Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Thanh Vân

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Thanh Vân

Chủ đề 1: VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU

 TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Qua bài học này, HS sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:

 - Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể

 - Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 - Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.

B. Ý NGHĨA CHỦ ĐỀ.

 - Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung biểu đạt. trong văn bản viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu. Dấu câu trong văn bản rất phong phú: dấu chấm, dấu phảy, dấu hai chấm, dấu chấm phảy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu gạch ngang. Mỗi dấu câu có một vị trí và chức năng riêng trong câu.

 - Trong văn bản viết, các dấu câu cần được dùng đúng chỗ và đúng mục đích diễn đạt. Khi ấy nội dung của câu văn sẽ được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn. Sẽ rất khó tiếp nhận một văn bản nếu thiếu đi những dấu câu bởi ta sẽ không phân biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu và do đó sẽ không hiểu đúng được thông tin mà văn bản thông báo.

 Vì vậy thông qua chủ đề này GV cần nhấn mạnh về vai trò, tác dụng của dấu câu bởi dấu câu thực sự đã làm nên được những “khoảng lặng không lời” và mở ra cả một không gian cảm xúc để người đọc cảm nhận và suy tưởng.

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Thị Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 / 9/ 2007
Ngày dạy: 07 / 9 / 2007; 14 / 9 / 2007
Chủ đề 1: Vai trò và tác dụng của dấu câu 
 Trong văn bản nghệ thuật 
A.Mục tiêu cần đạt.
 Qua bài học này, HS sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
 - Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể
 - ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
 - Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.
 - Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.
B. ý nghĩa chủ đề.
 - Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung biểu đạt. trong văn bản viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu. Dấu câu trong văn bản rất phong phú: dấu chấm, dấu phảy, dấu hai chấm, dấu chấm phảy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu gạch ngang... Mỗi dấu câu có một vị trí và chức năng riêng trong câu.
 - Trong văn bản viết, các dấu câu cần được dùng đúng chỗ và đúng mục đích diễn đạt. Khi ấy nội dung của câu văn sẽ được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn. Sẽ rất khó tiếp nhận một văn bản nếu thiếu đi những dấu câu bởi ta sẽ không phân biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu và do đó sẽ không hiểu đúng được thông tin mà văn bản thông báo.
 Vì vậy thông qua chủ đề này GV cần nhấn mạnh về vai trò, tác dụng của dấu câu bởi dấu câu thực sự đã làm nên được những “khoảng lặng không lời” và mở ra cả một không gian cảm xúc để người đọc cảm nhận và suy tưởng.
C.Tài liệu, thiết bị dạy học.
 - Bài đọc: Dấu câu và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
 	 - Nghiên cứu hệ thống bài tập.
 - Liên hệ với phần Tiếng việt SGK Ngữ văn 7, Ngữ văn 8.
 - Tham khảo cuốn: Cảm thụ Ngữ văn 8.
D. Phân chia thời lượng.
Chủ đề này tiến hành trong 6 tiết.
* 2 tiết đầu: - Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ đề
 - Ôn tập về các loại dấu câu đã học.
* 3 tiết tiếp theo: Tổ chức cho HS thực hành luyện tập.
* 1 tiết cuối: Tổng kết, rút kinh nghiệm và kiểm tra, đánh giá.
Phân chia thời lượng như trên với yêu cầu học sinh phải đọc và tìm hiểu trước chủ đề này ở nhà. GV soạn riêng hệ thống bài tập phôtô cho học sinh để học sinh tiện theo dõi.
Hình thức tổ chức dạy học trên lớp: Chủ yếu của chuyên đề này là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và thực hành. Giáo viên chỉ nêu vấn đề và cùng với học sinh trao đổi, thảo luận, sau đó tổng kết hoặc giải đấp thắc mắc, cuối cùng là hướng dẫn học sinh kiểm tra đánh giá.
E. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Tiết 1+2
I/ Phần mở đầu.
GV giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ đề.
Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu chính là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ. Được sử dụng như một phương thức tu từ, dấu câu đã được xem như một loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết”. Trong tạo lập văn bản, nếu các em hiểu rõ công dụng của dấu câu và sử dụng hợp lí sẽ giúp cho nội dung được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn; tạo nên những sắc thái ý nghĩa mà người viết cần nhấn mạnh.
