấm.
à Sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách.
*
- HS phân tích câu 1:
- Dấu chấm đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt.
-> Biểu hiện tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên bong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước.
- Diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó 
- GV gọi HS phân tích tiếp các câu 2,3 (VD2)
*
- GV gọi HS phân tích dấu chấm lửng dùng trong đoạn.
HS phân tích được:
 + Dấu chấm lửng thể hiện lòng tự hào về thành tích của các chiến sĩ.
->Thái độ mỉa mai đối với địch.
c) Hoạt động 3: Đọc bài tham khảo.
-GV cho HS đọc bài “Dấu câu và tác dụng 
của dấu câu trong văn bản nghệ thuật”.
GV sử dụng máy chiếu, gọi 2 HS đọc, cả lớp chú ý theo dõi.
* Đoạn 1:
Bỗng choang 1 cái thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng ồ hắn kêu Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. ồ hắn kêu lên!
* Đoạn 2:
 Liên cầm tay em không đáp. Chuyền tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kem sáng hơn. Nhưng họ ở hà nội về! Liên lặng theo mơ tưởng
* Đoạn 3:
 Trong t/p Chữ người tử tù – Huấn Cao – một người tù tài hoa và đầy khí phách đã trả lời viên quản ngục:
 -Ngươi hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.
* Đoạn 4:
 Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi nhà văn Tạ Duy Anh đã diễn đạt tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái mình:
 “Tôi giật sững người”
 Vậy mà dưới mắt tôi thì 
 Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.
* Ví dụ 1:
 Ôi! Sáng xuân nay,xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau,vui ngẩn ngơ
 (Tố Hữu – Theo chân Bác)
* Ví dụ 2:
 Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
* * *
 Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc.
* * *
 Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiến hát
 ( Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước )
* Ví dụ 3:
 Một hồi kèn rúc
 Từ các ngọn núi của trợ chiến, tiếng súng chờ đợi gần một ngày trời bắt đầu nổ. Một trận đấu hoả lực, một trận đấu mócchê bắt đầu bằng toàn các thứ đạn của địch chiếm được buổi sáng.
 (Trần Đăng)
E. Củng cố, dặn dò.
Nêu vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
Gv cho HS các câu hỏi về nhà luyện tập:
1, Viết đoạn văn ngắn có dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
2, Viết câu hoặc đoạn văn có dùng dấu chấm lửng, cho biết giá trị sử dụng của dấu câu này.
3, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy; chỉ ra sự khác nhau về công dụng của hai dấu đó.
 * Bổ sung  
Tiết 5, 6.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Vai trò và tác dụng của dấu câu
 Trong văn bản nghệ thuật (tiếp theo).
A. Mục tiêu:
- HS sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.
B. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị bài tập, tài liệu về dấu câu.
- HS: Làm các bài tập đã cho ở tiết 3,4.
C. Bài cũ: 
 Nêu nhận xét của em về cách sử dụng dấu chấm lửng trong các câu thơ dưới đây: 
 Mai sau
 Mai sau
 Mai sau
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
 (Nguyễn Duy).
Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
6
a) Hoạt động 1: Luyện tập
GV nêu yêu cầu bài tập:
? Tìm trong SGK, Sách tham khảo những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu câu như mọt biện pháp tu từ và phân tích vai trò, tác dụng của chúng.
Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó dùng dấu hai chấm để báo hiệi lời trích dẫn và dùng dấu ngoặc kép để đ đóng khung lời trích dẫn.
GV cho HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bị .
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.
? Viết một câu hoặc một đoạn văn, trongđó có dùng dấu chấm lửng và cho biết giá trị sử dụng của loại dấu này.
GV gọi HS trình bày.
Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV cho HS viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng dấu phẩy, dáu ... ện pháp tu từ đã nêu.
c) Hoạt động 3: Bài tập 3.
