Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 4 + 5

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 4 + 5

Chủ đề 4:

Những điểm giống nhau, khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh

 Thời lượng: 8 tiết

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm vế văn miêu tả - văn thuyết minh, nhận diện được những điểm giống nhau và khác nhau của hai loại văn bản này. Phân tích, so sánh qua những bài văn cụ thể để thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa hai văn bản.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết về văn miêu tả - thuyết minh theo chủ đề cho sẵn và chủ đề tự chọn.

 3. Thái độ: Giáo dục HS thận trọng khi viết đoạn văn, bài văn thuyết minh -> đưa yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh -> bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.

II. Thời lượng:

ã Tiết 1,2: Ôn tập văn miêu tả và văn thuyết minh.

ã Tiếttiết 3,4: Luyện tập.

ã Tiết Tiết 5,6 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh.

ã TiếtTiết 7,8: ý nghĩa, giá trị, phạm vi sử dụng của hai loại văn bản trên.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 4 + 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4:
Những điểm giống nhau, khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh
 Thời lượng: 8 tiết
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm vững khái niệm vế văn miêu tả - văn thuyết minh, nhận diện được những điểm giống nhau và khác nhau của hai loại văn bản này. Phân tích, so sánh qua những bài văn cụ thể để thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa hai văn bản.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết về văn miêu tả - thuyết minh theo chủ đề cho sẵn và chủ đề tự chọn.
 3. Thái độ: Giáo dục HS thận trọng khi viết đoạn văn, bài văn thuyết minh -> đưa yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh -> bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
II. Thời lượng:
Tiết 1,2: Ôn tập văn miêu tả và văn thuyết minh.
Tiếttiết 3,4: Luyện tập.
Tiết Tiết 5,6 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh.
TiếtTiết 7,8: ý nghĩa, giá trị, phạm vi sử dụng của hai loại văn bản trên.
III. Nội dung:
Tiết 1,2
 Khái niệm chung về văn miêu tả và văn thuyết minh
I. Khái niệm.
- HS ghi đoạn văn:
- Đoạn văn 1 tái hiện điều gì ? 
- Em hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của bác thợ rèn được tái hiện trong đoạn văn.
- Từ vd trên, em hiểu ntn là văn miêu tả?
- Đoạn văn 2 trình bày điều gì ? 
Em thường gặp cách trình bày này ở loại văn bản nào ?
- Thế nào là văn thuyết minh ?
* Đoạn 1: “ Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ”.
- Tái hiện hình ảnh bác thợ rèn khỏe mạnh, rắn chắc.
- Đặc điểm nổi bật: cao lớn, vai cuộn khúc, khuôn mặt vuông vức, đôi mắt to
=> Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung được các đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, hiện tượng
- Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
* Đoạn 2: “ Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,”.
- Sự cống hiến của cây dừa.
- Em thường gặp cách trình bày này ở các loại văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống, cung cấp về hiện tượng, sự vật trong thiên, xã hội.
=> Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
II. Luyện tập.
 Bài tập 1: Tìm đoạn văn miêu tả trong các văn bản đã học.
 - GV gợi ý cho HS các văn bản: Tôi đi học, cô bé bán diêm,
 - HS làm, trình bày, nhận xét.
