I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức:
Tiết 1: Biết được các khái niệm Tin học, Thông tin, dữ liệu, vai trò của thông tin, đơn vị đo thông tin
Tiết 2: Biết được các dạng thông tin và biểu diễn thông tin trong máy tính
Tiết 3: Biết được các thành phần cơ bản của máy tính: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài
Tiết 4: Biết được các thành phần cơ bản của máy tính: thiết bị vào, thiết bị ra
b. Kỹ năng:
Tiết 1: HS nắm được các khái niệm Tin học, Thông tin, dữ liệu, vai trò của Thông tin, đơn vị đo thông tin
Tiết 2: HS nắm được các dạng thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính
Tiết 3: HS nhận biết được các bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài của máy tính
Tiết 4: HS nhận biết được thiết bị vào, thiết bị ra của máy tính
c. Thái độ:
Tiết 1: HS ham học hỏi, khám phá
Tiết 2: HS thích khám phá, tìm tòi
Tiết 3: HS say mê với môn học
Tiết 4: HS có hứng thú với môn học
II. Phương tiện dạy học:
a. Chuẩn bị của giáo viên: phòng máy: máy chiếu, máy in, bộ máy tính
b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu bài trước khi đến lớp
III. Phương pháp chủ yếu:
Thuyết trình, giảng giải
Ngày soạn: ...../...../20.... Ngày dạy: .... /....../20.... Tiết 1 - 4: Phần I: Hệ điều hành Windows Bài 1: Nhập môn máy tính I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: a. Kiến thức: Tiết 1: Biết được các khái niệm Tin học, Thông tin, dữ liệu, vai trò của thông tin, đơn vị đo thông tin Tiết 2: Biết được các dạng thông tin và biểu diễn thông tin trong máy tính Tiết 3: Biết được các thành phần cơ bản của máy tính: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài Tiết 4: Biết được các thành phần cơ bản của máy tính: thiết bị vào, thiết bị ra b. Kỹ năng: Tiết 1: HS nắm được các khái niệm Tin học, Thông tin, dữ liệu, vai trò của Thông tin, đơn vị đo thông tin Tiết 2: HS nắm được các dạng thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính Tiết 3: HS nhận biết được các bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài của máy tính Tiết 4: HS nhận biết được thiết bị vào, thiết bị ra của máy tính c. Thái độ: Tiết 1: HS ham học hỏi, khám phá Tiết 2: HS thích khám phá, tìm tòi Tiết 3: HS say mê với môn học Tiết 4: HS có hứng thú với môn học II. Phương tiện dạy học: a. Chuẩn bị của giáo viên: phòng máy: máy chiếu, máy in, bộ máy tính b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu bài trước khi đến lớp III. Phương pháp chủ yếu: Thuyết trình, giảng giải IV. Tiến trình bài dạy: a. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm Tin học GV: đặt vấn đề về các môn học Toán, Lí, Hoá học Ví dụ: Hoá học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về sự biến đổi giữa các chất Tương tự: các môn về Toán học, Vật lí, HS: Lắng nghe GV: Rút ra kết luận về Tin học HS: Lắng nghe và ghi bài GV: Lấy ví dụ Ví dụ 1: Về tín hiệu đèn giao thông khi đi qua ngã tư ? Người tham gia giao thông phải làm gì khi: + Đèn đỏ bật sáng ? + Đèn xanh bật sáng ? + Đèn vàng bật sáng ? HS: Trả lời Ví dụ 2: Nhìn vào ảnh Bác treo trên lớp chúng ta có thể biết được những gì từ bức ảnh ? HS: Quan sát và trả lời GV: Từ ví dụ 1,2 rút ra kết luận HS: Ghi bài GV: Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về sự việc, sự vật, sự kiện, HS: Lấy thêm ví dụ GV: Nhận xét GV: Đưa ra kết luận HS: Nghe và ghi bài GV: phân tích hoạt động thông tin của con người Khi một TT đưa ra thì chúng ta