 HS làm các bài tập trắc nghiệm
 GV treo bảng phụ, mỗi bảng là một bài tập
1. Hình ảnh nào sau đây trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa không phải là nhân hoá?
 A. Cây dừa sải tay bơi
 B. Cỏ gà rung tai
 C. Bố em đi cày về
 D. Kiến hành quân đầy đường
2. Phép nhân hoá trong bài ca dao “ Trâu ơi ” được tạo ra bằng cách nào?
 A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
 B. Dùng từ gọi người để gọi vật.
 C. Trò chuyện với vật như với người.
 D. Dùng từ chỉ tâm tư t/c của người để chỉ vật
3. Trong các câu văn sau, câu nào không có sử dụng so sánh?
 A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sang long lanh.
 B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
 C. Rồi cả nhà tôi- trừ tôi – vui như tết, khi bé Phương được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
D. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.
4. So sánh nào không phù hợp khi tả cảnh một đêm trăng sáng?
A. Trăng sáng dịu dàng như ánh sáng một ngọn đèn đường.
B. ánh trăng bập bùng như ánh lửa.
C. Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vừa được rẩy nước.
D. Vầng trăng trôi nhẹ nhàng trên bầu trời như một con thuyền.
5. Trong bài “ Vượt Thác ” của Võ Quảng, hai so sánh “ Như một pho tượng đồng đúc ” “ Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vỹ” cho thấy dượng Hương Thư là người như thế nào?
A.Khoẻ mạnh , vững chắc, dũng mãnh, hào hùng.
B. Mạnh khoẻ, không sợ khó khăn, gian khổ.
C. Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác.
D. Chậm chạp nhưng khoẻ mạnh, khó ai địch nổi
6. Tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong câu ca dao sau:
 - Cổ tay em trắng
 Đôi mắt em liếc dao cau
 Miệng cười  hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu... hoa sen
7. Trong những tính từ sau, tính từ nào không thể điền vào chỗ trống của thành ngữ “ như lim ”.
 A. Đỏ B. Nâu C. Bền D. Trắng.
8. Đọc các câu văn sau và trả lời các câu hỏi:
 ? Các so sánh trên có cùng loại không
 ? Các so sánh trên cùng loại so sánh gì
 ? Tác dụng của phép so sánh trong các câu văn trên là gì
ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ
Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của T.Sơn oai linh hùng vĩ.
Từ gần âm -> chơi chữ
Điển cố -> từ gần nghĩa
Từ tráI nghĩa
Từ đồng âm: non
Cóc, nòng nọc, trường từ vựng
Nòng nọc đứt đuôi -> thể hiện sự chia lìa
Dấu bôi vôi -> thể hiện tình nghĩa thuỷ chung
-Hoán dụ -> sức mạnh của con người chiến thắng khó khăn, đói nghèo.
 - So sánh gợi hình ảnh
 - Nhân hoá
- So sánh, điệp ngữ 
à Gợi hình ảnh, thể hiện sự mạnh mẽ, khoẻ khoắn của cây mía Cu-Ba.
- Điệp ngữ -> khẳng định ý chí của một dân tộc
- Điệp ngữ, liệt kê -> gợi sự chú ý
- Đảo ngữ -> nhấn mạnh sự vắng vẻ, thưa thớt của bóng dáng con người
- Điệp ngữ
1.
- Đáp án: C
2.
- Đáp án: C
3.
- Đáp án: D
4.
- Đáp án: B
5.
- Đáp án: A
6. - Đáp án:
  như ngà
  như là
  như thể
  như thể
7.
- Đáp án: D
8.
- Đáp án: có
- So sánh ngang bằng
- Gợi hình ảnh, gợi cảm, miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động
E. Củng cố – Dặn dò: 
 - Củng cố: ? Nêu vai trò, tác dụng của các biện pháp tu từ : nhân hoá, chơI chử, so sánh, liệt kê.
 - Dặn dò: + Ôn tập tiếp những biện pháp tu từ còn lại.
 + Tìm hiểu thêm các biện pháp tu từ khác: câu hỏi tu từ, 
*Rútkinhnghiệm
Tiết 19, 20.
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Vai trò, Tác dụng của một số biện pháp tu từ
tiếng việt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học.
 A. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Nhận biêt và nắm vững một số biện pháp tu từ tiếng Việt thườngđược sử dụng trong các tác phẩm vă học.
 - Luyện tập, bình về vai trò, tác dụng của các biện pháp tu từ tiếng Việt trong việc thể hiệný nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ.
 - Bồi dưỡng tâm hồn yêu văn học.
 B. Chuẩn bị: 
 GV: Đọc tài liệu, soạn bài, bảng phụ
 HS: tìm một số ví dụ vè đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng cá bịên pháp tu từ và bình cho đoạn văn, đoạn thơ đó.
 C . Bài cũ: 
 Gv kiểm tra phần chuẩn bị của HS
D.Tiến trình lên lớp
Hoạt đông của thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1: Luỵện tập.
 - HS cho vd và bình:
 VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
-> Mặt trời ở câu thứ nhất được dùng với nghĩa gốc chỉ mặt trời thật đang ngày ngày toả sáng trên bầu trời thì mặt trời ở câu thứ hai là hình ảnh ẩn dụ biể thị sự cao đẹp, vĩnh hằng, sự toả sáng từ con người Bác. Bác đang yên nghĩ trong lăng nhưng Bác vẫn mãi mãi là ánh sáng kì diệu luôn toả sáng chói lọi và rực rỡ à thể hiện lòng tôn kính thiêng liêng của nhan đan đối với Bác. 
- HS viết lời bình trong 10 phút.
GV gọi 1-2 em trình bày.
- HS khác nhận xét, góp ý.
 VD: Lối so sánh nói chung là tìm mối liên hệ sinh động để cụ thể hoá những cảm xúc và ý nghĩ trừu tượng. Phổ biến nhất là lối liên tưởng từ trừutượng sang cụ thể, từ thế giới vô hình sang thế giới có thực. 
 Vd: - Thấy bạn mà chẳng thấy chàng.
 Bâng khuâng như mất lạng vàng trên tay.
 - Bây giờ anh lấy người ta
 Như giao cắt ruột em ra làm mười.
 (Ca dao)
 Nỗi nhớ tiếc bâng khuâng của người con gái trong trường hợp thấy bạn mà chẳng thấy người yêu là một cái gì rất trừu tượng, khó tả của tâm trạng. Cách so sánh trên dẽ dàng làm rõ được tâm trạng đó. Mất lạng vàng trên tay là hình tượng rất cụ thể, rất thực đồng thời cũng diễn tả được nỗi bâng khuâng nhớ tiếc một cái gì không đền bù được, không lấy lại được.
- Câu hai thì nói được nỗi đau tinh thần được lộ tả bằng nỗi đau tột độ của thể xác: như dao cắt ruột 
- GV sử dụng bảng phụ có ghi bài thơ.
- HS đọc, nêu các phép nhân hoá, các phép nhân hoá được tạo ra băng cách nào.
-> dùng từ chỉ của người để chỉ hoạ động của vật.
 VD: Hàng bưởi đu đưa
 Bế lũ con
 Đầu tròn trọc lóc.
- HS viết ba câu văn có sử dụng phép nhân hoá theo ba cách sau:
 a) Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
 b) Dùng từ gọi người để gọi vật.
 c) Trò chuyện với vật như với người.
 - HS làm bài tập.
 - Gv sử dụng bảng phụ ghi các đoạn văn:
 * Đoạn 1:
 Cùng trong lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng, ý thiếp ai sầ hơn ai ?
 (Chinh phụ ngâm)
 * Đoạn 2: 
 “ Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiế thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như một hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả biếc, Ba Vì nỗi bồng bềnh như vị thàn bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn thần thoại. Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nỗi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sến  xanh ngát bạch đàn những đồi Mảng, đồi Hòn  Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân phơi phới mùa hội đua chen cuă cây cối. ”
(Võ Văn Trực – Vời Vợi Ba Vì)
 - HS phát biểu, bình.
Hoạt động 2: Một số biện pháp tu từ thông dụng khác
 - Gv giới tiệu một số biện pháp tu từ thông dụng khác chưa có chương trình phần tu từ tiếng Việt.