II/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Các em đã được học về các dấu câu và cách sử dụng dấu câu ở các lớp 6,7,8.
- Hãy liệt kê các loại dấu câu, chức năng của từng loại dấu câu đã học theo bảng sau đây:
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày.
GV nhận xét, kết luận và đưa bảng ôn tập này lên máy chiếu.
GV lưu ý HS: ở lớp 8 các em đã học về dấu gạch nối nhưng dấu gạch nối không phải là một dấu câu mà chỉ là một quy định về chính tả.
I. Ôn tập về các loại dấu câu đã học.
Lớp 6
Stt
Dấu câu
Chức năng
Ví dụ
1
Dấu chấm
Đặt ở cuối câu trần thuật
Hôm nay tôi đi học. Anh trai tôi thì đi làm.
2
Dấu phảy
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong câu.
Hôm qua, trời mưa to, nước trên đường vào làng lênh láng cả.
3
Dấu chấm than
Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
A! Mẹ đã về.
4
Dấu chấm hỏi 
Đặt ở cuối câu nghi vấn.
Anh đi đâu đấy?
Lớp 7
1
Dấu chấm lửng
Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết; lời nói ngập ngừng, ngắt quãng; làm giản nhịp điệu câu văn.
Thôi được, ngày mai tô sẽ đến, nhưng mà ... khó nói quá...
2
Dấu chấm phảy
Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp.
3
Dấu gạch ngang
Đánh dấu các bộ phận giải thích, chú thích
Đánh dấu lời nói trực tiếp.
Hà Nội – thủ đô nước VN là niềm tự hào của người dân Hà Nội. 
Lớp 8
1 
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần chú thích, giải thích, bổ sung thêm.
Cái Hà - cô bạn có chiếc răng khểnh ở lớp tôi học rất giỏi.
2
Dấu hai chấm
Đứng trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh. 
Trong cặp em có rất nhiều thứ: sách, bút, thước kẻ và cả compa nữa.
3
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp; từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Hôm qua cô giáo dặn cả lớp:”Sáng chủ nhật tuần này lớp ta đi lao động”.
II. Vai trò của dấu câu.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số đoạn văn.
- Nếu một đoạn văn bị lược bỏ dấu câu thì sẽ như thế nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV kết luận.
HS đọc đoạn văn 2.
- Nhận xét tác dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn em vừa đọc?
- Vì sao người con không hiểu đúng ý của người cha?
HS đọc đoạn văn 3.
- Nhận xét cách đặt dấu câu ở câu văn: “ồ hắn kêu” trong đoạn trích trên?
GV: Qua phân tích một số đoạn văn trên em rút ra kết luận gì khi sử dụng dấu câu? 
Đoạn văn 1:
“Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những hồ ao quang bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc le sâm cầm vịt trời bồ nông ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om sòm”.
* ND đoạn văn trên sẽ trở nên khó hiểu, khó tiếp nhận đối với người đọc vì ý nọ cứ tràn sang ý kí không chia tách được.
Đoạn văn 2: (Mẩu chuyện vui).
Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trăng trối. Ông cụ thều thào dặn con:
- Đừng uống trà ... uống rượu con nhé!
- Đừng đánh cờ ... đánh bạc con nhé!
Anh con trai vốn là người con có hiếuluôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.
* Dấu chấm lửng trên dùng để biểu thị lời dặn bị ngắt quãng (do sức lực suy kiệt của người sắp mất). Người con trai tưởng chỗ ngắt quãng là ngắt ý nên đã hiểu sai ya người cha dặn.
Đoạn văn3:
Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng (1) ... ồ hắn kêu (2) ... Hắn vừa chửi, vùa kêu làng như bị người ta cắt họng. (3) ồ hắn kêu! (4)
* Dấu chấm lửng sau câu thứ hai mang ý nghĩa miêt tả, diễn tả một hành vi lạ lùng của Chí Phèo.
 Dấu chấm than sau câu 4 mang ý nghĩa cảm thán diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vi lạ lùng đó của Chí Phèo.
- Khi tạo lập văn bản không thể thiếu dấu câu.
Cần sử dụng dấu câu phù hợp, đúng mục đích diễn đạt.
Hiểu công dụng từng loại dấu câu để vận dụng trong từng trường hợp cụ thể.
 Duyệt giáo án của Ban Giám hiệu
 .................................................................................................
 .................................................................................................
 .................................................................................................
 Người duyệt giáo án
Ngày soạn: 11 / 9 /2007
Ngày dạy: 
Tiết 3 + 4 + 5.
Hướng dẫn, tổ chức học sinh thực hành, luyện tập.
Bài tập 1: Đặt dấu chấm, dấu phảy vào chỗ thích hợp.
 Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đã đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngọt ngào mùi hoa xoan còn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bạc chén vàng.
 (Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng)
* Gợi ý: 
 - Hình thức: Gọi 1 HS lên bảng làm
 - Yêu cầu: HS dưói lớp nhận xét, GV kết luận, cho điểm.
Bài tập 2: Đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
 Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây
 Sông Hồng chảy về đâu Và lịch sử
 Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
 Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây
 Rồi cờ sẽ ra sao Tiếng hát sẽ ra sao
 Nụ cười sẽ ra sao
 Ôi lịch sử
 (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
 Hình thức: Giống BT1.
Bài tập 3: Trong những câu dưới đây, câu nào đã đặt dấu câu đúng, câu nào đặt dấu chưa đúng. Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước mỗi câu.
 a. Con đường nằm giữa hàng cây, toả rợp bóng mát.
 Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát.
 b. Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước.
 Động Phong Nha gồm (Động khô và Động nước).
 c. Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
 d. Trên mái tường, chim bồ câu gật gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
 - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ?
 Trên mái tường, chim bồ câu gật gù thật khẽ và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
 - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hát bằng tiếng Đức không nhỉ?
 e. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá!
 Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá.
 * Gợi ý: - Hình thức: HS làm theo nhóm.
 - Đáp án: Câu a: Đ - S
 Câu b: Đ - S
 Câu c: S - Đ
 Câu a: Đ - S
 Câu d: S - Đ
 Câu e: Đ - S
Bài tập 4: Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về dấu câu của từng cặp câu dưới đây:
a. Mẹ đã về.
 	 Mẹ đã về!
b. Bác tôi - Cụ Nguyễn Đạo Quán - là người giữ cuốn gia phả ấy.
 	 Bác tôi (Cụ Nguyễn Đạo Quán) là người giữ cuốn gia phả ấy.
c. Đến bao giờ mẹ mới gặp được con?
 	 Đến bao giờ mẹ mới gặp được con!
d. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.
 	 U tôi già đi từ bao giờ; U tôi đã già đi lúc nào, tôi thực không hay.
*Gợi ý: 
 - Hình thức: HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời.
 - Đáp án: Câu a: ý 1 là câu kể bởi cuối câu có dấu chấm.
 ý 2 là câu cảm bộc lộ cảm xúc, cuối câu có dấu chấm than.
 Câu b: cả 2 ý đều mang ý nghĩa giải thích.
 Câu c: ý 1 là câu hỏi độc thoại nội tâm, cuối câu có dấu hỏi.
 ý 2 là câu bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự mong mỏi, khát khao gặp con của người mẹ.
 Câu d: ý 1 là câu tự vấn, tự trách mình đã có lúc vô tình không quan tâm đến mẹ vì thế khi nhận thấy người mẹ của mình đã già lòng người con không khỏi những xót xa. 
 ý 2 là câu kể, kể về tuổi già đến với người mẹ quá nhanh khiến người con không kịp nhận ra.
GV kết luận: Như vậy dấu câu ngoài ý nghĩa d ... .......................................................................................................................................................................................
- Giới thiệu truyền thống văn hoá. lịch sử
............................................................................................................................................................................................................................................................................
- nêu giá trị của cảnh đẹp
............................................................................................................................................................................................................................................................................
 C. Kết bài: bày tỏ thái độ, tình cảm đối với cảnh đẹp, khuyến khích khách du lịchđến than quan cảnh đẹp của quê mình.
2. Viết thành bài văn hoàn chỉnh
( Nếu không còn thời gian yêu cầu HS về nhà làm)
III.Tổng kết – Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Ôn luyện các vấn đề.
Chuẩn bị chủ đề tiếp theo.
 Duyệt giáo án của BGH
 ..................................................................................
 .................................................................................. 
 Bỉm Sơn ngày ... tháng 2 năm 2008
 Người duyệt giáo án
 ..............................................
Ngày soạn: 1 / 3 /2008
Chủ đề 2: Văn nghị luận 
A.Mục tiêu cần đạt.
 Qua bài học này, HS sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
 - Hệ thống hoá những kiến thức để có những kĩ năng cơ bản trong việc làm các bài tập về văn nghị luận.
- HS được ôn lại khái niệm, cách làm các kiểu bài nghị luận: chứng minh, giải thích với các đối tượng khác nhau.
- Luyện kĩ năng lập dàn ý và viết đoạn văn, viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh
B.Tài liệu, thiết bị dạy học.
 - Nghiên cứu SGK.
 	 - Nghiên cứu hệ thống bài tập.
 - Liên hệ với phần Tập làm văn SGK Ngữ văn 7, Ngữ văn 8.
 - Tham khảo cuốn: Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ Ngữ văn 8.
C. Phân chia thời lượng.
Chủ đề này tiến hành trong 6 tiết.
* 3 tiết đầu: - Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ đề
 - Ôn tập về văn bản nghị luận.
* 3 tiết tiếp theo: Tổ chức cho HS thực hành luyện tập.
 Tổng kết, rút kinh nghiệm và kiểm tra, đánh giá.
Phân chia thời lượng như trên với yêu cầu học sinh phải đọc và tìm hiểu trước chủ đề này ở nhà. GV soạn riêng hệ thống bài tập phôtô cho học sinh để học sinh tiện theo dõi.
Hình thức tổ chức dạy học trên lớp: Chủ yếu của chủ đề này là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và thực hành. Giáo viên chỉ nêu vấn đề và cùng với học sinh trao đổi, thảo luận, sau đó tổng kết hoặc giải đấp thắc mắc, cuối cùng là hướng dẫn học sinh kiểm tra đánh giá.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Tiết 1+2 +3
I/ Phần mở đầu.
GV giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ đề.
II/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
HS nhắc lại khái niệm văn NL đã học ở L7.
- Hãy lấy dẫn chứng về một vài văn bản thuộc văn NL mà em đã học?
- Bản chất của bài văn NL là gì? 
HS lấy VD, xác định luận điểm
Hãy phân biệt các yếu tố tạo nên bản chất của loại văn này?
HS thảo luận.
- Làm thế nào để nêu rõ luận điểm?
- Xác định vị trí của câu chủ đề?
- Nêu cách trình bày luận cứ trong bài văn NL?
- Theo em khi làm văn NL có cần chuyển đoạn không? Mục đích để làm gì?
- Nêu những yêu cầu khi chuyển đoạn văn?
HS nêu ví dụ.
- Việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn NL mang lại hiệu quả gì?
- Yêu cầu khi sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn NL?
- Vai trò của yếu tố MT và TS trong bài văn NL?
- Yêu cầu khi sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm?
I. Thế nào là văn nghị luận?
Là loại văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trường của mình trên cơ sở chân lí
 HS nêu VD.
II. Bản chất của bài văn nghị luận
1. Luận điểm:
Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận.
* Yêu cầu: Luận điểm phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề (vấn đề cần bàn luận)
- Cần được sắp xếp theo môtk trình tự hợp lí:
+ LĐ trước phải chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau.
+ LĐ nêu sau phải tiếp tục hỗ trợ cho luận điểm đã nêu trước đó.
2. Luận cứ
- Là căn cứ để lập luận, để chứng minh hay bác bỏ
- Được hình thành bằng các lí lẽ hoặc dẫn chứng
3. Lập luận
Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày các lí lẽ, các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm
III. Cách trình bày luận điểm
1. Nêu luận điểm
- Chú ý câu chủ đề: gọn gàng, rõ ý
- Câu chủ đề nêu luận điểm có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn
2. Trình bày luận cứ
- Cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Lập luận được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự khăng khít với nhau: lí lẽ sau kế thừa thành quả của lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cơ sở cho lí lẽ sau theo một trật tự hợp lí, không thể bác bỏ.
3. Kĩ năng chuyển đoạn
- Mục đích: nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong ở trên
- Yêu cầu:
+ Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên hoặc đặt ở vị trí cuối đoạn.
+ Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức các luận cứ đó theo một trình tự hợp lí.
+ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe)
IV. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Giúp cho văn NL có hiệu quả thuyết phục hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe)
- Để bài văn NL có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói (viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm
- Sự diễn tả cảm xúc cần phải chận thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
V. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn NL
- Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn. Do đó sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