tiếp nhận, lưu trữ, xử lí, trao đổi thông tin HS: Lắng nghe GV: Phân tích các hoạt động thông tin trên từ đó làm rõ vai trò của chúng GV: đặt vấn đề (Cũng như các đơn vị đo lường khác thì Thông tin cũng có đơn vị đo) HS: Nghe giảng và ghi bài GV: cho HS một số ví dụ chuyển đổi từ đơn vị đo này sang đơn vị đo khác HS: Thực hiện Tiết 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính GV: Lấy ví dụ + Các bài báo, bài văn -> Văn bản + Các tấm biển báo -> Hình ảnh + Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi hay vào học -> Âm thanh + Mùi thịt nấu, -> Mùi vị + Bàn tay đụng vào khay đá lạnh, -> xúc giác GV: Lưu ý cho HS có rất nhiều dạng TT (dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, mùi vị, cảm giác,) song có 3 dạng chính mà máy tính có thể xử lí được đó là dạng Văn bản, Âm thanh, Hình ảnh GV: Lấy ví dụ về công việc bảo mật HS: lắng nghe và ghi bài Ví dụ: + Thông tin được truyền từ người A đến người B -> Lập mã + Để hiểu được nội dung người A gửi tới người B thì người B phải Giải mã Tương tự đối với máy tính và con người + Để máy tính xử lí được TT thì TT được đưa vào máy tính phải chuyển thành dãy bít (dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 + Để con người hiểu được thì MT phải chuyển dãy bít thành các dạng TT quen thuộc: Âm thanh, văn bản, hình ảnh Ví dụ cụ thể: Chữ cái A khi gõ từ bàn phím thì được chuyển thành dãy bít: 0100 0000 và từ dãy bít 0100 0000 máy chuyển thành chữ A và hiển thị ra màn hình cho người sử dụng biết GV: ? Để máy tính có thể xử lí được TT thì thông tin đưa vào phải được biểu diễn ntn trong máy tính ? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Nhận xét và bổ sung GV: ? Để con người hiểu được thông tin trong máy tính thì máy tính phải làm gì? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Nhận xét và bổ sung GV: Nêu lại hai nội dung bên Tiết 3 Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính GV: Giới thiệu sơ đồ thành phần máy tính HS: Nghe giảng và ghi bài GV: Cho HS quan sát CPU trong máy tính HS: Quan sát GV: Giới thiệu nhiệm vụ của CPU HS: Nghe giảng và ghi bài GV: Giới thiệu nhiệm vụ và các phần của bộ nhớ trong HS: Nghe và ghi bài GV: Cho HS quan sát thanh RAM của máy tính HS: Quan sát Tiết 4 Hoạt động 4: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính (tiếp) GV: Giới thiệu nhiệm vụ của bộ nhớ ngoài HS: Nghe và ghi bài GV: Em hãy lấy một số thiết bị của bộ nhớ ngoài mà em biết HS: Lấy ví dụ GV: Cho HS quan sát đĩa mềm, đĩa CD, đĩa cứng, USB HS: Quan sát GV: Giới thiệu nhiệm vụ của thiết bị vào HS: Nghe và ghi bài GV: ?Em hãy lấy một số thiết bị của thiết bị vào mà em biết? HS: Lấy ví dụ GV: Cho HS quan sát bàn phím, chuột HS: Quan sát GV: Cho HS quan sát bàn phím, chuột HS: Quan sát GV: ?Nhiệm vụ của thiết bị ra là gì? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét HS: ghi bài I. Các khái niệm Tin học 1. Khái niệm về Tin học Tin học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử 2. Khái niệm thông tin và dữ liệu a. Khái niệm thông tin Thông tin là những gì đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc, sự kiện,...) và về chính con người b. Khái niệm về dữ liệu: Thông tin được lưu trữ và xử lí trong máy tính gọi là dữ liệu 3. Vai trò của thông tin Hoạt động thông tin của con người gồm: Tiếp nhận, lưu trữ, xử lí và trao đổi (truyền) thông tin Vai trò: + Xử lí thông tin nhằm đem lại sự hiểu biết cho con người trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết + Lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng 4. Đơn vị đo thông tin Đơn vị nhỏ nhất gọi là BIT Đơn vị đo thường dùng là Byte (B) 1Byte = 8 bit Các đơn vị khác: + 1 KB (Kilo byte) = 1024 B + 1MB (Mega Byte) = 1024KB + 1GB (Giga Byte) = 1024MB + 1TB (Têta Byte) = 1024GB + 1PB (Pêta Byte) = 1024TB 5. Các dạng thông tin: Có 3 dạng thông tin cơ bản: + Dạng văn bản: ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết, kí hiệu, + Dạng âm thanh: TT thể hiện dưới dạng âm thanh + Dạng hình ảnh: vẽ lại bằng các bức tranh, hình ảnh 6. Biểu diễn thông tin trong máy tính + Để máy tính xử lí được TT thì TT được đưa vào máy tính phải chuyển thành dãy bít (dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 + Để con người hiểu được thì MT phải chuyển dãy bít thành các dạng TT quen thuộc: Âm thanh, Văn bản, Hình ảnh II. Các thành phần cơ bản của máy tính Bộ nhớ ngoài Bộ XLTT (CPU) Bộ nhớ ngoài Khối điều khiển Bộ số học/ logic TB vào TB ra 1. Bộ xử lí trung tâm (CPU) - CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính - Nhiệm vụ: Thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện các lệnh 2. Bộ nhớ trong Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. Bộ nhớ trong gồm 2 phần: ROM và RAM + ROM: chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu trong ROM không xoá được. Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy tính với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động + RAM: Là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất. 3. Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong Ví dụ: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB, 4. Thiết bị vào Dùng để đưa thông tin vào máy tính Ví dụ: bàn phím, chuột, máy quét, webcam, 5. Thiết bị ra Ví dụ: bàn phím, chuột, máy quét, webcam, Dùng để đưa thông tin từ máy tính ra ngoài b. Củng cố: GV: Tóm tắt nội dung kiến thức: + Tin học + Thông tin + Các dạng TT cơ bản + Cách biểu diễn thông tin trong máy tính GV: Yêu cầu HS lên vẽ lại sơ đồ cấu trúc chung của máy tính c. Hướng dẫn về nhà: GV: Yêu cầu hs về học kỹ bài đã học d. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Lai, ngày tháng năm 20 Tổ trưởng Phạm Thị Lương Ngày soạn: ...../...../20.... Ngày dạy: .... /....../20.... Tiết 5 - 8: Những kiến thức cơ sở của windows I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này hs biết được: 1.Kiến thức Tiết 5: HS biết được khái niệm hệ điều hành và các thao tác sử dụng chuột. Tiết 6: HS thực hiện được các thao tác sử dụng chuột Tiết 7: HS biết được cách khởi động máy, các biểu tượng, nút Start, bảng chọn Start, thanh công việc, cửa sổ chương trình và bảng chọn Tiết 8: HS thao tác với cửa sổ chương trình và biết cách thoát khỏi Windows. 2. Kĩ năng Tiết 5: Nắm được các thao tác sử dụng chuột. Tiết 6: Thành thạo thao tác sử dụng chuột Tiết 7: Biết khởi động máy tính, bảng chọn Start, thực hiện các thao tác trên cửa sổ Tiết 8: Thao tác được với các cửa sổ chương trình và thoát được khỏi Windows. 3. Thái độ: HS có hứng thú học tập, hăng say thực hành II. Phương tiện dạy học GV: Phòng máy, máy chiếu đa năng. HS : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp III. Tiến trình dạy học a. KTBC: HS1: Nêu các thành phần cơ bản của máy tính? b. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 5: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ điều hành và hệ điều hành Windows GV: Giải nghĩa và giới thiệu HS: Chú ý nghe giảng và ghi chép. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hành động khi sử dụng chuột (Mouse) và thực hành sử dụng chuột GV: Thuyết trình và thao tác mẫu với thao tác trỏ chuột. HS: nghe và quan sát GV: Làm mẫu lại và yêu cầu hs thao tác lại thao tác trỏ đối tượng HS: Thực hiện GV: Làm mẫu lại và yêu cầu hs thao tác lại thao tác trỏ đối tượng HS: Thực hiện và ghi bài GV: yêu cầu hs thao tác nháy phải chuột HS: Thực hiện GV: Nhận xét và thao tác lại HS: Quan sát và ghi bài GV: Làm mẫu lại và yêu cầu hs thao tác lại thao tác nháy đúp chuột HS: Thực hiện và ghi bài GV: yêu cầu hs thao tác nháy phải chuột HS: Thực hiện GV: Nhận xét và thao tác lại HS: Quan sát và ghi bài I. Khái niệm hệ điều hành và hệ điều hành Windows 1. Hệ điều hành (OS: Operating System) là gì? - Là phần mềm, gồm tập hợp các chương trình điều khiển hoạt động của máy tính cho phép người dùng sử dụng khai thác d ... - Trong mục Position : chọn vị trí đặt số trang - Trong mục Aligment : Chỉnh vị trí đặt số trang - OK Thực hành Bài tập1 : Mở tệp văn bản mới soạn thảo và trình bàu bài thơ sau, thực hiện các thao rác tìm kiếm và thay thế theo yêu cầu Lưu tệp với tên: hatgaolangta Bài tập2 : Mở tệp văn bản hatgaolangta và tạo tiêu đề trên và dưới cho văn bản : + Tiêu đề trên : Bài tập thực hành + Tiêu đề dưới : Bài Hạt gạo làng ta + Đánh số trang cho văn bản III. Chèn dấu ngắt trang - Đưa con trỏ về vị trí cần ngắt trang - Chọn mục Insert Break Lưu ý: Để xoá ngắt trang ta thực hiện như sau: - Đưa con trỏ chuột về lề trái trang cần xoá rồi chọn - Nhấn phím Delete IV. Quản lí tập tin - Bảo vệ khi mở tập tin - Bảo vệ khi thay đổi dữ liệu * Đặt mật khẩu cho văn bản: - Mở tài liệu cần bảo vệ trên Word - Tools/ Options..., XHHT - Trong mục Password to open gõ mật khẩu để mở văn bản - Trong mục Password to modify gõ mật khẩu để sửa văn bản Thực hành Bài tập : Mở tệp văn bản Hatgaolangta - Thực hiện chèn dấu ngắt trang cho văn bản trên - Tạo mật khẩu cho văn bản c. Củng cố: - GV: Nhắc lại nội dung đã học - HS: Lắng nghe d. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Lai, ngày tháng năm 20 Tổ trưởng Phạm Thị Lương Ngày soạn: ...../...../20.... Ngày dạy: .... /....../20.... Tiết 61 - 64: Bài 11 Cách xử lí chi tiết (Tiếp) I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức Tiết 61: - Nắm được các bước trộn văn bản Tiết 62: - Nắm được các bước vẽ hình trong văn bản Tiết 63: - Nắm được các bước tạo chữ nghệ thuật Tiết 64: - Nắm được các bước chèn tranh vào văn bản 2. Kĩ năng Tiết 61: - Thành thạo trộn văn bản Tiết 62: - Thành thạo vẽ hình trong văn bản Tiết 63: - Thành thạo cách tạo chữ nghệ thuật Tiết 64: - Thành thạo chèn tranh vào văn bản 3. Thái độ: HS có hứng thú học tập, hăng say thực hành II. Phương tiện dạy học GV: Phòng máy, máy chiếu đa năng. HS : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp III. Tiến trình dạy học a. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 61 Hoạt động 1: Tìm kiếm trộn văn bản GV: Giới thiệu cho học sinh thế nào là trộn văn bản HS: Lắng nghe GV: Chiếu nội dung của tệp văn bản giaymoi và tệp danh sách HS: Quan sát GV: Thực hiện HS: Quan sát và ghi bài GV: Y/c 2-3 HS làm lại HS: Thực hiện Tiết 62 Hoạt động 2: Vẽ hình trong văn bản GV: Giới thiệu các thành phần trên thanh đồ hoạ và thao tác trên từng nút lệnh HS: Quan sát GV: Thực hiện trên từng nút lệnh HS: Quan sát và ghi bài GV: Y/c HS làm lại HS: Thực hiện GV: Giới thiệu cho học sinh vì sao cần đánh tiêu đề đầu trang và dùng nó trong trường hợp nào? HS: Nghe giảng GV: Thực hiện HS: Quan sát và ghi bài GV: Y/c HS làm lại HS: Thực hiện Tiết 63 Hoạt động3: Tạo chữ nghệ thuật GV: Chia nhóm 3-4 HS/ máy HS: Chia nhóm GV: Hướng dẫn HS: Thực hành GV: Quan sát và sửa lỗi HS: Thực hành theo sách bài tập GV: Quan sát và sửa lỗi Tiết 64 Hoạt động4: Chèn tranh vào văn bản GV: Hướng dẫn HS: Thực hành GV: Quan sát và sửa lỗi HS: Thực hành theo sách bài tập GV: Quan sát và sửa lỗi Thực hành GV: Hướng dẫn HS làm bài tập số 4 Sách bài tập HS: Thực hành GV: Quan sát và hướng dẫn Trộn văn bản là từ một văn bản mẫu đã có những thông tin cố định. Nhờ sử dụng các thao tác trong chương trình soạn thảo máy tính sẽ tự động điền hàng loạt vào vị trí còn thiếu trong văn bản để được văn bản hoàn chỉnh I. Trộn văn bản Bước 1 : - Soạn mẫu giấy mời (còn thiếu nội dung). G/s được lưu với tên giaymoi.doc - Tạo tệp danh sách người được mời dưới dạng bảng với nội dung còn thiếu trong tệp mẫu giấy mời và điền thông tin cho tệp. G/s được lưu với tên danhsach.doc Bước 2 : Mở mẫu giấy mời Mở thanh công cụ trộn thư : Tool/Letter and Mailing/Mail merge Next/next/next/ tệp danhsach/next More items... Tại tệp giaymoi đặt con trỏ tại vị trí cần chèn tiêu đề/ chọn tiêu đề cần chèn/ insert Next/ Edit individual letters... 2. Vẽ hình trong văn bản : chỉnh sửa hình vẽ : Chọn đối tượng vẽ : Vẽ hình được thiết kế sẵn : vẽ đường thẳng : vẽ mũi tên : vẽ hình chữ nhật : vẽ hình oval : Hộp văn bản : Chèn chữ nghệ thuật : Chèn ảnh : đổ màu nền : đổ màu đường kẻ : Màu chữ : Chọn kiểu đường kẻ : Chọn kiểu đường nét đứt : Kiểu mũi tên : Tạo bóng đổ : Tạo hình không gian 3. Tạo chữ nghệ thuật - Định con trỏ tại nơi muốn chèn - Chọn dạng trang trí - Insert/ Picture/ Wordart - Chọn phông, cỡ, kiểu chữ - Nhập nội dung văn bản vào dòng Enter your texr here - Chọn OK Bài tập : Sách bài tập 4. Chèn tranh vào văn bản - Định con trỏ tại nơi muốn chèn - Insert/ Picture/ Clip art - Chọn mục Categories : mở các thư mục để tìm tranh - Chọn tranh cần chèn - Chọn Insert Thực hành c. Củng cố: - GV: Nhắc lại nội dung đã học - HS: Lắng nghe d. Hướng dẫn về nhà: HS: về nhà ôn lại nội dung đã học e. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Lai, ngày tháng năm 20 Tổ trưởng Phạm Thị Lương Ngày soạn: ...../...../20.... Ngày dạy: .... /....../20.... Tiết 65 - 68: Bài 12 Ôn tập tổng hợp I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức - Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ điều hành Windows - Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ soạn thảo văn bản 2. Kĩ năng Thực hiện những ký năng tổng hợp trong soạn thảo văn bản 3. Thái độ: HS có hứng thú học tập, hăng say thực hành II. Phương tiện dạy học GV: Phòng máy, máy chiếu đa năng. HS : Chuẩn bị bài trước khi tới lớp III. Tiến trình dạy học a. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 65-66 Hoạt động 1: Thực hành phần Word GV: Chia nhóm 3-4 HS/ máy HS: Chia nhóm GV: Y/c học sinh làm theo sự hướng dẫn của GV HS: Lắng nghe và thực hiện GV: Y/c HS làm bài tập 1, 2,3,4 SGK HS: Thực hiện GV: Quan sát và hướng dẫn HS: Thực hiện Tiết 67-68 Hoạt động 2: Thực hành phần Win I. Thực hành phần Word Bài 1 : Soạn thảo và trình bày đoạn vănbản sau, chèn hình ảnh để minh họa Bài 2: SGK Tạo văn bản dạng cột báo sau: Bài 3: Sử dụng bảng để tạo bản hợp đồng trong bản hợp đồng và làm mờ các nét trong bảng Bài 4: SGK II. Phần Windows Câu1: Nêu các thành phần chính của máy tính và vẽ sơ đồ chung của chúnh Câu2: Hệ điều hành là gì? Hệ điều hành Windows và hệ điều hành Windows XP Câu3: Làm thế nào để nhận biết đựoc có bao nhiêu cửa sổ đang được mở? Câu4: Nêu các thao tác trên tệp và thư mục Câu5: Cho cây thư mục sau: Cho cây thư mục sau: C:\ THUVIEN TOAN LI KHXH TRUYENTRANH KHTN Dai.doc Hinh.doc 1.Tạo cây thư mục trên 2. Thực hiện sao chép 2 tệp Dai.doc và Hinh.doc vào thư mục LI 3. Đổi tên 2 tệp Dai.doc và Hinh.doc vào thư mục LI thành 2 tệp SGK.doc và SGV.doc 4. Tạo 2 tệp Lang.doc và ThachSanh.doc vào thư mục TRUYENTRANH 5. Di chuyển tệp Lang.doc vào thư mục KHXH 6. Đổi tên thư mục TRUYENTRANH thành thư mục CHUYENVN 7. Sao chép thư mục CHUYENVN vào thư mục THUVIEN 8. Xoá thư mục CHUYENVN trong ổ đĩa C:\ 9. Tìm kiếm tệp ThachSanh.doc 10. Tạo đường tắt cho tệp Lang.doc ra màn hình nền Windows c. Củng cố: - GV: Nhắc lại kiến thức đã học - HS: Lắng nghe d. Hướng dẫn về nhà: HS: về nhà ôn lại nội dung đã học giờ sau kiểm tra thực hành e. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Lai, ngày tháng năm 20 Tổ trưởng Phạm Thị Lương Ngày soạn: ...../...../20.... Ngày dạy: .... /....../20.... Tiết 69 - 70: Kiểm tra Thực hành (Thực hành) A. Mục tiêu bài học a. Kiến thức: - HS hiểu và hệ thống được nội dung kiến thức trọng tâm của phần 2 b. Kỹ năng Thành thạo các thao tác về Word b. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, khẩn trương khi làm bài B. Chuẩn bị: - GV: chuẩn bị đề kiểm tra, nội dung kiểm tra. - HS: Ôn bài ở nhà C. Đề bài: Đề 1 cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. giấy xin phép nghỉ học Kính gửi: - Cô giáo chủ nhiệm - Các thầy, cô giáo bộ môn Tên em là: Học sinh lớp: .. Hôm qua em đi học về, trong người cảm thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn nên em viết giấy này kính mong thầy cô cho em nghỉ buổi học hôm nay. Em xin hứa sẽ chép bài và làm bài tập đầy đủ. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo. ., ngày.. tháng . năm 200 Phụ huynh học sinh Người viết giấy Yêu cầu: - Gõ nội dung văn bản và trình bày theo mẫu - Lưu văn bản với số báo danh của em Đề 2: cô bé bán diêm Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em củng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, đẻ đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời nắng nhiếc chửi rủa. Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái lùi vào chút ít. Em thu đôi chân vào người nhưng mổi lúc mọt rét buốt hơn. Tuy nhiên em không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định cha em sẽ đánh. Vả lại ở nhà củng rét thế thôi. Cha con em ở trên sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẻ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra. Yêu cầu: Gõ văn bản và trình bày theo mẫu Lưu văn bản với số báo danh của em Đề 3: & Giấy mời họp mặt Trân trọng kính mời: Tới dự buổi họp mặt đầu xuân Tại: Trường THCS Chu Văn An Thời gian: giờ. Phút ngàythángnăm 2009 Sự hiện diện của anh (chị) là niềm vinh dự của chúng tôi. TM ban liên lạc Yêu cầu: Gõ văn bản và trình bày văn bản theo mẫu Lưu văn bản với SBD của em D. Thang điểm: Tổng 10 điểm - HS gõ được nội dung bài 4 điểm - Trình bày theo mẫu 4 điểm - Lưu được văn bản 2 điểm Hà Lai, ngày tháng năm 20 Tổ trưởng Phạm Thị Lương
Tài liệu đính kèm: