Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 5: Viết đúng chính tả

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 5: Viết đúng chính tả

CHỦ ĐỀ 5:

VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

A Mục tiêu chủ đề:

- Kiến thức: Giúp Hs nhận thức tầm quan trọng về chính tả trong chữ viết : viết đúng hình thức của từ thì mới biểu thị đúng nội dung từ.

- Kĩ năng: biết dùng quy tắc luật thanh trầm bổng và những mẹo luật chính tả để viết đúng từ thuần Việt và từ Hán Việt

- Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt được những trường hợp viết từ đúng quy tắc và trường hợp ngoại lệ để viết đúng chính tả tiếng Việt.

B. Kế hoạch giảng dạy: tiết 51 đến tiết 60 (10 tiết)

Dự kiến thời gian thực hiện dạy các phần trong chủ đề:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 5: Viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: 
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
A Mục tiêu chủ đề:
- Kiến thức: Giúp Hs nhận thức tầm quan trọng về chính tả trong chữ viết : viết đúng hình thức của từ thì mới biểu thị đúng nội dung từ. 
- Kĩ năng: biết dùng quy tắc luật thanh trầm bổng và những mẹo luật chính tả để viết đúng từ thuần Việt và từ Hán Việt
- Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt được những trường hợp viết từ đúng quy tắc và trường hợp ngoại lệ để viết đúng chính tả tiếng Việt.
B. Kế hoạch giảng dạy: tiết 51 đến tiết 60 (10 tiết)
Dự kiến thời gian thực hiện dạy các phần trong chủ đề:	
Tuần/tiết
Bài dạy
Mục tiêu dạy học
Tuần 26 - 30 (10 tiết)	Chủ đề 5: Viết đúng chính tả tiếng Việt	 
Tuần 26, 27
 (tiết 51, 52, 53, 54)
I. Tránh được các lỗi về thanh điệu, hỏi ngã
- Kiến thức: Giúp Hs nhận thức tầm quan trọng về chính tả trong chữ viết : viết đúng hình thức của từ thì mới biểu thị đúng nội dung từ. 
- Kĩ năng: biết dùng quy tắc luật thanh trầm bổng và những mẹo luật chính tả để viết đúng từ thuần Việt và từ Hán Việt
- Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt được những trường hợp viết từ đúng quy tắc và trường hợp ngoại lệ để viết đúng chính tả tiếng Việt.
Tuần 28 (tiết 55, 56)
II. Tránh được các lỗi về phụ âm đầu
Tuần 29 (tiết 57, 58)
III. Tránh được các lỗi về phụ âm cuối
Tuần 30 (tiết 59, 60)
IV. Kết luận và kiểm tra kiến thức
C. Tiến hành hoạt động lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 26,27 (tiết 51, 52, 53, 54)
Tiết 51, 52
Giới thiệu cho Hs một số đặc điểm của tiếng Việt, chữ Việt
Lắng nghe, ghi chép bài
A. Tiếng Việt - Chữ Việt
Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, có 6 thanh.
Về mặt chữ viết, mỗi tiếng viết được thành một chữ có mang dấu thanh. Trừ thanh ngang không có dấu thanh.
Nêu lên vấn đề chính tả của chữ Việt.
lắng nghe, suy nghĩ, phát biểu, ghi chép bài
B. Về chính tả
Để viết đúng chính tả tiếng Việt, Hs cần chú ý tránh được các lỗi sau đây:
H: Khi viết "sẳn sàng" thì mắc phải lỗi chính tả nào ?
- chữ "sẳn" bị lỗi về thanh điệu : dùng dấu hỏi bị sai, phải dấu ngã mới đúng