- Các yếu tố TS và MT khi đưa vào bài văn NL phải xuất phát từ nhu cần NL. 
- Phù hợp với luận điểm, luận cứ; phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, luận cứ và không phá vỡ mạch lạc NL của bài văn.
Tiết 4 + 5 + 6: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1: Khoanh tròn vào nhận xét đúng 
ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì?
Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm.
Thể hiện một phần nội dung của luận điểm
Trình bày luận điểm sinh đông, hấp dẫn
Cả A, B, C đều sai.
2. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?
A. Tác động mạnh mẽ tới tình cảm
B. Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận
C. Giải thích rõ ràng hơn vấn đề NL
D. Cả A, B, C đều sai
3. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn NL là gì?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. cả A, B, C đều sai
Bài tập 2: Nếu phải viết bài tập làm văn:
 Giải thích câu nói của M. Goóc-ki: “Hãy yêu sách. Nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”, thì:
a, Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm sau đây:
- Sách là gì? Vì sao ta phải yêu sách?
- Tại sao sách lại là nguồn kiến thức?
- Giáo dục giải phóng con người khỏi áp bức, khỏi phụ thuộc vào kẻ khác.
- Cách chọn sách tốt để đọc?
- Nên chọn sách như thế nào?
- Em hiểu “con đường sống” trong câu nói của M.Gooc-ki là thế nào? Nếu con người không đọc sách, nghĩa là không có kiến thức, nghĩa là chết. Có đúng không?
- Em làm gì để thể hiện lòng yêu sách?
b. Sắp xếp các luận điểm đã cho theo trình tự hợp lí, bổ sung để tạo thành một dàn ý
c. Chọn một luận điểm trong dàn ý vừa lập rồi viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Bài tập 3: Cho câu chủ đề sau: 
Nếu không có hình tượng nghệ thuật: con chó Vàng, chắc chắn tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao không thể hay đến thế.
Hãy phát triển câu chủ đề đã cho tạo thành một đoạn văn NL từ 12 đến 15 câu.
Từ đoạn văn đã viết trên, có thể cho biết các luận cứ của luận điểm đã nêu được trình bày theo trình tự hợp lí nào?
Bài tập 4: Cho vấn đề sau:
Vì sao đoạn trích trong chương XVIII tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố lại được người biên soạn đặt nhan đề là “Tức nước vỡ bờ”?
Hãy triển khai vấn đề trên trong một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp? 
Bài tập 5: Hãy sắp xếp các luận điểm cho dưới đây hợp lí với đề văn: Giải thích câu nói: lao động là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.
LĐ tạo ra của cải vật chất – nguồn sống của con người
LĐ là nguồn sống của con người
LĐ đem hạnh phúc đến cho con người
LĐ làm cho con người sống tốt hơn
LĐ sẽ làm cho chân tay khéo léo
Con người không chỉ cần của cải mà cần sống hạnh phúc
Bài tập 6: Em chọn những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây: nhân vật, nhạc điệu, miêu tả, biểu cảm, tự sự, luận điểm, luận cứ, lập luận để điền vào chỗ trống:
Trong một bài văn nghị luận:
Những yếu tố bắt buộc cần phải có là: ...................................................
Những yếu tố có tác dụng xen vào là: ...................................................
Bài tập 7: Luyện tập làm văn theo một số đề văn sau:
Từ đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (BNĐC) em hãy thay lời Nguyễn Trãi viết một bản tuyên ngôn độc lập
Em hãy giải thích câu nói: “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” ( Luận học pháp)
Bản án chế độ thực dân Pháp” của NAQ là một tác phẩm chính luận sắc sảo, một phóng sự công phu và một tác phẩm văn chương độc đáo.
Thông qua chương “Thuế máu” em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bài tập 8:
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?
Tìm hiểu đề văn trên
Nêu hướng lập dàn ý cho đề văn.
Dự định của em khi đưa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, tự sự vào các ý nào, đoạn nào thì sẽ khiến bài văn đạt hiệu qủa cao.
Dựa vào các kiến thức, kĩ năng hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh
III.Tổng kết – Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Ôn luyện các vấn đề.
Chuẩn bị chủ đề tiếp theo.
 Duyệt giáo án của BGH
 ..................................................................................
 .................................................................................. 
 Bỉm Sơn ngày ... tháng 4năm 2008
 Người duyệt giáo án
 ..............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CUA THANH HOA.doc