I . MỤC TIÊU
- Biết phép đối xứng tâm và nhận dạng được nó trong các trường hợp cụ thể , đơn giản
- Hiểu được một số tính chất của phép đối xứng tâm
- Có kĩ năng vận dụng phép đối xứng tâm vào giải các bài toán có nội dung thực tiễn
II . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Lý thuyết (10')
Ngày soạn : 19/10/2012 Ngày giảng: 27/10/2012 Tuần 10 (Hình học) chủ đề : giác Tiết 10: Phép đối xứng tâm I . Mục tiêu - Biết phép đối xứng tâm và nhận dạng được nó trong các trường hợp cụ thể , đơn giản - Hiểu được một số tính chất của phép đối xứng tâm - Có kĩ năng vận dụng phép đối xứng tâm vào giải các bài toán có nội dung thực tiễn II . Tiến trình dạy học Hoạt động 1 : Lý thuyết (10') 1) Định nghĩa, tính chất của đối xứng trục ? 2) Trong các hình đã học , hình nào có trục đối xứng? Điểm đối xứng đó là điểm nào ? HS trả lời như SGK Đinh nghĩa - Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O Nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó - Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại b) tính chất : Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau 2) Hình bình hành có trục đối xứng - Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó Hoạt động 2 : Bài tập(33') Bài 1: Cho hình bình hành ABCD, O là giao diểm hai đường chéo. Gọi E là một điểm thuộc cạnh AB, F là giao điểm của EO và CD. vẽ EG // AC (G ẻ BC), FH // AC (H ẻAD ), Chứng minh rằng: EG = HF HE // FG GV cho HS vẽ hình, viết GT, KL Bài 2: Cho tam giác ABC. vẽ A’ đối xứng với A qua C, vẽ B’ đối xứng với B qua A, vẽ C’ đối xứng với C qua B. D và D’ lần lượt là trung điểm của AC và A’C’ Chứng minh rằng ABD’D là hình bình hành Gọi O là giao điểm các trung tuyến BD và B’D’. chứng minh rằng O là trọng tâm của cả hai tam giác ABC và A’B’C’ GV cho HS vẽ hình, viết GT, KL A H D F C G B 1 1 2 1 O Giải : ∆BOE và ∆DOF có OB = OD , nên ∆BOE = ∆DOF (g. c. g) => BE = DF (Củng có thể giải thích BE = DF như sau: E đối xứng với F qua O, B đối xứng với D qua O => BE đối xứng với DF qua O, do đó BE = DF) ∆BEG và ∆DFH có BE = DF (góc có cạnh tương ứng song song) ; Vậy ∆BEG = ∆DFH (g. c. g) => EG = FH b) ta có EG = FH, EG // FH nên EGFH là hình bình hành => HE // FG C’ B’ A’ I’ A D’ C D B I O a) BD’ là đường trung bình của tam giác CC’A => BD’ // CA’ BD’ = CA’ Ta lại có AD = AC = CA’ Do đó BD’ // AD BD’ = AD, Vậy ABD’D là hình bình hành b) Gọi I, I’ thứ tự là trung điểm của OB, OB’ ta chứng minh được DD’II’ là hình bình hành => BI = IO = OD => O là trọng tâm của tam giác ABC tương tự B’I’ = I’O = OD’ => O là trọng tâm của tam giác A’B’C’ Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà (2') Ôn lại lý thuyết Xem lại các dạng bài tập đã làm
Tài liệu đính kèm: