Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Giáo viên: Nguyễn Đình Trường

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Giáo viên: Nguyễn Đình Trường

CHỦ ĐỀ 1

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

 TIẾT1: ÔN TẬP VỀ CÁC DẤU CÂU ĐÃ HỌC

A. Mục tiêu: - Giúp h/s :

 +Hệ thống lại các loại dấu câu đã học.

 +Rèn luyện kĩ năng nhận biết & sử dụng dấu câu trong một số đoạn văn cụ thể.

 B. Tổ chức dạy học.

 1- Ổn định lớp

 2- Bài mới.

 I- Các loại dấu câu đã học

 Giáo viên dùng bảng phụ , kẻ bảng như sách giáo khoa. GV hướng dẫn h/s trả lời và điền vào cột. ( HS được thảo luận theo nhóm)

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Giáo viên: Nguyễn Đình Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày 16/8/2009
	CHủ đề 1
Vai trò và tác dụng của dấu câu trong văn bản nghệ thuật
 Tiết1:	Ôn tập về các dấu câu đã học
A. Mục tiêu: - Giúp h/s :
	 +Hệ thống lại các loại dấu câu đã học.
	 +Rèn luyện kĩ năng nhận biết & sử dụng dấu câu trong một số đoạn văn cụ thể.
 B. Tổ chức dạy học.
 1- ổn định lớp
 2- Bài mới.	
 I- Các loại dấu câu đã học 
 Giáo viên dùng bảng phụ , kẻ bảng như sách giáo khoa. GV hướng dẫn h/s trả lời và điền vào cột. ( HS được thảo luận theo nhóm) 
TT
 Dấu câu
 Chức năng
 Ví dụ
1
 Dấu chấm
 Đặt ở cuối câu trần thuật
Em làm bài tập
2
Dấu phẩy
Tách các vế câu, các từ ngữ có quan hệ ngang nhau
Lớp 8A, lớp 8B học buổi sáng
3
Dấu chấm phẩy
Để tách các ý có quan hệ....
...........................
4
Dấu chấm hỏi
Đặt sau câu nghi vấn và câu hỏi tu từ..........
Em là ai?
Cô gái hay nàng tiên
5
Dấu chấm cảm
Dùng sau câu cảm thán & câu cầu khiến.
Chao ôi! Trăng sáng quá!
6
Dấu hai chấm
Dùng trước lời dẫn trực tiếp (đặt trước lời thoại)..........
............................
7
Dấu ba chấm
Diễn tả những gì khó diễn đạt bằng lời hoặc những gì không thể kể hết.................
.............................................................
8
Dấu gạch ngang
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu, đặt trước lời thoại..........
..............................
9
Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu phần chú thích........
Lí Bạch( 701-762)
10
Dấu ngoặc kép
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp............
.Hàng loạt vở kịch ra đời như “giác ngộ” “Bên kia sông đuống “.... ...
 Giáo viên cho học sinh thi nhau lên điền vào các cột, các học sinh khác nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung chốt lại nội dung bài học.
 * Hướng dẫn học ở nhà:
	-H/S ôn kĩ lại những kiến thức đã ôn trên lớp.
 *Rút kinh nghiệm giờ dạy.
 ..............................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 20/8/2009
	 Tiết 2:	Luyện tập về các dấu câu đã học
 A. Mục tiêu: - Giúp h/s:
	 +Phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các VBNT
	 + ý nghĩa và hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu
 B. Tổ chức dạy học.
 1- ổn đinh lớp.
 2- Kiểm tra bài cũ: ? Dấu phẩy, dấu chấm phẩy có công dụng gì?
 3- Bài mới.
	II- Luyện tập.
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập ( SGK) Giáo viên chia ba nhóm thảo luận 3 đoạn văn
* Đoạn 1: Đặt đấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp.
 (H/S thảo luận nhóm )
 * Đoạn 2: Đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
 (H/S thảo luận nhóm) 
 * Đoạn 3: Đặt dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp.
 Sau khi học sinh đại diện nhóm trả lời – nhóm khác nhận xét ,bổ sung . GV Chốt .
* Đoạn 1:
 Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt yêu thương, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiến đấu dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngàn ngạt mùi hoa xoan......
* Đoạn 2:
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu ? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ?
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ôi độc lập!
* Đoạn 3: “ Thôi thì bây giờ..........lễ các cụ (Trước là lễ gia tiên, sau là lễ sống ông) chẳng có tiền bạc gạo lợn,hay mâm cỗ cao đầy thì cũng phải lấy đầu làm lễ- gọi là chút lòng thành của con,cháu các cụ – rồi xin phép ông để chúng tôi đưa cháu về nhà làm ăn.
 Giáo viên chốt lại kiến thức bài học
 C –Hướng dẫn học ở nhà:
 - Chuấn bị trước bài tập 2,3,4 
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày 25 /8/09
 Tiết 3. 
 Luyện tập về các dấu câu trong VBNT (tiếp theo)
 A. Mục tiêu: Giúp h/s;
	- Biết sử dụng dấu câu cho phù hợp trong đoạn văn
	-Tiến hành làm các bài tập2,3
 B. Tiến trình dạy học: 
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
	?Dấu chấm hỏi có công dụng gì? Nêu ví dụ?
 3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
 Giáo viên cho học sinh đọc BT2
( GV đã viết sẵn bài tập vào bảng phụ)
GV chia lớp thành 2nhóm thảo luận
 ? Trong 2 đoạn văn sau có những dấu câu đặt chưa chính xác, đặt lại cho phù hợp?
(Đại diện nhóm lên làm- nhóm khác nhận xét, bổ sung- Giáo viên kết luận)
 H/s đọc đoan văn 2
 Học sinh đọc bài tập 3
 * Trong những câu sau , câu nào đặt đấu câu đúng?
 GV cho học sinh thảo luận theo nhóm, đại điện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung . GV kết luận 
=> GV chốt đáp án:
-Câu1; Sai -Câu5:Đ
-Câu2: Đúng -Câu6:S
- Câu3;Đ -Câu7:Đ
- Câu4: S -Câu8:S
 -Câu9: Đ
 -Câu10: S
 * GV lồng vào văn bản “ Tôi đi học”
cho một vài đoạn văn trong văn bản Gv sử dụng dấu câu sai yêu cầu h/s sửa lại
* Bài tập 2:
 Đoạn văn 1:- Thay dấu chấm bằng dấu phẩy 
“......một số nhà thơ cổ khác, thơ Nguyễn Khuyến là ......” -Thay dấu phẩy bằng dấu chấm.
 “ Thơ ông mang đậm hơi thở của cuộc sống làng quê. Sau Nguyễn Khuyến, có nhiều nhà thơ.....”
 Đoạn văn 2:
 -Thay dấu phẩy bằng đấu chấm sau cụm từ “......người yêu của mình. ở đây, nhà thơ......
- Thay dấu phẩy bằng đấu hai chấm ,thay dấu phẩy bằng dấu chấm
 “.....hai nhân vật trữ tình: “ Thuyền” là hình ảnh người con trai, còn bến là hình ảnh người con gái. Thông qua.....”
 -Thay dấu phẩy bằng dấu chấm sau ...người mình yêu. Có thể nói....
Bài tập 3
1. Con đường nằm giữa hàng cây, toả rợp bóng mát.
2.Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát. 
 3.Động Phong Nha gồm : Động khô và Động nước.
4.Động Phong Nha gồm(Động khô và Động nước).
5. Nơi đây vừa có nét hoang sơ bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
6. Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm.Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
7. Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
+ Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ ?
8. Trên mái trường,chim bồ câu gù thật khẽvà tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
 + Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiéng Đức không nhỉ?
9. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá!
10. Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá.
- Hs sửa lỗi
 * GV chốt kiến thức bài học 
 C- Hướng dẫn học ở nhà;
 -Làm lại các bài tập
 - Chuẩn bị BT 4,5
 * Rút kinhnghiệm
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày soạn 6/9/2009
Tiết 4 Luyện tập về các dấu câu trong văn bản 
 nghệ thuật ( Tiếp theo)
 A. Mục tiêu:
	- Học sinh sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật 
	-Tiến hành làm các bài tập 4,5
 B. Tiến trình dạy học.
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của 2 h/s
 3. Bài mới. 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
Bài tập 4. - Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về dấu câu của từng cặp dưới đây.
 Học sinh thảo luận nhóm (2 nhóm)
=> GV bổ sung, kết luận
- HS đọc đoạn văn 1,2,3 
? ở đoạn văn 1 cách dùng dấu (...) diễn tả điều gì?
Dấu chấm than đặt sau câu văn thứ 3 có ý nghĩa gì?
 ? Nếu thay bằng dấu chấm thì ý nghĩa câu văn có gì thay đổi?
? Tại sao tác giả dùng dấu(...) trong câu “ Vậy mà dưới mắt tôi thì...?
-HS đọc bài tập, phân tích ý nghĩa tu từ của đấu câu?