 Bài tập 2: Nếu phải viết 1 đoạn văn (bài văn) miêu tả cảnh đồng lúa chín ban mai, em sẽ nêu lên đặc điểm nổi bật nào ?
Gợi ý: 
Trong làn gió buổi sớm mai, không khí thoang thoảng mùi thơm.
Cánh đồng trải dài vô tận, im lìm như còn đang say ngủ.
ánh sáng lờ mờ, chỉ thấy những lượn sóng nhấp nhô và làn sương đục mờ.
Khi gió thoảng qua, cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Những chú chim non giật mình bay vút vào không gian.
Những tia sáng đầu tiên chiếu trên cánh đồng tạo nên 1 khung cảnh thật rực rỡ.
Những hạt lúa vàng, mập mạp, trĩu xuống lắc lư
Hãy viết thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
 Bài tập 3: Nếu phải giới thiệu về cái bàn học của em thì em sẽ giới thiệu ntn ?
Gợi ý:
Xuất xứ (hãng sản xuất).
Cấu tạo (chất liệu, kiểu dáng, cấu tạo từng bộ phận).
Công dụng và cách bảo quản.
IV. Dặn dò: Viết bài văn hoàn chỉnh cho bài tập 3.
Tiết 3,4
 Luyện tập
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: So sánh văn miêu tả với văn thuyết minh.
3. Bài mới:
 Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
- Đoạn 1 miêu tả cảnh gì ? Cảnh được miêu tả ntn về màu sắc, đường nét ?
 * Đoạn 1: “Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọlòa nhòa và ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”
 (Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)
- Đoạn văn miêu tả cảnh rừng đước với màu sắc, đường nét, hình khối ở sông nước Cà Mau.
- Màu sắc: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọtrong sương mù và khói sang ban mai.
- Đường nét: Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.
-> So sánh, nhân hóa.
=> Cuộc sống trù phú, tràn đầy sức sống, hoang dã.
 * Đoạn 2:
- Đoạn 2 trình bày điều gì?
- Em học tập được gì khi viết bài văn TM?
“ Sừng của trâu giống như hình lưỡi liềm uốn cong. Nó có tác dụng bảo vệ khi bị con vật khác tấn công. Khuôn mặt của trâu gần giống như tam giác ngược. Mũi trâu to, có 2 lỗ tròn và có nước giúp trâu nhận biết được mọi vật. Hai mắt của trâu tròn và xanh giúp trâu nhìn mọi vật từ xa. Không giống như những con vật khác, trâu chỉ có 1 hàm răng để nhai cỏ. Cơ thể của trâu giống như hình bầu dục to, dài. Bên ngoài được phủ một lớp lông mao vừa để bảo vệ vừa để che chắn.”
-> Trình bày các bộ phận và chức năng của con trâu.
- HS bộc lộ (cần phải quan sát đối tượng trực tiếp, kết hợp với văn miêu tả, hình ảnh so sánh).
 Bài tập 2: Miêu tả chợ hoa ngày tết.
- HS làm bài, trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- Gợi ý: Các loại hoa, màu sắc, hương thơm. Cảnh người đi mua hoa, xem hoa, không khí
Bài tập 3: Thuyết minh về cây hoa phượng.
- Dàn ý:
 a, Mở bài: Giới thiệu chung về cây phượng
 b, Thân bài: 
 - Đặc điểm chung của cây phượng: cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm màu đỏ, nở vào mùa hè
 - Những bộ phận cây phượng: rễ, thân, cành, tán lá, hoa, quả
 - Lợi ích: cung cấp bóng mát, hoa đỏ đẹp, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ
 - Cách trồng và chăm sóc hoa phượng.
 - Tình cảm gắn bó của tuổi học trò với cây phượng, hoa phượng.
 c, Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây phượng, hoa phượng. Phượng mãi mãi là người bạn gần gũi, thân thiết của tuổi học trò.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009
Tiết 5,6
Những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn miêu tả với văn thuyết minh
- Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
- Đặc điểm nổi bật nào của mùa xuân được thể hiện trong đoạn văn?
- Đối tượng nào được TM trong đoạn văn? 
- Đoạn văn trình bày đặc điểm nổi bật gì của đối tượng?
 - Qua tìm hiểu 2 đoạn văn trên, theo em, miêu tả hoặc TM nhằm làm nổi bật điều gì của sự vật?
- Muốn miêu tả hoặc giới thiệu về đối tượng, người viết phải làm công việc gì? 
Bài tập: Tìm 1 đoạn văn miêu tả và thuyết minh đã học, chỉ ra sự giống nhau của 2 loại văn bản đó.
- Cho biết phương thức biểu đạt của 2 đoạn văn trên?
- Hai đoạnvăn trên có khác nhau ở những điểm nào?
Ví dụ 1:
* Đoạn văn 1:
“ Mùa xuân đã về trên cánh đồng. Bên kia đồi, tiếp với đồng, là rừng cây. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa nở và hoa kim anh trắng xóa. Những bầy ong từ trong rừng bay xuống đồng, cỏ ống cao lêu đêu đong đưa trước gió. Cỏ gà, cỏ mật, cỏ tương tư xanh nõn. Ban mai nắng dịu, chim hít líu lo. Gió ngọt ngào mùi thơm của mật và phấn hoa”
- Cảnh mùa xuân trên cánh đồng.
- Mùa xuân căng tràn sức sống, vạn vật đang sinh sôi nảy nở.
* Đoạn văn 2:
“ Yến sào là sản phẩm quí hiếm của nước ta và trên thế giới. Yến sào là món ăn ngon, bổ dưỡng làm tăng thêm sức khỏe cho cơ thể, nhất là người yếu sức và người cao tuổi. Đồng thời cũng là một dược phẩm chữa trị nhiều bệnh. Yến sào đều có ở các vùng biển đảo ở Việt Nam, nhưng so với cả nước thì yến sào ở vùng vịnh Nha Trang có chất lượng tốt”
- TM về yến sào.
- Giá trị của món ăn yến sào đối với sức khỏe con người.
*Ghi nhớ: Giống nhau:
- Đều làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
- Cần phải quan sát đối tượng.
- Nêu giá trị và công dụng của đối tượng.
- HS làm, trình bày trước lớp. 
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Ví dụ 2:
* Đoạn văn 1: “...Xe chạy chầm chậm,mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”.
* Đoạn văn 2: “Tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỷ các thành phố âu – Mĩ. Chỉ có khác là với 1 thanh niên Mĩ, 1 đô la mua 1 bao thuốc lá là 1 khoản tiền nhỏ, còn với thiếu niên Việt Nam muốn có 15.000đ mua 1 bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có 1 cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.”
- Đoạn 1: Miêu tả.
+ Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
+ Dùng các biện pháp tu từ: so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ ít dùng số liệu.
- Đoạn 2: Thuyết minh.
+ Trung thành với đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+ ít dùng các biện pháp tu từ: so sánh, liên tưởng.
+ Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
+ ứng dụng trong nhiều tình huống.
* Dặn dò: Tìm 1 số đoạn văn miêu tả và thuyết minh. So sánh sự giống nhau và khác nhau.
Tiết 7,8
ý nghĩa, giá trị và phạm vi sử dụng của hai loại văn bản: Miêu tả - Thuyết minh
- GV yêu cầu HS đọc kĩ 2 đoạn văn.
- HS trả lời câu hỏi.
- Xác định kiểu văn bản trong 2 đoạn văn trên. Chỉ ra ý nghĩa và giá trị của 2 đoạn văn đó. 
- Khi nào dùng văn bản miêu tả?
 TM?
- Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì?
- Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn TM?
- HS làm, trình bày, nhận xét.
- GV đánh giá chung.
I. Lý thuyết.
 1. ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn miêu tả và thuyết minh.
* Đoạn 1: “Mai rất đa dạng và phong phú, nếu dựa vào màu sắc thì mai sẽ có 4 loại chính: hoàng mai, bạch mai, thanh mai và hồng maiCánh hoa mềm mại, óng mượt và mướt như tơ. Mai đẹp thuần khiết, trong sáng như 1 nàng thiếu nữ yêu kiều. Hoa mai thường được trồng ở những khu đất rộng, không trồng xen với các loại cây khác. Hoa mai vàng rực rỡ, nhiều cánh và lâu tàn. Một bông hoa thường có tới 4 đến 5 cánh”.
-> Thuyết minh.
=> Cung cấp cho người đọc lượng tri thức về các hiện tượng và sự thật trong tự nhiên, xã hội 1 cách khách quan, giúp người đọc hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách dùng chúng sao cho có lợi cho con người.
* Đoạn 2: “ Đào Nhật Tân trồng từ hàng trăm năm nay. Đào trồng ở ruộng, đó là 1 loại đào bích, 1 giống đào lai, chỉ cho hoa mà không cho quả. Hoa đào tươi thắm, màu các manh, tức là màu đỏ thắm duyên dáng, rực rỡ. Cánh hoa kép, bông hoa xinh xắn thành từng chùm trên cành. Những cành đào đẹp phải là những cành có tán rộng, hoa đều từ gốc đến ngọn, những cành nhỏ phải mập và giao nhau hài hòa để hoa phân bố đều ở những khoảng khác nhau”. 
-> Miêu tả.
=> Tái hiện lại sự vật, sự việc, quang cảnh, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật đang tả và hiểu được những tình cảm, cảm xúc của người viết gửi gắm vào đối tượng. 
2. Phạm vi sử dụng.
- Văn bản miêu tả được sử dụng nhiều trong văn bản nghệ thuật.
- Văn bản thuyết minh chủ yếu được dùng trong văn bản nhật dụng hay những loại văn bản sử dụng hàng ngày gắn kết với cuộc sống con người.
II. Bài tập.
Bài 1: Cho đoạn văn: “Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm TP Hồ chí Minh và 11 tỉnh. Sông Đồng Nai là sông chính cùng với các nhánh lớn quan trọng là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ. Theo cục bảo vệ môi trường, sông Thị Vải (Bà Rịa Vũng tàu) là sông ô nhiễm nhất trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Thị Vải có 1 đoạn “sông chết” dài trên 10 km, từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 3 km đến khu công nghiệp Mỹ xuân. Gọi là “sông chết” vì không có loài sinh vật nào có thể sống được trên đoạn sông này. Nước sông ở đây bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống.
- Đoạn văn TM về “Đoạn sông chết Thị Vải”.
- Các chi tiết: có số liệu cụ thể, cung cấp cho người đọc lượng tri thức về hiện tượng và sự thật trong tự nhiên: sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng.
-> Đoạn trích tuộc văn bản nhật dụng.
Bài 2: Tìm 1 đoạn văn miêu tả trong văn bản nghệ thuật. Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn.
* Dặn dò: Viết đoạn văn TM có sử dụng yếu tố miêu tả.
Ngày tháng năm 
Chủ đề 5:
Nghệ thuật lập luận trong văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận. Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả, tác động của nghệ thuật lập luận trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng và ý nghĩa tác phẩm.
- Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm và luận cứ.
- Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận.
B. Tiến trình các bước dạy - học.
Tiết 1,2
H: Thế nào là văn nghị luận?
H: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa văn NL với văn MT, TS.
- GV cho HS tìm đoạn, văn bản đã học về văn miêu tả và văn NL.
- HS tìm, xđ những chi tiết miêu tả.
 Tìm luận điểm.
H: Để thuyết phục người đọc, người viết đã đưa ra những dẫn chứng ntn?
H: Các dẫn chứng và lí lẽ trình bày theo thứ tự nào? t/dụng?
- HS trình bày.
H: Một bài văn NL được hình thành từ các yếu tố nào?
H: Lập luận là gì?
* Dặn dò: Nắm vững khái niệm văn nghị luận, lập luận và sự khác biệt giữa văn NL với các loại văn khác.
I. Vai trò lập luận trong văn nghị luận.
 1. Văn nghị luận là gì?
- Văn nghị luận là dùng 1 hệ thống lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc, người nghe về 1 quan điểm, tư tưởng nào đó.
 2. Điểm khác biệt giữa văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự.
- Văn miêu tả, tự sự: kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với t/c chân thật, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, đời sống, gia đình, xã hội
- Văn nghị luận: hình thành và pt khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng 1 cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục. Nêu những ý kiến riêng của mình về 1 vấn đề nào đó trong cs, văn học nghệ thuật.
- VD: + Đoạn đầu bài “Lượm”.
 + Văn bản “Đức tính giản dị của BH”.
* Tóm lại: Mỗi đoạn văn có 1 vẻ đẹp riêng. Nếu văn miêu tả chỉ qua 1 số hình ảnh, từ ngữ đã lột tả và làm sống dậy trước mắt người đọc thần thái của sự vật, sự việcthì văn nghị luận lại tiêu biểu cho cách nói chặt chẽ, hùng hồn và giàu sức thuyết phục.
 3. Thế nào là lập luận, luận điểm và luận cứ?
 a. Lập luận:
- Là sự tổ chức các luận điểm, luận cứ, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề để người đọc hiểu, tin và đồng tình với điều mà người viết đặt ra, giải quyết.
- Lập luận là đặc trưng quan trọng của văn nghị luận, thể hiện năng lực suy lí, năng lực thuyết phục của người viết. Là 1 yếu tố tạo nên sự loogic, độ chính xác, sắc bén và tính nghệ thuật của bài nghị luận.
Tiết 3,4
 1. Bài cũ: Văn NL là gì? So sánh điểm khác giữa văn NL với văn MT, TS.
 2. Bài mới:
H: Luận điểm là gì?
H: Các luận điểm được sắp xếp ntn?
- HS đọc đoạn: “Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”.
H: Tìm luận điểm?
H: Để làm sáng tỏ luận điểm chính, Bác đã đưa ra những luận điểm nào khác?
- GV gọi HS đọc bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.
H: Để giải quyết vđ tại sao phải dời đô, LCU đã đưa ra nhưỡng luận điểm nào?
H: Luận cứ là gì?
H: Mỗi luận điểm ở bài Chiếu dời đô có những luận cứ nào?
H: Trong văn nghị luận thường dùng những kiểu câu nào?
- GV đọc đoạn văn: + “Đời Kiều là một tấm gươngbên tai”.
 + “Nguyên Hồngmãnh liệt”.
- HS tìm những loại câu được sử dụng trong đoạn văn.
3. Thế nào là lập luận, luận điểm và luận cứ?
 b. Luận điểm:
- Là những ý kiến, quan điểm, tư tưởng được người viết nêu ra trong bài văn.
- Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo 1 hệ thống hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.
- Luận điểm: Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.
 + Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc.
 + Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
 + Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành những hành động yêu nước.
- Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô về nơI trung tâm để mưu toan việc lớn.
- Việc “cứ đóng yên đô thành” ở nơi đây của 2 triều đại Đinh - Lê không còn thích hợp với việc phát mtrieenr đất nước.
- Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
c. Luận cứ.
- Là những ý kiến nhỏ nằm trong luận điểm, nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm.
- HS tìm, trình bày.
- HS khác cùng GV nhận xét, bổ sung.
4. Đặc điểm lập luận trong văn nghị luận.
- ít dùng câu miêu tả, câu trần thuật. Chủ yếu dùng câu khẳng định, câu phủ định với nội dung là phán đoán, nhận xét, đánh giá.
* Dặn dò: 
- Về nhà học bài, nắm vững luận điểm, luận cứ, đặc điểm lập luận trong văn nghị luận.
- Tập phân tích bài hịch tướng sĩ.
Tiết 5,6
 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ:
- Thế nào là luận điểm, luận cứ?
- Trong văn nghị luận thường dùng những kiểu câu nào? Lập luận theo cách nào?
 3 Bài mới:
5. Những từ thường dùng trong văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon van 8(6).doc