Giáo án tự chọn môn Hóa học 8 - Trường Trung Học Cơ Sở Yên Bình

Giáo án tự chọn môn Hóa học 8 - Trường Trung Học Cơ Sở Yên Bình

- HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.

- Biết nhận ra tính chất của chất và tách rêng chất từ hỗn hợp. Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học.

- Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hoá học – năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.

 

doc 80 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn môn Hóa học 8 - Trường Trung Học Cơ Sở Yên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1 :
CẤU TẠO CHẤT
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
- HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.
- Biết nhận ra tính chất của chất và tách rêng chất từ hỗn hợp. Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học.
- Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hoá học – năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.
Tuần 1: Chất.
Tuần 2: Nguyên tử.
Tuần 3: Nguyên tố hoá học.
Tuần 4: Đơn chất và hợp chất – Phân tử.
Tuần 5: Công thức hoá học.
Tuần 6: Hoá trị. 
Ngày soạn :. 	 Ngày dạy :..
Tuần 1
CHẤT
I. MỤC TIÊU :
Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại.
Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm  để nhận ra tính chất của chất.
Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất
HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC : 
A. LÝ THUYẾT:
Chất có ở đâu ?
Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất.
Tính chất của chất :
Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? 
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác.
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất.
III. Chất tinh khiết và hỗn hợp.
Chất tinh khiết : Chỉ gồm 1 chất (không có lẫn chất khác), có tính chất nhất định không đổi.
Ví dụ : nước cất,
Hỗn hợp :
	Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi tuỳ theo bản chất các chất thành phần.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp .
	Dựa vào tính chất khác nhau của các chất để tách một chất ra khỏi hỗp hợp.
B. BÀI TẬP
1) Trong số các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo?
a. Sao mộc
b. Mặt trăng
c. Sao hoả
d. Tàu vũ trụ
2) Trong số những từ in nghiêng trong các câu sau:
a. Dây điện được làm bằng nhôm được bọc một lớp chất dẻo.
b. Bàn được làm bằng đá.
c. Bình đựng nước được làm bằng thuỷ tinh.
d. Lốp xe được làm bằng cao su.
Những từ chỉ vật thể gồm:..
Những từ chỉ chất gồm:..
3) Dây dẫn điện có thể được làm từ chất nào sau đây
a. Nhôm
b. Cao su
c. Đồng
d. Sứ
4) Nước tự nhiên (sông, suối, hồ, biển) là:
a. Chất tinh khiết
b. Hỗn hợp
c. Chất có nhiệt độ sôi 1000 C
d. Chất có nhiệt độ nóng chảy 00 C
5) Câu nào sai trong số các câu sau:
a. Phơi nước biển sẽ thu được muối ăn.
b. Tách chất nhờ nhiệt độ sôi khác nhau gọi là chưng cất.
c. Không khí quanh ta là chất tinh khiết.
d. Đường mía có vị ngọt, tan trong nước.
6) Trong số các tinh chất kể dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dùng dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:
Màu sắc, tính tan trong nước, tính dận điện, khối lượng riêng, tính chát được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
7) Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện ; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây ?
b) Bạc được dùng để tráng gương ?
c) Cồn được dùng để đốt ?
8) Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu chất quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ).
Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ qủa chanh có chất axit (axit xitric).
9) Bài tập 1.b trang 30
Dùng nam châm hút sắt Fe
Cho hỗn hợp còn lại vào nước, nhôm chìm xuống, gỗ nổi lên, vớt gỗ lên, ta tách riêng được các chất.
10) BT 5,6/12 – SGK.
Chất
Tiến hành TN
Tính chất của chất
Sắt
Quan sát
Chất rắn, màu trắng bạc 
Cho vào nước
Không tan trong nước
Cân đo thể tích 
Klượng riêng 
	m : k.lượng
	V : thể tích
Muối ăn
quan sát
Chất rắn, màu trắng
Cho vào nước khuấy đều
Tan trong nước
đốt
Không cháy được
Dầu hỏa
Quan sát
Cho vào nước
Đốt
RÚT KINH NGHIỆM	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
KÝ DUYỆT
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :. 	 Ngày dạy :..
Tuần 2
NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU :
HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra mọi chất.
Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử, và đặc điểm của hạt electron
HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và notron và đặc điểm của 2 loại hạt trên.
Biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton.
Biết được trong nguyên tử số proton = số electron, electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
Hình thành thế giới quan khoa học, hứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
Nguyên tử là gì ?
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.
2. Hạt nhân nguyên tử:
- Hạt nhân tạo bởi proton và notron.
Trong mỗi nguyên tử, số proton (p,+) bằng số electron (e,-)
Số p = số e
3 .Lớp vỏ electron :
Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp c1o một số e nhất định.
Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết.
B. BÀI TẬP:
1) Cho biết số p, số e, số e lớp ngoài cùng qua sơ đồ nguyên tử Mg.
 Trả lời : Nguyên tử Mg có :
12 p
12 e
Số lớp e : 3 lớp
Số e lớp ngoài cùng : 2e
12+
 Sơ đồ nguyên tử Mg
2) Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây:
	a) .. và .. có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.
	b) .. và . Có cùng khối lượng, còn . có khối lượng rất bé, không đáng kể.
	c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số . Trong hạt nhân.
	d) Trong nguyên tử  luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.
3) Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:
a. Vô cùng nhỏ
b. Trung hoà về điện
c. Tạo ra các chất
d. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học
	Hãy chọn cụm từ phù hợp với phần còn trống trong câu:
	“Nguyên tử là hạt . vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”.
4) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau:
a. Nơtron
b. Proton
c. Electron
d. b,c đúng
RÚT KINH NGHIỆM	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :. 	 Ngày dạy :..
Tuần 3
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU :
HS hiểu được “nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân”.
Biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
Biết cách ghi và nhớ những kí hiệu của một số nguyên tố thường gặp.
Biết tỷ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất, các nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất là : silic, oxi 
Rèn luyện cho HS các viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích các vấn đề liên quan đến hoá học.
Vai trò của hoá học trong thực tiễn, chứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa :
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Số p đặc trưng cho 1 nguyên tố.
Kí hiệu hoá học:
 Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.
Ví dụ : 
Kí hiệu của ng.tố Canxi: Ca.
Kí hiệu của ng.tố Oxi : O
K.hiệu của ng.tố Nhôm: Al
II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
 Có trên 110 nguyên tố.
 Nguyên tố oxi chiếm gần 50% khối lượng vỏ trái đất.
III. Nguyên tử khối :
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
 	Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
 	Ví dụ : 
C = 12 đvC ; H = 1 đvC
O = 16đvC ; Ca = 40 đvC
B. BÀI TẬP
1. Dùng chữ số và KHHH để biểu diễn các ý sau : 3 nguyên tử Bari, 5 nguyên tử hidro, 4 ng.tử magiê 
HS : 3 Ba, 5 H, 4 Mg 
2. BT1/20
Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những ng.tử loại khác thì trong hoá học có thể nói những ng.tố hoá học này, ng.tố hóa học kia.
Những nguyên tử có cùng proton trong hạt nhân đều là những nguyên tử cùng loại thuộc cùng một nguyên tố hóa học..
3. Nguyên tử của ng.tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidro, em hãy tra bảng 1 và cho biết
A là nguyên tố nào ?
Số p và số e trong nguy ... và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