- Các lỗi về thanh điệu, nhất là về dấu hỏi, dấu ngã.
H: Khi viết "chường lớp" thì mắc lỗi chính tả nào ?
- chữ "chường" bị lỗi về phụ âm đầu "ch": dùng phụ âm "tr" mới đúng.
- Các lỗi về phụ âm đầu.
H: Khi viết "văng bản nhậc dụn" thì mắc những lỗi chính tả nào?
- có 3 lỗi về phụ âm cuối: văng, nhậc, dụn.
Phải viết đúng là: văn bản nhật dụng
- Các lỗi về phụ âm cuối
I. Bài tập 
1. Gợi ý quy tắc trầm bổng để thực hiện bỏ dấu thanh đúng cho từ láy.
- Hs theo dõi, ghi nhớ 2 nhóm luật trầm bổng qua 2 câu thơ sau: 
Bạn Huyền mang nặng ngã đau.
Chị Sắc hỏi nó có đau không nào ?
- Hs nghe , làm bài tập 
1. Hãy áp dụng luật trầm bổng để viết đúng dấu thanh cho các từ láy sau đây:
- Yêu cầu Hs ghi các tiếng trong cùng từ láy phải khác dấu . Gv đọc từng từ qua một lần để Hs xác định dấu thanh
a) Từ láy âm đầu
a) banh bao, sưa sang, hăm hơ, mat me, thong tha, gưi găm, rai rac, hơn hơ, dê dang, ro rang, buôn ba, hơ hưng, cai co, ro rêt, manh me, găp gơ 
b) Từ láy không có phụ âm đầu
b) âm i , ơm ơ , ong eo , oi a , ong a , êm a ,
 ê âm , u ê , it oi , i eo , 
c) Một số từ ngoại lệ không theo đúng luật 
c) Những từ này ngoại lệ : bên bi , hoai huy , hô hơi , minh mây , niêm nơ , phinh phơ , von ven, ve van, ênh ương
Giảng thêm: có 2 trường hợp phải chú ý nhớ :
* nông nôi -> ngoại lệ 
nông nỗi (= nỗi niềm): Cơ sự, tình cảm không được như ý 
Vd: câu "  làm sao ra nông nỗi ấy ?" ; "Nông nỗi nhân dân xưa thật là đau xót."
đúng quy tắc
nông nổi (= nông cạn) : Hời hợt, thiếu suy nghĩ, thiếu sâu sắc, chỉ có bề ngoài. Vd: câu " Con người nông nổi gặp đâu nói đấy. "
* hẳn hòi (ngoại lệ) = hẳn hoi (đúng quy tắc)
Tiết 53, 54
Gv gợi ý hướng dẫn rồi đọc từ để Hs nghe -> Hs viết
- lắng nghe Gv đọc từ để viết thực hiện bài làm
- ghi chép bài tập, suy nghĩ, phát biểu
2.Áp dụng luật trầm bổng để tạo hiện tượng biến thanh ở từ láy toàn bộ sao cho có ý nghĩa :
a) Đúng quy tắc
a) đăng đăng , sưng sưng , vo vo , mơn mơn , lanh lanh , văng văng 
b) Những từ ngoại lệ
b) lăng lăng , khe khe , ngoan ngoan , se se
Giảng thêm: 
c) Có những từ đồng nghĩa chỉ khác phụ âm đầu, nên cũng có thể dựa vào hiện tượng này để viết đúng hỏi ngã.
c) khe - se , ngâm - gâm , rưa - vưa
xe - che , phong - bong , vông - chông
Giảng thêm: 
	Với những từ có nghĩa ghép, ta có thể phân tích ra từng thành phần cấu tạo, rồi áp dụng quy tắc luật trầm bổng cho từng thành phần, thì có thể viết đúng dấu thanh.
d. Ví dụ: 
+ sưa chưa = sửa sang + chữa chạy → sửa chữa
lơ dơ = lỡ làng + dở dang → lỡ dở
u ru = ủ ê + rũ rượi → ủ rũ
	Với những từ láy có các tiếng cùng dấu hỏi hay ngã thì cũng cần biết liên tưởng đến những từ đồng nghĩa
+ "bơ ngơ" thì ta liên tưởng đến "ngỡ ngàng" 
Þ dấu ngã → "bỡ ngỡ"
+ "ben len" thì ta liên tưởng đến "trơ trẽn"
Error! Not a valid link. dấu ngã → "bẽn lẽn"
- Đọc câu mẹo ( Dân Việt Nam mạnh lắm nghe)
Hs lắng nghe, chú ý ghi chép câu mẹo và gạch dưới các chữ cái đầu tiếng
3. Dùng mẹo luật để viết đúng dấu hỏi - ngã những yếu tố Hán Việt
