Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 đủ 35 tiết

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 đủ 35 tiết

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG

CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

QUA THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

Tiết 1

ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh:

 1. Kiến thức

 - Hệ thống các biện pháp tu từ Tiếng Việt đã học, hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ Tiếng Việt thông dụng khác.

 2.Kĩ năng:

 - Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò, tác dụngcủa một số biện pháp tu từ thường gặp trong Tiếng Việt.

 3.Thái độ:

 - Có ý thức chuẩn bị bài và tích cực tham gia các hoạt động trên lớp

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - GV:Soạn bài, bảng phụ

 - Ôn tập về các biện pháp tu từ đã học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 *. Tổ chức8A.8B.

 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ

 2. Bài mới

 

doc 82 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 đủ 35 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày giảng:8A........
 8B........
vai trò và tác dụng
của một số biện pháp tu từ tiếng việt
qua thực hành phân tích tác phẩm văn học
Tiết 1
ôn tập về các biện pháp tu từ tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh:
	1. Kiến thức
 	- Hệ thống các biện pháp tu từ Tiếng Việt đã học, hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ Tiếng Việt thông dụng khác.
 	2.Kĩ năng:
	- Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò, tác dụngcủa một số biện pháp tu từ thường gặp trong Tiếng Việt. 
	3.Thái độ:
 - Có ý thức chuẩn bị bài và tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - GV:Soạn bài, bảng phụ
 - Ôn tập về các biện pháp tu từ đã học
III. Các hoạt động dạy học
	*. Tổ chức8A........................................................8B........................................... 
	1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
	2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh ôn tập về cácbiện pháp tu từ đã học
- ở chương trình ngữ văn 6, 7 em đã được học những biện pháp tu từ nào?
HS trình bày khái niệm từng biện pháp tu từ và cho ví dụ
GV?Thế nào là so sánh?Lấy ví dụ minh hoạ.
HS:So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác, có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV?Nhân hoá là gì?Ví dụ?
HS:Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật,cây cối... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người 
GV?Thế nào là ẩn dụ?Phân tích ví dụ sau:(Bên cạnh)
HS:Trả lời và phân tích ví dụ
ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV?Hoán dụ là gì?Lấy ví dụ minh hoạ.
HS: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
GV?Liệt kê là gì?phân tích ví dụ
HS:Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khácc nhau của thực tế hay tư tướng tình cảm.
GV?Thế nào là điệp ngữ?Lấy ví dụ.
HS:Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu đẻ làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
CHơi chữ là gì?Phân tích ví dụ.
HS: Chơi chữ là lợi dụng dặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Gv: Nhận xét, kết luận
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS đọc đoạn văn "Sài Gòn vẫn trẻ.....trong vắt lại như thuỷ tinh"( bảng phụ)
- Trong đoạn văn đó, Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
- HS chọn một trong các biện pháp tu từ trên để phân tích.
- HS đọc bài " Vai trò, tác dụng của một số biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học"
- Bài văn nói tới những biện pháp tu từ đã học nào? có những biện pháp nào em 
chưa được học?
- Theo em, biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản nghệ thuật?
-Khi phân tích một tác phẩm văn học có sử dụng các biện pháp tu từ, em cần làm như thế nào?
I. Các biện pháp tu từ Tiếng ViệT
-So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, chơi chữ
VD: Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
=>Thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
 - Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
 (Ca dao)
=>Trò chuyện, xưng hô với vật như với người...
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
=> Mặt trời (2) dùng để nói về Bác....
 -Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 (Ca dao)
- Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng. 
 (Thép Mới)
- Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Xuân Quỳnh)
 -Bà già đi chợ cầu đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chhẳng còn.
 (Ca dao)
II. Luyện tập
Bài tập 1
Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài:
+ So sánh
+ Nhân hoá
+ Điệp ngữ
Bài tập 2
- Các biện pháp tu từ chưa học: ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, hoà hợp, tương phản, đảo ngữ,........
*Khi phân tích một tác phẩm văn học, cần phát hiện được các biện pháp tu từ. Quan trọng hơn là người viết phân tích rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó.
 3. Củng cố
	- Hệ thống các biện pháp tu từ từ vựng đã học
	- Tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học
 4. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài
	- Tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng Tiếng Vịêt
	+ Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá theo SGK ngữ văn 6 kì II.
 + Lưu ý các ví dụ trong SGK và lấy thêm ví dụ để phân tích.
Tiết 2
Ngày giảng:8A........
 8B........
 vai trò, tác dụng
 của biện pháp tu từ so sánh- nhân hoá
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
	1.Kiến thức
	- Hiểu rõ vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá trong các tác phẩm văn học.
	2.Kĩ năng:
	- Vận dụng để phân tích một đoạn văn, đoạn thơ, một tác phẩm văn học
	3.Thái độ:
 -Có ýthức ôn luyện theo sự hướng dẫn của GV
II.Chuẩn bị của GV- HS
	-GV: Soạn bài, bảng phụ
	-HS : Ôn về các biện pháp tu từ 
III. Các hoạt động dạy học
	. Tổ chức
	 Lớp 8A.................................................8B............................................................
 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Củng cố kiến thức về cấu tạo của phép so sánh
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của phép so sánh trên
GV?Từ VD trên, hãy vẽ mô hình của phép so sánh?
HS:
GV?Trong 4 yếu tố trên, thì yếu tố nào không thể vắng mặt trong phép so sánh? vì sao?
HS:Vế A và vế B. Vì nếu vắng yếu tố A thì đó lại là phép tu từ ẩn dụ.
GV? Theo em nếu vắng đi phương diện so sánh và từ so sánh thì phép só sánh đó có mất đi giá trị không?
HS:Không.
GV: Khi vắng đi phương diện so sánh người ta gọi là so sánh chìm. Tạo sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
VD: "Thầy thuốc như mẹ hiền ." phương diện so sánh có thể hiểu: dịu dàng, ân cần, chăm sóc chu đáo, thương yêu bệnh nhân.....
? Hãy tìm một VD như thế và phân tích?
HS:Lấy VD và phân tích.
HĐ2.Ôn về tác dụng của so sánh
GV? Sử dụng phép so sánh có tác dụng gì?Phân tích ví dụ sau:
VD: Những ngôi sao sáng ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
 (Trần Quốc Minh)
HS:
=>Hình ảnh những ngôi sao... tình cảm của người con đối với mẹ.....
HĐ3 Tìm hiểu tác dụng của nhân hoá
GV:Cho VD vàYêu càu HS phân tích tác dụng của phép nhân hoá:
 Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
 .................................
HS:Con người trò truyện với trâu như một con người..............
GV:Kết luận
HĐ4. Hướng dẫn luyện tập
- GV treo bảng phụ ghi các câu ca dao:
 Cổ tay em trắng............
 Đôi mắt em biếc ............. dao cau
 Miệng cười........... hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu............... hoa sen.
- GV đọc câu:
 " Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
-GV?Phép so sánh này bị lược yếu tố nào?
HS: Yếu tố bị lược có thể thay bằng các từ nào trong các từ sau: Tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chứa chan hi vọng, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn.
GV? Vậy lược bớt phương diện so sánh trong VD này có tác dụng gì?
HS:Gợi sự liên tưởng rộng rãi.
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp so sánh. nhân hoá, phân tích tác dụng của phép so sánh.
- HS thực hành viết, trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm. 
I. So sánh
1. Cấu tạo của phép so sánh
*VD: 
Cô giáo em hiền như cô Tấm.
 A PDSS TSS B
2. Tác dụng của so sánh
-So sánh vừa có tác dụng gợi hình,giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể ,sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
II Nhân hoá.
*Tác dụng:
Câu văn cụ thể, sinh động, gợi cảm, làm cho thé giới loài vật,cây cối, đồ vật ... trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
III. Luyện tập
