Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Tiết 20: Phương trình bậc nhất - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Tiết 20: Phương trình bậc nhất - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh

I . MỤC TIÊU

- Nắm được khái niệm phương trình mộ ẩn

- Biết được một số là nghiệm của phương trình

- Biết viết tập nghiệm của phương trình trong các trường hợp phương trình có một, nhiều nghiệm, hoặc phương trình vô nghiệm

- Biết được hai phương trình tương đương

II . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Tiết 20: Phương trình bậc nhất - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 (Đại số )
Ngày soạn : 26/12/2012 
Ngày dạy: 04/01/2013 
chủ đề : phương trình bậc nhất một ẩn
Tiết 20: Phương trình bậc nhất
I . Mục tiêu
- Nắm được khái niệm phương trình mộ ẩn
- Biết được một số là nghiệm của phương trình
- Biết viết tập nghiệm của phương trình trong các trường hợp phương trình có một, nhiều nghiệm, hoặc phương trình vô nghiệm
- Biết được hai phương trình tương đương
II . Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 : Lý thuyết
- phương trình một ẩn có dạng như thế nào
- Khi nào một giá trị của biến là nghiệm của phương trình ?
- Khi nào hai phương trình được gọi là tương đương 
- Một phương trình ẩn x luuon có dạng 
A(x) = B(x). Trong đó vế trái. A(x) , vế phải B(x) là hai biểu thức chứa cùng biến x
- Giá trị của biến nghiệm đúng của phương trình đã cho là nghịêm của phương trình đó
-Hai phương trình gọi là tương đương khi hai phương trình có cùng tập hợp nghiệm 
Hoạt động 2 : Bài tập
Bài 1 : trong các số - 2; - 1,5; - 1; 0,5; ; 2; 3 số nào là nghiệm của mỗi phương trình sau đây
x2 - 3 = 2x
y + 3 = 4 - y
Bài 2 : chứng minh rằng phương trình 
2mx - 5 = - x + 6m - 2
Luôn nhận x = 3 làm nghiệm dù m lấy bất cứ giá trị nào
Bài 3 : Cho hai phương trình 
 x2 - 5x + 6 = 0 (1)
 x + (x - 2)(2x + 1) = 2 (2)
a) Chứng minh rằng phương trình có nghiệm chung là x = 2
b) Chứng minh rằng x = 3 là nghiệm của (1) nhưng không là nghiệm của (2)
Hai phương trình đã cho có tương đương với nhau không ? vì sao?
Bài 4: Cho phương trình 
 (m2 + 5m + 4)x2 = m + 4 trong đó m là một số. Chứng minh rằng
a) khi m = - 4 phương trình có nghiệm đúng với mọi giá trị của ẩn
b) Khi m = - 1, phương trình vô nghiệm
c) Khi m = -2 hoặc m = - 3 phương trình củng vô nghiệm 
d) Khi m = 0 phương trình nhận x = 1 và x = - 1 là nghiệm
Bài 1 
Trả lời
a) Phương trình có hai nghiệm x = - 1 và x = 3
b) Phương trình có nghiệm y = 0,5
c) Phương trình có nghiệm y = 
Bài 2 
Thay x = 3 ta được cả hai vế đều bằng 6m - 5 điều chứng rằng x = 3 luôn là nghiệm của phương trình dù m lấy bất cứ giá trị nào
Bài 3 
a) Thay x = 2 vào hai phương trình ta đều được kết quả hai vế bằng nhau
b) x = 3 là nghiệm của (1). Khi thay 
x = 3 vào (2) ta được vế trái bằng 10. không bằng vế phải nên x = 3 không là nghiệm của (2)
Bài 4:
a) m = - 4 Phương trình trở thành 0x = 0
b) m = - 1 Phương trình trở thành 0x = 3
c) m = - 2 trở thành -2x2 = 2
 m = - 3 trở thành -2x2 = 1
d) m = 0 trở thành 4x2 = 4 phương trình nhận x = 1 và x = - 1 là nghiệm
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà
Ôn lại lý thuyết
Xem lại các dạng bài tập đã làm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_8_tiet_20_phuong_trinh_bac_nhat.doc