I. Dung môi, chất tan, dung dịch :
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan được chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
II. Dung dịch bão hòa – dung dịch chưa bão hòa :
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước diễn ra nhanh hơn.
Muốn quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện các biện pháp sau :
Khuấy dung dịch
Đun nóng dung dịch
Nghiền nhỏ chất rắn.
B. BÀI TẬP:
Bài 1: Dung dịch là:
a) Hỗn hợp của nước và chất tan.
b) Hợp chất của dung môi và chất tan.
c) Hỗn hợp của nước và đường.
d) Hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Bài 2: Điền từ thích hợp cho sẵn vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:
Dung môi là chất có khả năng .(1).. chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất (2) hoà tan trong (3). Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của (4). Và dung môi.
a. bị
b. hoà tan
c. chất tan
d. dung môi
e. dung dịch
Bài 3: Trong số các từ cho sau, từ nào khác loại?
a. Dung dịch
b. Dung môi
c. Hỗn hợp
d. Chất tan
Bài 4: Muốn chuyển đổi một dung dịch NaCl từ bão hoà sang chưa bão hoà, ta có thể dùng biện pháp nào sau đây:
a. Đung nóng dung dịch.
b. Khuấy dung dịch.
c. Tăng dung môi là nước.
d. a và c đúng.
Bài 5: Muốn hoà tan nhanh đường phèn (đường kết tinh dạng viên lớn) vào nước, biện pháp nào sau đây có thể được sử dụng?
a. Nghiền nhỏ đường phèn.
b. Khuấy trộn dung dịch.
c. Đun nóng dung dịch.
d. Tất cả các biện pháp trên.
Bài 6: Rượu vang Đà Lạt, một sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam có ghi độ rượu là 110. Điều đó có nghĩa là trong 100ml rượu vang Đà Lạt có 10ml rượu etylic nguyên chất, còn lại là nước. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
a. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
b. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
c. Chất tan có thể là rượu etylic hoặc nước.
d. Cả hai chất nước và rượu vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Bài tập 4/138/sgk
a) Ví dụ:
+ Hoà tan 15 gam đường vào 10 gam nước (ở 200C).
+ Hoà tan 3 gam muối ăn vào 10 gam nước (ở 200C). (5 đ)
b) Nếu khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước (ở nhiệt độ 200C) thì đường không tan hết, dung dịch thu được là dung dịch bão hoà.
(mkhối lượng đường không tan = 25 – 20 = 5 gam)
Khuấy 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (ở 200C) thì muối ăn tan hết, ta thu được dung dịch chưa bão hoà. 
Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :. 	Ngày dạy :..
TUẦN 14 (33) HK II
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu được khái niệm chất tan, chất không tan, biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước.
Hiểu được khái niệm độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của một số chất khí trong nước.
Rèn luyện khả năng làm một số bài toán liên quan đến độ tan.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
I. Chất tan và chất không tan :
1. Thí nghiệm về tính tan của chất :	
Kết luận :
- CaCO3 không tan trong nước
- NaCl tan trong nước.
2. Tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước .
Hầu hết các axit đều tan trong nước (trừ H2SiO3)
Phần lớn các bazơ không tan trong nước, (trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2 và Ca(OH)2 ít tan 
Muối :
Muối của Na, K đều tan
Muối nitrat đều tan
Hầu hết muối clorua, sunfat đều tan
Phần lớn muối cacbonat, muối photphat đều không tan (trừ muối của Na và K)
II. Độ tan của một chất trong nước : 
1. Định nghĩa :
	Độ tan (S) của một chất trong nước là số g chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
a. Độ tan của chất rắn : phụ thuộc vào nhiệt độ.
b. Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.
B. BÀI TẬP:
Bài 1: Dựa vào bảng 6.5/sgk, hãy xác định độ tan của một số chất sau : 
Độ tan của NaNO3 , KBr, KNO3 , NH4Cl , NaCl , Na2SO4 ở 100C và ở 600C
Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.
Giải : 
	b. ở 180C, cứ 205g nước hòa tan được hết 53g Na2CO3
 Vậy trong 100g nước hòa tan hết	x g Na2CO3