Bài tập1: Tìm các từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong các câu ca dao:
 Cổ tay em trắng như ngà
 Đôi mắt em biếc như là dao cau
 Miệng cười như thể hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Bài tập 2:
- Lược phương diện so sánh
- Có thể thay các từ: Tươi non, đầy hứa hẹn, chứa chan hi vọng...
Bài tập 3: Viết đoạn văn
3. Củng cố
	- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh? nhân hoá?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học bài
	- Ôn tập về ẩn dụ, hoán dụ
Tiết 3
Ngày giảng:8A.........
 8B.........
 .....................................................................................................................
 Vai trò tác dụng
 của phép ẩn dụ- hoán dụ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
	1. Kiến thức:
	 - Củng cố kiến thức về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
	 - Nhận diện các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ sử dụng trong văn bản và phân tích tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ, hoán dụ đó.
	2.Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
 	3. Thái độ:
 Có ý thức rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trên vào vphân tích và viết văn
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: Soạn bài, bảng phụ
	- HS: Ôn tập về ẩn dụ, hoán dụ
III. Các hoạt động dạy học
	*. Tổ chức
 	 Lớp 8A.....................................8B...............................................
	1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
	2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ôn tập về phép tu từ ẩn dụ
GV? Em đã được tìm hiểu các kiểu ẩn dụ nào? kể tên? ví dụ?
 HS kể tên và nêu VD
GV khái quát bằng bảng phụ:
 *ẩn dụ hình tượng:
VD: Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
 * ẩn dụ cách thức
VD: Về thăm quê Bác làng sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
 *ẩn dụ phẩm chất
VD: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
 *ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
 Huế giải phóng mà anh lại muộn về.)
Hoạt động2: Tìm hiểu tác dụng của ẩn dụ
-GV?Nêu tác dụng của ẩn dụ?
HS:Nhắc lại
GV? Phân tích tác dụng của ẩn dụ trong câu thơ:"Người cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm"
HS:Người cha: Bác Hồ.Người quan tâm chăm sóc cho các chiến sĩ như con mình...
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của hoán dụ
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hoán dụ.
HS: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
GV? Có những kiểu hoán dụ thường gặp nào?Lấy VD  ... n học sinh tìm hiểu đề bài văn nghị luận và nhiệm vụ của mỗi phần trong bài văn nghị luận.
GV? Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ?
HS: Nêu cách tìm hiểu đề và cách tìm ý cho đề văn trên.
GV? Nêu nhiệm vụ của phần mở bài ?
HS:Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề .
GV? Nêu nhiệm vụ của phần thân bài và kết bài ?
HS:Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 
GV:Hướng dẫn cho học sinh lập dàn bài cho đề bài trên.
HS: Thảo luận nhóm, trình bày , nhận xét.
GV: đánh giá, bổ sung, kết luận.
4. Đặc điểm lập luận trong văn nghị luận.
- ít dùng câu miêu tả, câu trần thuật. Chủ yếu dùng câu khẳng định, câu phủ định với nội dung là phán đoán, nhận xét, đánh giá.
II. Các bước làm bài văn nghị luận :
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2: Lập dàn bài.
Bước 3: Viết bài.
Bước 4: Đọc và chữa bài
III.Luyện tập
Đề: Đất nước ta có nhiều học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
1. Vấn đề :
- Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vắn đề: Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
b. Thân bài:
- Lấy ví dụ trong thực tế: 1 học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
- Phân tích và đánh giá về học sinh đó
- Một tấm gương sáng cần phải học tập.
+Cần vận dụng một số biện pháp tu từ để làm cho bài văn thêm sinh động,..
c. Kết bài: 
- Kết luận là một tấm gương đáng học hỏi, mọi người cần phải noi theo
3.Củng cố(3’): Văn bản nghị luận là gì?Nêu các bước làm bài văn nghị luận?
4 Dặn dò(2’): Tìm hiểu văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống,dàn ý cho bài văn nghị luận.
Tiết 33
Ngày giảng:8A.........
 8B.........
Chủ đề 6:
 Nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
(Tiết 32)
II.Chuẩn bị của GV và HS:
GV:Tham khảo tài liệu liên quan đến văn nghị luận.
HS:Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học.
III.Tiến trình lên lớp:
ổn địng lớp(1') :8A: ............................. 8B: ....................................
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Văn nghị luận là gì? So sánh điểm khác giữa văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự?
 2. Bài mới:Bài tập thực hành(35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài 1 (15’).Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa.
HS: Chép lại và trình bày miệng trước lớp.
GV: Cho HS phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ , giọng điệu trong đoạn văn.
Bài 2 (20’)
GV:Chép đề lên bảng
Hướng dẫn HS lập dàn bài
HS: Thảo luận nhóm lập dàn bài(10’)
Trình bày, nhận xét.
GV: Kết luận.
Bài 1. Chép chính xác đoạn văn sau:
	a."Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng nguyện xin làm "
	b. Cách sử dụng câu văn biền ngẫu giọng chì chiết, các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc.
Bài 2.“Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Dựa vào văn bản in trong sách giáo khoa, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
A- Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi- Hoàn cảnh ra đời của “Bình Ngô đại cáo”và đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.
- Nêu luận điểm khái quát: “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
B- Thân bài (3 điểm) :
+Nguyên lí Nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản làm nền tảng cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là tư tưởng tiến bộ nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Yêu nước là “yêu dân” “trừ bạo”.
+Khẳng định nước Đại Việt là nước có độc lập chủ quyền.
	- Văn hiến lâu đời.
	- Có lãnh thổ rõ ràng.
	- Có phong tục tập quán riêng.
	- Có chế độ chủ quyền tồn tại song song với các triều đại Trung Quốc.
+ Sức mạnh Đại Việt là sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh chính nghĩa.
	Thực tế chứng minh (có dẫn chứng..)
C- Kết bài 
 Khẳng định “Nước Đại Việt ta” là bản tuyên ngôn độc lập, tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
3.Củng cố(3’): Văn bản nghị luận là gì?Nêu các bước làm bài văn nghị luận?
4 Dặn dò(2’): Tìm hiểu văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học, dàn ý cho bài văn nghị luận.
	Viết hoàn thiện bài văn trên ở nhà.
Tiết 34
Ngày giảng:8A.........
 8B.........
Chủ đề 6:
 Nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
(Tiết 32)
II.Chuẩn bị của GV và HS:
GV:Tham khảo tài liệu liên quan đến văn nghị luận.
HS:Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học.
III.Tiến trình lên lớp:
ổn địng lớp(1') :8A: ............................. 8B: ....................................
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Văn nghị luận là gì? So sánh điểm khác giữa văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự?
 2. Bài mới: Bài tập thực hành(tiếp) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho HS đọc yêu cầu bài tập trên bảng phụ, cho HS thảo luận nhóm(7’)
HS: thảo luận nhóm, trình bày.
GV: Kết luận.
Bài 3.Qua văn bản “Nước Đại Việt ta”, em hãy cho biết vì sao “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta khi đó? So với bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt (đã học ở lớp7) được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta, ý thức độc lập dân tộc thể hiện trong “Bình Ngô đại cáo” có nét gì mới ?
GV? Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của đoạn 1(Chiến tranh và người bản xứ)? Tác dụng của cách lập luận ấy?
HS:Suy nghĩ, trả lời, bổ sung.
GV: Kết luận.
GV? Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn 2 ?
HS: trả lời,bổ sung.
GV: Hướng kết luận.
GV? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn 3? Tác dụng của cách lập luận đó?
HS: Trả lời, nhận xét.
GV:Kết luận.
Bài 3.So sánh
- “Bình Ngô đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lý hiển nhiên. 
- So với bài “Sông núi nước Nam” (đã học ở lớp7) ý thức độc lập dân tộc được xác định ở hai phương diện: Lãnh thổ (Sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở). - “Bình Ngô đại cáo” ý thức dân tộc đã được phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng , bổ sung bằng yếu tố mới, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng “Bao đời xây nền độc lập”.
 - Với sự mở rộng bổ sung, ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi trong bài “Bình Ngô đạo cáo” của thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn so với ý thức dân tộc trong bài “Sông núi nước Nam” thế kỉ XI.
Bài 4.Văn bản Thuế máu.
Phần I.Chiến tranh và người bản xứ.
Lập luận theo quan hệ thời gian: trước chiến tranh, khi chiến tranh bùng nổ.
- Lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xứ ở hai thời điểm trước chiến tranh và sau chiến tranh.
- Lập luận quan hệ nhân quả: cái “vinh dự đột ngột” mà thực dân Pháp dành cho họ và cái giá quá
đắt mà họ phải trả.
=> Làm nổi bật thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của thực dân Pháp và số phận thê thảm của người dân vô tội.
Phần II: Chế độ lính tình nguyện
- Lập luận theo quan hệ liên tưởng tương phản: thực chất của việc bắt lính (cưỡng bức, tróc nã, doạ nạt, đàn áp dã man) trái ngược với lời lẽ che đậy mĩ miều của thực dân Pháp.
Phần III: Kết quả của sự hi sinh.
- Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai
- Lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh. Chiến tranh kết thúc, người dân thuộc địa lại trở lại là giống người bẩn thỉu như trước chiến tranh.
- Lập luận bằng phản chứng: chứng minh cho cách đối xử thậm tệ của thực dân Pháp đối với những người đã nộp xong thuế máu:
“Chẳng phải  đó sao”.
=> Lột trần bản chất tráo trở, tàn nhẫn, nham hiểm của thực dân Pháp.
3.Củng cố(3’): Thế nào là lập luận?
	Chỉ ra phép lập luận trong văn bản Thuế máu.
4 Dặn dò(2’): Tìm hiểu văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
	Chỉ ra phép lập luận trong văn bản cụ thể.
Tiết 35
Ngày giảng:8A.........
 8B.........
Chủ đề 6:
 Nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
(Tiết 32)
II.Chuẩn bị của GV và HS:
GV:Tham khảo tài liệu liên quan đến văn nghị luận.
HS:Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học.
III.Tiến trình lên lớp:
ổn địng lớp(1') :8A: ............................. 8B: ....................................
 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Văn nghị luận là gì? So sánh điểm khác giữa văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự?
 2. Bài mới: Ôn tập tổng hợp chủ đề 6 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:Hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết
GV? Thế nào là lập luận?
HS:
GV: Mở rộng: Lập luận là đặc trưng quan trọng của văn nghị luận, thể hiện năng lực suy lí, năng lực thuyết phục của người viết. Là 1 yếu tố tạo nên sự loogic, độ chính xác, sắc bén và tính nghệ thuật của bài nghị luận.
GV? Thế nào là luận điểm ?
HS:
GV: Mở rộng:Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo 1 hệ thống hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.
GV? Luận cứ là gì?
HS:
Gv cho các bảng phụ rời ghi nội dung sau và yêu cầu HS dán vào bảng phụ lớn phù hợp vị trí:
 1. Mục đích chân chính của việc học.
 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái.
 3. Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn.
 4. Tác dụng của việc học chân chính.
HS Lên hoàn thiện, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận, mở rộng.
I.Lí thuyết
 a. Lập luận:
- Là sự tổ chức các luận điểm, luận cứ, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề để người đọc hiểu, tin và đồng tình với điều mà người viết đặt ra, giải quyết.
 b. Luận điểm:
- Là những ý kiến, quan điểm, tư tưởng được người viết nêu ra trong bài văn.
c. Luận cứ.
- Là những ý kiến nhỏ nằm trong luận điểm, nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm.
II.Luyện tập:
 Hoàn thành sơ đồ lập luận:
Mục đớch chõn chớnh
của việc học
Phờ phỏn
 những lệch lạc, sai trỏi
Khẳng định quan điểm, phương phỏp đỳng đắn
Tỏc dụng của việc học chõn chớnh
GV? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
HS: Cách lập luận chặt chẽ, hợp lí đầy sức thuyết phục.
GV:Với cách lập luận chặt chẽ, bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức; góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
3.Củng cố:
	- Thế nào là văn nghị luận?
	- Thế nào là luận điểm, luận cứ, luận chứng?
	- Lập luận là gì?
4. Dặn dò:
 Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần văn nghị luận
 (Chú ý cách lập luận của thể loại văn nghị luận)

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon van 8 35 tiet.doc