GV nêu ví dụ:
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình dật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
HS phân tích:
 Đoạn thơ tái hiện hình ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại qua những hành động cử chỉ rất đời thường thể hiện rõ sự chăm sóc tận tình, tỉ mỉ của Bác, sự thương yêu của Bác của Bác dành cho các chiến sĩ – tấm lòng như người cha làm xúc động nhà thơ,
người đọc.
GV nêu ví dụ:
 - Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
 Trước thầy sau tớ xôn xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
- Từ trang trọng: quá niên, ngoại tứ tuần, nhà băng, lầu trang đối chọi với các từ mộc mạc: mày râu nhẵn nhụi, lao xao, tót, sỗ sàng à khắc hoạ rõ bản chất của tên con buôn vô học, thô lỗ.
VD: 
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
à Sự sâu sắc của đàn bà thua kém rất nhiều sự nông nổi của đàn ông.
 - Cai Lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp  Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngả chổng quèo trên mặt đất
 à nét nghĩa riêng tạo ra sự rõ nét về chân dung nhân vật.
 VD : Cây tre việt nam!
 Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc việt Nam. 
VD: 
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
VD: “ Lượng xuân dù quyết hẹp hòi
Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru? ”
( Nguyễn Du )
VD: “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
 hoạ hai”
( Nguyễn Du)
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây thi mất vía, Hằng nga giật mình
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng vương
( Nguyễn Gia Thiều- Cung oán ngâm khúc)
- họ Lý, tức Lý Bạch- nhà thơ tài hoa đời Đường
 - chàng Vương, tức Vương Duy- danh hoạ đời Đường.
1. Tìm hai lời bình hay về iệc sử dụng biện pháp tu từ của một đoạn thơ, đoạn văn nào đó.
Viết lời bình (10 câu văn có sử dụng biện pháp tu từ ) cho một đoạn văn, đoạn thơ mà em thích. 
Em hãy tìm 3 VD về phép nhân hoá trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa và nêu rõ các nhân hoá đó được tạo ra bằng cách nào.
4. Sử dụng phép nhân hoá.
5.Phân tích vẻ dẹp của đoạn thơ, đoạn văn.
 Điệp ngữ.
biện pháp hoà hợp.
 sử dụng các từ ngữ có tính chất chung hoặc cao quý, trang trọng, hoặc giản dị mộc mạc.
Biện pháp tương phản
Sử dụng các từ ngữ có tính chất tráI ngược nhau: các từ ngữ cao quý đối chọi với các từ ngữ giản dị, mộc mạc.
3.Biện pháp đồng nghĩa- trái nghĩa.
Biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
Tác dụng: Nhấn mạnh một điều gì đó mà tránh được sự lặp lại từ ngữ đã dùng, đem lại sự sinh động, gợi hình, gợi cảm cho câu văn, đoạn văn.
4.Tu từ cú pháp
- Cây tre Việt Nam à Câu đặc biệt.
- Phép tu từ liệt kê các phẩm chất của cây tre.
5.Biện pháp đảo ngữ.
Đảo trật tự câu nhằm tạo ra một trật tự khác có ý nghĩa nghệ thuật.
 + Thay đổi tiết tấu câu văn, gây ấn tượng, gợi màu sắc biểu cảm nhờ vào việc đưa nội dung cần nhấn mạnh lên đầu câu.
6. Câu hỏi tu từ.
Loại câu hỏi không cần được trả lời à Tạo sự chú ý.
Ước lệ tượng trưng.
- Tác dụng: Tinh tế, hàm súc, uyên bác.
- Hạn chế: Gây khó hiểu cho người đọc, người nghe nếu không nắm bắt được những tầng nghĩa sâu xa của ước lệ tượng trưng.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Củng cố: GV đọc thêm phần tài liệu tham khảo.
- Dặn dò: Về nhà đọc lại các bài về văn nghị luận SGK lớp 7,8.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon NV89.doc