Vậy độ tan của Na2CO3 ở 180C là 25,85g
Bài 2: Điền từ thích hợp cho sẵn vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:
Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là .(1) chất đó hoà tan trong  (2) nước để tạo thành (3) ở một ..(4). xác định.
nhiệt độ
dung dịch bão hoà
số gam
100 gam
Dung dịch chưa bão hoà
Bài 3: Hãy cho biết những câu sau đúng hay sai:
Độ tan của chất rắn trong nước tăng khi nhiệt độ tăng.
Độ tan của chất rắn trong nước nói chung là sẽ tăng khi nhiệt độ tăng.
Độ tan chủa chất khí trong nước tăng khi nhiệt độ giảm.
Độ tan của chất khí trong nước tăng khi áp suất tăng.
Bài 4: Độ tan của muối Na2CO3 ở 180C được xác định như sau: Cân 25 gam nước cất, thêm muối Na2CO3 từ từ cho đến khi dung dịch đạt mức bão hoà thì lượng muối là 5,3 gam. Độ tan của Na2CO3 ở nhiệt độ đã cho là:
10,6 gam
21,2 gam
2,12 gam
1,06 gam
Bài 5: Về tính tan của các muối trong nước, điều khẳng định nào sau đây là sai?
Tất cả các muối nitrat đều tan
Tất cả các muối của kim loại Na, K đều tan.
Tất cả các muối clorua, muối sunfat đều tan.
Phần lớn các muối cacbonat không tan
Muối natri cacbonat tan trong nước
Muối natri clorua tan trong nước.
Bài 6: Người ta sử dụng độ tan khác nhau của các chất trong nước để tách chúng ra khỏi hỗn hợp và tinh chế chúng là sử dụng phương pháp
Chương cất
Hoà tan, lọc và kết tinh lại
Chiết
Sắc kí
Bài tập 5/142/sgk
Ở 18 0 C
250 gam nước hoà tan được tối đa 53 gam.
Vậy 100 gam nước hoà tan được tối đa x gam.
 (gam)
Theo định nghĩa độ tan " độ tan của Na2CO3 ở 18 0 C là 21,2 gam
Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–
Ngày soạn :. 	Ngày dạy :..
TUẦN 15 (34) HK II
NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU :
HS hiểu đựơc khái niệm nồng độ phần trăm, biểu thức tính
Biết vận dụng để làm một số bài tập về nồng độ phần trăm .
Củng cố cách giải bài toán tính theo phương (có nồng độ phần trăm)
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
I. Nồng độ phần trăm. (C%)
Công thức : 
Trong đó : 
mct : khối lượng chất tan
mdd : khối lượng dung dịch
2. Nồng độ mol (CM)
	Nồng độ mol (CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch 
Công thức : 
Trong đó : CM là nồng độ mol
 	 n : số mol chất tan
 	V : Thể tích dung dịch 
B. BÀI TẬP:
Bài 1 : Hòa tan 10g đường vào 40g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Giải :
mdd = mdm + mct = 40 +10 = 50g
Bài 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%
Giải :
Ta có : 
Bài 3 : Hoà tan 20g muối vào nước được dung dịch có nồng độ là 10%
Tính khối lượng dung dịch nước muối thu đựơc
Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế .
Giải : 
a.Khối lượng dung dịch nước muối thu được
b. Khối lượng nước cần dùng là :
 	200 – 20 = 180(g)
Bài 4: Trong 20 ml dung dịch có hòa tan 16g NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch
Giải : 
200ml = 0.2 lit
Bài 5: Tính khối lượng của H2SO4 có trong 50ml dd H2SO4 2M
Bài giải :
Số mol H2SO4  có trong 50ml dd 2M
 = CM xV = 2 x 0.05 = 0.1 mol
= 1 x 2 + 32 + 16 x 4 = 98 gam
= n x M = 0.1 x 98 = 9.8 g
Bài 6: Trộn 50 g dd muối ăn có nồng độ 20% với 50g dung dịch muối ăn có nồng độ 5%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được ?
Giải : 
mdd3 = 50+50 = 100 (g)
mct3 = 10 + 2,5 = 12,5 (g)
Vậy nồng độ dung dịch mới thu được là 12,5%
Vậy nồng độ dung dịch mới thu được là 12,5%
Bài 7: Hòa tan 6.5g kẽm cần vừa đủ Vml dd HCl 2M
Viết phương trình phản ứng
Tính V
Tính thể tích khí thu được ở đktc
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Giải : 
Phương trình : 
Zn + HCl ž ZnCl2 + H2›
 Theo phương trình :
nHCl = 2 nZn = 0.1 x 2 = 0.2 mol
Thể tích dd HCl cần dùng là :
 = 100 ml
c. Theo phương trình :	=nZn = 0.1 mol
= n x 22.4 = 0.1 x 22.4 = 2.24 lit
d. Theo phương trình :	 = nZn = 0.1 mol
	= 65 + 35.5 +x2 = 136 gam
	= n x M = 0.1 x 136 = 13.6 g
Bài 5/146/sgk
Giải : 
mdd3 = 50+50 = 100 (g)
mct3 = 10 + 2,5 = 12,5 (g)
Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–™™˜˜—–

Tài liệu đính kèm:

  • docTu Chon Hoa 8.doc