( Thảo luận nhóm - đại diện nhóm trình bày ) GV bổ sung kết luận.
? ý nghĩa của đấu chấm than !, dấu (...)
? ý nghĩa của dấu chấm.?
 ? ý nghĩa của dấu (...) ?
a,- Mẹ đã về. -> Sắc thái bình thường
 -Mẹ đã về! -> Ngạc nhiên vui vẻ
b,- Đến bao giờ mẹ mới được gặp con?
 -> Câu hỏi nghi vấn.
-Đến bao giờ mẹ mới được gặp con!
 -> Tâm trạng băn khoăn, mong muốn được gặp con
c,- U tôi đã già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.
 -> Hai câu hỏi tu từ diễn tả tâm trạng băn khoăn day dứt.
- U tôi già đi từ bao giờ, U tôi đã già đi lúc nào, tôi thực không hay.
 -> Trần thuật về mẹ
 Đoạn văn1 :
 - ...ồ hắn kêu...
 -> Tiếng kêu của hắn kéo dài, kêu nhiều.
- ồ hắn kêu!
 -> Tiếng kêu gây cảm giác khó chịu, ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến.
Đoạn văn 2:
- Nhưng họ ở Hà Nội về!
-> Tâm trạng ngạc nhiên của Liên.
- Nếu thay bằng dấu chấm ý nghĩa của câu văn nói rõ những người đi trên chuyến tàu đêm (Câu trần thuật).
Đoạn văn 3:
- Vậy mà dưới mắt tôi thì...?
-> Diễn tả những điều “tôi” không tiện nói ra.
Bài tập 5
VD1
 Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
-> Cảm giác sung sướng
Bác về...im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
-> Niềm vui khôn tả,xúc động thiêng liêng
VD2 - Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
-> Câu trần thuật , khẳng định vẻ đẹp của đất nước , nhưng vì tương lai của đất nước Bác không thể ở lại, mặc dù bác rất quyến luyến.
- Luận cương đến Bác Hồ. Và người đã khóc.
-> Câu trần thuật, Thể hiện cảm xúc vui sướng của Bác.
- Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát.
-> Niềm vui khi đất nước toàn thắng.
VD3
......Một trận đáu moóc chi lê bắt đầu bằng...toàn các thứ đạn của địch.
->Còn nhiều, không thể kể hết.
 C- Hướng dẫn học ở nhà.
 -Làm lại các bài tập.
 - Đọc trước bài đọc “Dấu câu và tác dụng của dấu câu”
 * Rút kinh nghiệm 
.................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................
 	Ngày12/9/09
Tiết 5 Bài đọc: Dấu câu và tác dụng của dấu câu 
 trong VBNT
 A. Mục tiêu:
	- Qua bài đọc giúp học sinh nắm được tác dụng của việc sử dụng đúng các dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm các bài luyện tập .
 B. Tiến trình dạy học .
 * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra BT1 phần luyện tập của 1-2 h/s .
 * Bài mới: 
 - Giáo viên hướng dẫn h/s đ ... 
Ngày 25/12 /2009
Tiết 18 Ôn tập – kiểm tra chủ đề 3
A, Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Hệ thống các biện pháp tu từ đẫ học .
-Cũng cố kiến thức qua việc làm một số bài tập đã.
B. Chuẩn bị: Bảng phụ 
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1: 
I- Hệ thống lại bài đọc ( SGK) . Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ Tiếng Việt 
II- Đọc lại tài liệu tham khảo (sgk) 
III- Bài tập .
BT1. ( GV ) cho học sinh quan sát bảng phụ có ghi sẵn bài tập sau đây.
 hs làm việc độc lập – trả lời
 Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong từng câu, đoạn thơ sau? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó
 a, Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 -> Hoán dụ : Khẳng định sức lao động , đề cao giá trị của người lao động
 b, Quê hương ta là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
 -> So sánh: Con diều biếc so sánh vơí quê hương tạo nên một hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo , diễn tả tình yêu quê hương gắn bó kỷ niệm tuổi thơ.
 c, Vất vả và gian lao
 Đất nước bốn nghìn năm
 Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
 -> Nhân hoá: Đất nước như mẹ hiền tần tảo “ vất vả và gian lao”
-> So sánh Đất nước như vì sao
 Tạo nên một đất nước tráng lệ, trường tồn. Chữ “ Cứ” làm cho ý thơ được khẳng định đất nước đang hướng về tương lai, với sức mạnh kì diệu với niềm tin sắt đá.
BT2. Tìm những câu, đoạn thơ văn đã học trong những bài văn lớp 8 có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ 
 ( Thảo luận nhóm - Đại diên trình bày)
 - Ví dụ: 
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
( Ông Đồ – Vũ đình Liên)
 -> Nhân hoá
- Bài “Quê Hương” của Tế Hanh
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 -> So sánh
Cánh buồn giương to nnhư mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 -> So sánh, ẩn dụ
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 ->Nhân hoá .
Hoạt động 2:
IV. Kiểm tra: 
- GV kiểm tra lại các kiến thức đã học bằng hình thức vấn đáp ( Chủ yếu là các kiến thức lý thuyết).
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Xem lại toàn bài.
	- Chuẩn bị chủ đề 4: Nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 02/1 /2010
CHủ đề 3:
Nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
 (Thời gian: 6 tiết)
* Mục tiêu chung:
	Giúp HS:
- Nắm được thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận.
- Thế nào là lập luận, vai tro, hiệu quả, tác động của nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận.
- Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm; các loại luận cứ; cách sử dụng luận cứ; một số phép lập luận tiêu biểu.
- Rèn kỹ năng lập luận khi làm văn nghị luận.
Tiết 19: vai trò của lập luận trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận.
- Lập luận và vai trò của lập luận trong văn nghị luận. 
B. Chuẩn bi: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? KT sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2:Hướng dẫn ôn tập.
- GV cho HS đọc bài”Vai trò của lập luận trong văn nghị luận”.
- Hướng dẫn cho HS nắm lại các khái niệm của văn Nghị luận, đặc điểm của văn Nhị luậnvà lập luận của nó.
? Văn nghị luận là gì?
? Trong cuộc sống hàng ngày, văn nghị luận được thể hiện như thế nào?
? Đặc điểm của văn nghị luận là gì?
? Luận điểm là gì?
? Luận cứ là gì?
? Lập luận là gì?
? Vai trò của lập luận trong văn nghị luận?
- GV chốt tiết học và cho HS khái quát.
I. Văn nghị luận là gì?
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
- Trong cuộc sống văn nghị luận được thể hiện qua các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, các ýa kiến trên báo chí...
II. Đặc điểm của văn nghị luận.
1. Luận điểm.
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, câu phủ định và được thể hiện sáng tỏ, nhất quán.
2. Luận cứ:
Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn tiêu biểu thì mới làm cho luận điểm có tính thuyết phục.
3. Lập luận.
Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm(Cách sắp xếp luận điểm).
- Lập luận phải chặt chẽ,hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục
III.Vai trò của lập luận.
- Là đặc trưng quan trọng trong văn nghị luận, thể hiện năng lực suy lý, năng lực thuyết phục của người viết.
- Là yếu tố quan trọng tạo nên sự lôgic, độ chính xác, độ sắc bén.
- Yêu cầu: + Lập luận phải chặt chẽ, kín cạnh.
 + Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc.
 + Đòi hỏi tư duy lôgíc.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Xem lại toàn bài.
	- Chuẩn bị tiết tiếp theo..
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 12/1 /2010
Tiết 20: thực hành tìm hiểu nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức đã học vào giải một số bài tập.
- Củng cố để HS hiểu thêm vai trò của lập luận trong văn nghị luận qua hệ thống bài tập.
B. Chuẩn bi: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? Văn nghị luận là gì ? Đặc điểm của văn nghị luận?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho HS lần lượt giải các bài tập SGK(T63-T71)
Bài tập1:
- GV cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK
- GV gợi ý yêu cầu cho HS suy nghĩ
- Gọi HS trả lời- GV chốt.
* Đoạn 1: Miêu tả bến Trà Cổ, vẻ đẹp của bến nước, dòng sông, đêm trăng nơi miền quê sông nước.
* Đoạn 2: Văn nghị luận: Thuyết phục vấn đề: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống.
Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc đoạn văn.
- CH HS thảo luận theo bàn, sau đó gọi đại diện trình bày.
* Đoạn văn lập luận: “Con thấy... nói thêm”.
 Là đoạn văn chứng minh: dùng những chứng cứ rõ ràng rồi đi đến kết luận.
* Câu mang luận điểm: “Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi”.
* Điều bất ngờ là câu nói của đứa bé hợp với suy nghĩ của nó, với tư duy của nó nhưng trái với tư duy của người cha.
Bài tập 3:
- GV dùng bảng phụ có 3 câu trong sách giáo khoa.
- Gọi HS đọc.
- GV định hướng yêu cầu.
- Cho HS thảo luận- Gọi HS trả lời.
- GV chốt.
* Sắp xếp lại: câu 3-1-2.
 Đoạn văn được trình bày theo lối quy nạp. Câu mang luận điểm nằm ở cuối đoạn.
Bài tập 4: 
- GV cho HS suy nghĩ trả lời, sau đó chốt.
 Đoạn 2: Điền từ “nhưng, khi” phù hợp:
“ Kiều không biết mấy lần nhìn trăng......... cảnh trăng mỗi lần một khác...............:
rạo rực yêu đương,................. gần gũi âu yếm, ........................ bát ngát bao la, .......
ám ảnh như một lời trách móc,................ cô đơn, ......................... tàn tạ,.................
mong manh. Có thể nói thiên nhiên trong truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ...................... không mấy khi không có mặt và luôn thấm đượm tình người”.
( Hoài Thanh)
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Xem lại toàn bài.
	- Chuẩn bị các bài tập tiếp theo.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày 20/1 /2010
Tiết 21: thực hành tìm hiểu nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận 
 (Tiếp)
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
- Qua các bài tập nắm được cách lập luận trong văn nghị luận.
- Cách làm sáng tỏ luận điểm qua các luận cứ.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn.
B. Chuẩn bi: Bảng phụ
C. Tiến trình dạy học.
 Hoạt động 1:	 Khởi động.
1. ổn định tổ chức.
	2. Bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ?
 3. Bài mới
Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho HS lần lượt giải các bài tập SGK(T 72+73+74).
Bài tập 5.
- GV cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK T 72+73.
- Gợi ý yêu cầu và cho HS trả lời.
- GV chốt.
* Giống nhau: Đều làm rõ luận điểm “Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp”.
* Khác nhau: 	+ Đoạn 1: Giải thích sự giau đẹp của Tiếng Việt trong sự cmr nhận của người nước ngoài.
	+ Đoạn 2: Những nét đẹp của Tiếng Việt trong lời ăn, trong tiếng nói, trong tâm hồn của người Việt Nam.
Bài tập 6.(BT 1 phần luyện tập).
- GV định hướng chách làm cho HS (Thời gian: 8 phút).
- Gọi HS đọc – Nhận xét.
- GV chốt.
+ Tình yêu thương đã khiến cho Xiu hết lòng chăm sóc Giôn- xi như người thân.
+ Cũng với tấm lòng cao cả đó, Cụ Bơ- men đã đánh đỏi \cadr mạng sống của mình để vẽ chiếc lá cuối cùng. 
+ Đó chẳng phải là biểu hiện cao đẹp của tình yêu thương con người đó sao?
+ Đó chính là vấn đề mà Ô- Hen- Ri muốn nói với chúng ta.
Bài tập 7.(BT 2 phần luyện tập T73).
* Cho ý: “Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta”. Em hãy viết thành một đoạn văn chứng minh.
- GV ch HS viết trong thời gian 7 phút.
- Gọi HS đọc và nhận xét.
- GV chốt bằng đoạn văn mẫu: “Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta. Sách cần thiết như cơm ăn, nước uống..... Sách dạy ta những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về con người...... Sách có mặt khi ta buồn, lúc ta vui. ở đâu ta cũng cần sách, quý mến sách.”
Bài tập 8.(BT 4 phần luyện tập T74).
- GV cho HS đọc bài và cho các em thảo luận theo bàn.
- Gọi đại diện trình bày- HS khác nhận xét.
GV chốt. * Gợi ý:
	+ Mỗi ý kiến đều đúng ở một bình diện.
	+ ý kiến bản thân: Nhìn nhận tổng thể nhân vật Đôn- ki- hô- tê thì có điểm đáng phải trân trọng nhưng cũng có điểm đáng chê trách.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
	 - Làm bài tập : Đề 1 T74.
	- Chuẩn bị các bài tập tiếp theo.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tu chon Ngu van 8(1).doc