Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 10 - Tiết 2: Luyện tập (Tiếp theo)

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 10 - Tiết 2: Luyện tập (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU :

– HS được củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập pt.

– HS biết lựa chọn đại lượng thích hợp để đặt ẩn.

– HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp.

II. CHUẨN BỊ:

- HS : SGK, nháp

- GV: SGK, SBT, phấn màu , thước, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định : (1)

2. Nhắc lại kiến thức: (5)

Nêu các bước để giải bài toán bằng cách lập pt.

3. Bài mới :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 - Chủ đề 10 - Tiết 2: Luyện tập (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9.4.2010
Ngày dạy: 16.4.2010
 Chủ đề 10: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
Tuần 30-Tiết 2/3 :	LUYỆN TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU :
– HS được củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập pt.
– HS biết lựa chọn đại lượng thích hợp để đặt ẩn. 
– HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp.
II. CHUẨN BỊ:
- HS : SGK, nháp
- GV: SGK, SBT, phấn màu , thước, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định : (1’)
2. Nhắc lại kiến thức : (5’)
Nêu các bước để giải bài toán bằng cách lập pt.
3. Bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
18
ph
HĐ 1 : Giải BT1 : Năm nay tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi Bình, nhưng sau 20 năm nữa tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Bình thôi. Hỏi năm nay Bình bao nhiêu tuổi ?
- Có những đối tượng nào trong bài toán này?
- Với các đối tượng đó, có những đại lượng liên quan nào?
- Theo em nên đặt ẩn là đại lượng nào trong đề toán này?
- Tuổi của mẹ có quan hệ như thế nào với tuổi của Bình ở thời điểm hiện tại?
- Vậy 20 năm sau, tuổi của Bình và tuổi của mẹ được biểu diễn bởi công thức nào?
- Sau 20 năm thì hai tuổi này có quan hệ như thế nào?
- Cho HS hoạt động nhóm trong 5’ điền vào bảng và giải phương trình trên bảng nhóm.
- Cho HS lớp nhận xét.
GV nhấn mạnh.
- HS ghi đề.
HS đọc đề
- Có 2 đối tượng là Bình và mẹ.
- Có 2 đại lượng liên quan là tuổi hiện tại và tuổi sau 20 năm.
- Ta nên đặt ẩn là tuổi hiện tại của Bình.
- Tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của Bình : 4x
 x + 20 và 4x + 20
4x + 20 = 2(x + 20)
- HS lớp hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
* BT1
Tuổi Bình
Tuổi mẹ
Hiện tại
x
4x
20 năm sau
x + 20
4x+20
Giải :
Gọi x (tuổi) là số tuổi hiện nay của Phương (x Ỵ N, x > 0)
Tuổi của mẹ hiện nay là : 4x (tuổi)
20 năm sau thì :
- Tuổi của Phương là : x + 20 (tuổi)
- Tuổi của mẹ là : 4x + 20 (tuổi)
Vì 20 năm sau, tuổi của mẹ gấp 2 lần tuổi của Phương nên ta có pt :
4x + 20 = 2(x + 20)
4x + 20 = 2x + 40
4x – 2x = 40 – 20
 2x = 20
 x = 10 (Thoả ĐK)
Vậy năm nay Phương 10 tuổi.
16
ph
HĐ 2 : Giải BT2 :
Một số tự nhiên có hai chữ số. Chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị. Nếu thêm chữ số 2 xen vào giữa hai chữ số ấy thì được một số mới lớn hơn số ban đầu là 200. Tìm số ban đầu
- Giá trị của một số có hai chữ số được tính như thế nào?
- Giá trị của một số có ba chữ số được tính như thế nào?
- Vậy một số được xác định nếu như ta biết được các chữ số của nó
- Theo em ta nên đặt ẩn như thế nào?
- Tại sao ta không nên đặt ẩn là chữ số hàng chục?
- Hãy tính giá trị của số ban đầu.
- Nếu ta chen số 2 vào giữa 2 chữ số thì vị trí các chữ số có gì thay đổi?
- Giá trị của số mới được tính như thế nào?
- Các giá trị này có quan hệ như thế nào?
- HS ghi đề.
- HS đọc đề
- Giá trị số = 10a + b
- Giá trị số = 100a + 10b + c
- Đặt ẩn là chữ số hàng chục.
- Vì khi đó chữ số hàng đơn vị là , phải tính toán trên phân số.
20x + x = 21x
- Chữ số hàng đơn vị là x, chữ số hàng chục là 2, chữ số hàng trăm là 2x
200x + 20 + x = 201x + 20
201x + 20 = 21x + 200
* BT2
Chữ số h.trăm
Chữ số h.chục
Chữ số h. đ.vị
Giá 
trị
Ban đầu
2x
x
21x
Lúc sau
2x
2
x
201x+20
Giải :
Gọi x là chữ số hàng đơn vị của số có hai chữ số (x Ỵ N; 0 < x < 5)
Chữ số hàng chục là 2x
Giá trị ban đầu của số : 
20x + x = 21x
Sau khi chen số 1 vào giữa thì giá trị của số mới là : 
200x + 20 + x = 201x + 20
Vì số mới lớn hơn số ban đầu là 200 nên ta có pt :
201x + 20 = 21x + 200
201x – 21x = 200 – 20
180x = 180
x = 1 (Thỏa ĐK)
Chữ số hàng chục là 2.1 = 2
Vậy số cần tìm là 21.
4. Hướng dẫn về nhà : (5’)
BT3: Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 1 và bên trái và một chữ số 1 vào bên phải số đó thì được một số lớn gấp 100 lần số ban đầu
- Nếu ta viết thêm số 0 vào bên phải của một số thì giá trị của nó như thế nào?
- Nếu ta viết thêm số 1 vào bên phải của một số thì giá trị của số mới được tính như thế nào?
- Nếu ta viết thêm số 1 vào bên trái của số đó nữa thì số 2 này có giá trị bằng bao nhiêu?
- Vậy khi viết thêm số 1 vào bên trái của số trên thì giá trị của nó được tính như thế nào?
- Gấp 10 lần giá trị ban đầu.
- Bằng 10 lần giá trị ban đầu cộng thêm 1.
- Số 1 này ở hàng nghìn nên có giá trị bằng 1000
- Ta cộng giá trị của nó thêm 1000
Bài tập về nhà : Làm các bài tập còn lại ở SGK và SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_8_chu_de_10_tiet_2_luyen_tap_ti.doc