Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 8 - Tiết 4: Luyện tập

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 8 - Tiết 4: Luyện tập

I. MĐYC :

- Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.

- Củng cố, rèn luyện kĩ năng giải phương trình tích.

II. CHUẨN BỊ :

-HS : SGK, nháp

-GV: SGK, SBT, phấn màu , thước, bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 8 - Tiết 4: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16.2.2010
Ngày dạy: 23.2.2010
Chủ đề 8: GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
Tuần 23-Tiết 4/8 :	LUYỆÂN TẬP
I. MĐYC :
- Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
- Củng cố, rèn luyện kĩ năng giải phương trình tích.
II. CHUẨN BỊ :
-HS : SGK, nháp
-GV: SGK, SBT, phấn màu , thước, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP : 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
25
ph
HĐ1 : Kiểm tra kiến thức
Cho HS nhắc lại 3 quy tắc:
+ Quy tắc dấu ngoặc.
+ Quy tắc chuyển vế.
+ Quy tắc nhân.
- Bài 1: a) Cho HS làm câu a
- Cho HS lớp nhận xét.
- GV nhận xét cho điểm thưởng.
- Tương tự GV cho HS giải phương trình các câu còn lại.
b) Đối với câu b ta có khai triển ra để rút gọn và phân tích thành nhân tử không? vì sao?
- Nêu quy tắc đổi dấu?
- Cho HS lên bảng làm câu b.
- GV lưu ý HS : cần chú ý quan sát các số hạng có nhân tử chung không trước khi phải khai triển.
c) Đối với câu c ta có khai triển ra để rút gọn và phân tích thành nhân tử không? vì sao?
- Tiếp theo ta phải làm gì?
- GV tiếp tục nhấn mạnh chú ý trên.
d) Cho HS hoạt động nhóm làm câu d trong 5’
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Cho các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm thưởng.
- Tương tự GV HD HS làm câu e:
Chú ý: trong trường hợp này có cần khai triển không? vì sao?
- Cho HS lên bảng trình bày.
- Cho HS nhận xét
GV lưu ý HS quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế.
- Cho HS nhắc lại 1 vài hằng đẳng thức đã học
- HS nêu nội dung 3 quy tắc như SGK.
- HS lên bảng làm bài kiểm tra câu a.
- HS lớp nhận xét
- Ta không cần phải khai triển vì các số hạng đã có nhân tử chung là x + 1
- HS nêu quy tắc đổi dấu
- HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét
- lớp lắng nghe.
- Ta không cần phải khai triển vì các số hạng đã có nhân tử chung là x -5
-HS hoạt động nhóm câu d trong 5’
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét
- Không cần khai triển vì đã có nhân tử chung là x-2.
HS trình bày và nêu hướng giải.
- HS lắng nghe.
- Ha nhắc lại theo câu hỏi của GV
Bài 1:
a. x(2x-5)=3x(x-5)
2x2-5x=3x2-15x
2x2-3x2-5x+15x=0-x2+10x=0
-x(x-10)=0 -x=0 hoặc x-10=0
 1) -x=0 x=0
 2) x-10=0 x=10
Vậy tập nghiệm của pt là: S={0;10}
b. (x+1)(x+4) = (x+1)(2x+5)
(x+1)(x+4)-(2x+1)(x+5) = 0
(x+1)(x+4-2x-5) = 0
(x+1)(-x-1) = 0
x+1=0 hoặc -x-1 = 0
1) x+1=0 x=-1
2) -x-1=0 x=-1
Vậy pt có tập nghiệm : S={-1}
c. 3(x-5)-2x(x-5)=0 
(x-5)(3-2x)=0
x-5=0 hoặc 3-2x=0
 1) x-5=0 x=5
 2) 3-2x=0 2x=3 x=3/2
Vậy pt có tập nghiệm S={5; 3/2}
d. 4x-20 = x(x-5) 
(4x-20)-x(x-5)=0
4(x-5)-x(x-5)=0 (x-5)(4-x)=0
x-5=0 hoặc 4-x=0
 1) x-5=0 x=5
 2) 4-x=0 x=4 
Vậy pt có tập nghiệm S={5; 4}
e. x2-4=x-2
(x+2)(x-2)-(x-2)=0
(x-2)(x+2-1)=0
(x-2)(x+1)=0
x-2=0 hoặc x+1=0
1) x-2=0x=2
2) x+1=0x=-1
Vậy pt có tập nghiệm S={2; -1}
18
ph
HĐ2 : Luyện tập.
 + Gợi ý : Câu a.
x2-2x+4 và 9 có viết được dưới dạng bình phương của một tổng không? vì sao? 
Vậy VT phương trình có dạng gì?
Vậy phân tích thành tích như thế nào?
* Gợi ý câu b:
- Câu b dùng PP tách hạng tử để phân tích thành tích sau đó tìm x.
- Tách như thế nào để đưa về dạng hằng đẳng thức
Chú ý: Đưa các hạng tử vào trong ngoặc mà có dấu “-“ đằng trước thì phải đổi dấu
HS ghi đề bài.
- Có: 
(x2-2x+4) = (x-4)2
9=32
- VT pt có dạng A2-B2
- HS suy nghĩ và làm vào vở.
- HS nêu cụ thể cách tách: 
x2-5x+6= (x2-4x+4)-x+2
- HS lưu ý
Bài 2
a. (x2-2x+1)-4=0 (x-1)2-22=0
(x-1-2)(x-1+2)=0 (x-3)(x+1)=0
x-3=0 hoặc x+1=0
 1) x-3=0 x=3
 2) x+1=0 x=-1
Vậy pt có tập nghiệm S={-1; 3}
b. x2-5x+6=0 (x2-4x+4)-x+2=0
(x-2)2-(x-2)=0 (x-2)(x-2-1)=0
(x-2)(x-3)=0 x-2=0 hoặc x-3=0
 1) x-2=0 x=2
 2) x-3=0 x=3
Vậy pt có tập nghiệm S={2; 3}
2’
HĐ3 : HDVN
- Xem lại cách giải 2 dạng phương trình : dạng đưa được về dạng ax+b=0 và dạng pt tích.
- Làm các bài tập còn lại ở SGK và SBT.
- HS ghi BTVN vào vở.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_8_chu_de_8_tiet_4_luyen_tap.doc