Gợi ý Hs chú ý chữ cái đầu mỗi tiếng trong câu mẹo.
Giảng: 	Những yếu tố Hán Việt có phụ âm đầu là D , V , N (Nh, Ng, Ngh) , M , L thì viết với Dấu Ngã
- Cho bài tập a về nhà làm
Bài tập về nhà làm: 
a. Dùng mẹo luật viết đúng hỏi ngã những từ Hán Việt sau đây:
a. Gv đọc qua một lần cho Hs nghe từng từ 
Hs chú ý nghe để về nhà làm 2 bài tập a và b.
da man , vi đai , nô lưc , ma sô , lanh đao , lang man , nghi lê , ma lưc , manh liêt , mân cam , phu nư , hung vi , vu khi , dung si , anh dung
b. Những từ Hán Việt sau đây ngoại lệ :
b. Gv đọc qua một lần cho Hs nghe từng từ 
bai khoa , hoai bao, bi cưc, cương bưc, linh cưu, chiêu đai, quang đang, phong đang, kinh hai, ham hai, kiêu hanh, tri hoan, hô trơ, hôn hơp,hưu ich, băng hưu, huyên hoăc, ki năng, phân nô, giai phâu, cung quân, thu quy, thi si, benh suyen, tiên biêt, thưc tiên, tiêu trư, thanh tinh, tuân tiêt, mâu thuân, chim tri, dư trư, xa hôi
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 28 (tiết 55, 56)
Tiết 55
II. Bài tập viết đúng phụ âm đầu của tiếng
- Gv đọc từng từ, Hs nghe - viết vào cột phù hợp của bảng bài tập.
- lắng nghe, ghi nhớ và vận dụng thực hiện làm bài
1. Hãy dựa vào quy tắc “I, ê, e”, viết đúng các tiếng có phụ âm đầu g/gh - ng/ngh - k/c/q :
Gv: - Chữ G ghi âm “gờ” và chữ NG ghi âm “ngờ” : sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là I (iê), ê, e ;
- chữ G ghi âm “giờ” khi nguyên âm đi sau nó là I, iê .
a) Ghi âm “gờ”, “ngờ”, “giờ” : 
GI
G ; NG
GH , NGH
(Từ ngữ: người già, gà gô, ngọc ngà ; giẻ lau, ghẻ chốc, nghe ngóng, giữ gìn, ghi góc, nghi ngờ, giò chả, gầy gò, ngây ngất, giỗ Tổ, gỗ gòn, ngỗ nghịch, giông tố, gông cùm, ngỗng , ghê gớm, ngô nghê, gở gạc, ngở ngàng, gù lưng, ngủ gật, giây phút, gây go, béo ngậy , gớm ghiếc, ghen ghét, nghẻn đường, giếng nước, ghiền trà, giặt giũ, gặt hái, ngắt nhéo, giờ giấc, gờ gẫm, ngờ nghệch, giết giặc, nghĩa ơn, giường gối, gượng gạo, ngượng ngùng, . .. (43 từ ngữ)
Gv: Để ghi âm “cờ”, ta viết K khi nguyên âm đi sau là I (iê), ê, e ; các nguyên âm khác đi sau thì viết C. 
	Khi có âm đệm thì viết Q .
b) Ghi âm “cờ”
Q
C
K
(Từ ngữ: Kí lô cá , quý giá , kia kìa, con kiến cánh, quyên góp, cần kiệm , qua cầu, kiểm kê, kẻ cắp, quên con, kì cọ , quờ quạng, quây quần, kể công , quốc gia, kết quả, cuộc quay số, kiệt quệ, của cải, kiến thiết, quăng củi , quanh bờ kè, kiên quyết , cùng quẫn (24 từ ngữ)
Tiết 56
Gv hướng dẫn cách nhớ quy tắc tránh được những trường hợp lỗi về phụ âm đầu tiếng
Hs lắng nghe, ghi nhớ quy tắc thông qua những câu mẹo 
2. Hãy viết đúng “Gi , D”
Gv: Dùng câu “Giao tranh cho tôi cầm” làm mẹo nhớ quy tắc viết đúng GI- (chứ không viết D-)
a) Hãy nhớ câu “Giao tranh cho tôi cầm” để viết đúng tiếng có âm đầu“Gi” vào ô trống đồng nghĩa với những từ cùng hàng trong bảng :
Nếu gặp một từ không biết viết GI- hay D-, thì ta viết GI- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là TR-, CH-, T- hay C- (K-).
Phụ âm đầu
GI-
TR-
tranh ~ 	
CH-
che ~ 	
T-
tiếng ~ 	
C- (K-)
căng ~ 	
kém ~ 	
(Từ ngữ : 
GI- ~ TR-: giành ~ tranh, giao ~ trao, giở ~ trở, giương ~ trương
GI- ~ CH-: giấu ~ che, gì ~ chi, giống ~ chủng
GI- ~ T-: giặc ~ tặc, giã từ ~ tạ từ, giọng ~ tiếng
GI- ~ C- (K-): giăng ~ căng, giảm ~ kém, giỗ ~ kị
Gv: Dùng câu “Dẫn thầy đến nhà” làm mẹo nhớ quy tắc viết đúng D- (chứ không viết GI-)
b) Hãy nhớ câu “ Dẫn thầy đến nhà” để viết đúng tiếng có âm đầu “D” vào chỗ trống đồng nghĩa với từ cùng hàng trong bảng :
Nếu gặp một từ không biết viết D- hay GI-, thì ta viết D- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Đ-, NH-, hay TH- .
Phụ âm đầu
D-
TH-
thừa ~ 	
Đ-
đĩa ~ 	
Nh-
nhơ ~ 	
(Từ ngữ : 
D- ~ Đ-: dao ~ đao, dĩa ~ đĩa, dằn ~ đằn
D- ~ NH-: dồi ~ nhồi, dơ ~ nhơ, dịp ~ nhịp
D- ~ TH-: dư ~ thừa, dược ~ thuốc
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 29 (tiết 57, 58)
Tiết 57, 58
III. Bài tập viết đúng phụ âm cuối của tiếng
III. Bài tập viết đúng phụ âm cuối của tiếng
- Gv đọc từng từ, Hs nghe - viết vào cột phù hợp của bảng bài tập.
- lắng nghe, ghi nhớ và vận dụng thực hiện làm bài
1. Hãy dựa vào những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa sau đây để viết những từ có phụ âm cuối tương tự :
Gv: Có thể tránh được lỗi viết sai những phụ âm cuối tiếng (-N, -NG, -T, -C), cách tốt nhất như sau : Liên hệ với những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa để viết đúng những từ có phụ âm cuối tương tự
Từ : 
N: an (yên), can (cản, ngăn), cuốn (quyển), buồn (muộn), lằn (hằn), ngàn (nghìn), chán (nản, ngán)
NG: đang (đương), vàng (hoàng), sảng (hoảng), kháng (chống), làng (hương), buồng (phòng), 
T : viết (bút), gặt (cắt, chặt), hạt (hột), ngạt (ngột), sát (giết), mẹt (tẹt, trẹt), trát (trét), xem xét (quan sát),
C : tạc (đục), phước (phúc), rán sức (tàn lực), tam giác (ba góc)
Từ ngữ đồng nghĩa
TỪ CẦN VIẾT
-N
-NG
-T
-C
2. Hãy thực hiện biến âm cuối trong từ láy toàn bộ :
Từ: 	chát chát (chan chát)	; 
	thoắt thoắt ( thoăn thoắt) 	;
	mát mát (man mát)
	sát sát (san sát) 
a. -T chuyển thành -N
	rắc rắc (răng rắc)
	biếc biếc (biêng biếc)
	vặc vặc (vằng vặc)
	phắc phắc (phăng phắc) 
b. -C chuyển thành -NG
Gv chú ý : cần phân biệt những cặp từ sau đây
man mát “hơi mát” - man mác “mênh mông”
phăn phắt “rập ràng” - phăng phắc “im lặng”
bàn bạc “thảo luận” - bàng bạc “rải rác khắp nơi”
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 30 (tiết 59, 60)
IV. Kết luận và kiểm tra kiến thức
Bài tập về nhà :
	- Dựa vào phần phụ lục ở cuối SGK Ngữ văn 6 tập 2, em viết ra tất cả từ Hán Việt có thanh hỏi - ngã có lập bảng phân biệt quy tắc viết dấu hỏi - ngã trong từ Hán Việt.
	- Củng cố những kiến thức về cách viết đúng chính tả tiếng Việt đã học .
Gv dặn Hs học tập ở nhà sau mỗi tiết học trên lớp:
	- Làm lại những bài tập đã thực hiện ở lớp cho vững chắc hiểu biết.
	- Làm những bài tập được giao để ứng dụng những kiến thức mới đã được hướng dẫn về lí thuyết.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU DE 5 TU CHON.doc