Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 62, 63

Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 62, 63

I. MỤC TIÊU

1. HS hiểu được khái niệm nồng độ phần trăm, biểu thức tính.

2. Biết vận dụng để làm một số bài tập về nồng độ phần trăm

3. Củng cố cách giải bài toán tính theo phương trình (có sử dụng nồng độ phần trăm)

II. PHƯƠNG TIỆN

GV: SGK, SGV, Giáo án

HS: Chuẩn bị bài ở nhà

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1- ổn định lớp

 

docx 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1002Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 62, 63", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 62: nồng độ dung dịch
i. mục tiêu
HS hiểu được khái niệm nồng độ phần trăm, biểu thức tính.
Biết vận dụng để làm một số bài tập về nồng độ phần trăm
Củng cố cách giải bài toán tính theo phương trình (có sử dụng nồng độ phần trăm)
ii. phương tiện
GV: SGK, SGV, Giáo án
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
III. hoạt động dạy - học
1- ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ (10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
“ Định nghĩa độ tan, những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan?”
GV: Gọi 2 HS chữa bài tập số 1, 5 (SGK tr.142)
Hoạt động 2
i. nồng độ phần trăm (c%) (15 phút)
GV: Giới thiệu về 2 loại nồng độ: Nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol (CM)
Nêu ký hiệu:
Khối lượng chất tan là mct
Khối lượng dung dịch là mdd
Nồng độ phần trăm là C%
Ví dụ 1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được
GV: Hướng dẫn HS làm từng bước
HS:
mdd = mdung môi + mchất tan = 40 + 10
 = 50 (gam)
 mct
đ C% = ắ ´ 100% =
 mdd
 10
 = ắ ´ 100% = 20%
 50
HS: Làm bài tập
Ví dụ 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 g dung dịch NaOH 15%
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3
Ví dụ 3: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ là 10%
Tính khối lượng dung dịch nước muối thu được
Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế
GV: Gọi các HS khác nhận xét
HS: 
Ta có biểu thức:
 mct
 C% = ắ ´ 100% =
 mdd
 C% ´ mdd 15´ 200
đ mNaOH = =
 100% 100
 = 30 (gam)
HS: 
Khối lượng dung dịch nước muối pha chế được là:
 mct 20
 mdd = ắ ´ 100% = ắ ´ 100%
 C% 10
 = 200 (gam)
Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là:
 200 - 20 = 180 (gam)
4- Luyện tập - củng cố (19 phút)
GV:Yêu cầu các nhóm thảo luận và làm bài tập 1
Bài tập 1: Trộn 50 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20% với 50 gam dung dịch muối ăn 5%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được 
GV:Gợi ý cho HS làm theo dàn ý sau:
Tính khối lượng muối ăn có trong 50 gam dung dịch 20% (dung dịch 1)
Tính khối lượng muối ăn có trong 50 gam dung dịch 5% (dung dịch 2)
Tính khối lượng dung dịch mới thu được (dung dịch 3)
Tính nồng độ của dung dịch 3
GV: Gợi ý các nhóm thảo luận để tìm ra cách giải khác
GV: Theo định nghĩa, nồng độ phần trăm dung dịch mới là 12,5% (không cần phải tính toán)
HS: Thảo luận nhóm và làm bài tập
HS: 
Ta có:
 mct
 C% = ắ ´ 100% 
 mdd
đ mct (dung dịch 1) 
 C%´ mct 20 ´ 50
 mct = = = 10(g)
 mdd 100
đ mct (dung dịch 2)
 C%´ mct 5 ´ 50
 mct = = = 2,5(g)
 mdd 100
đ mdd3 = 50 + 50 = 100 (gam)
đ mct 3 = 10 + 2,5 =12,5 (gam)
Nồng độ phần trăm của dung dịch mới thu được là: 12,5%
5- Bài tập về nhà (1 phút)
Bài tập 1, 5, 7 (SGK tr.146)
Ngày dạy:....../....../.......
Tiết 63: nồng độ dung dịch (tiếp)
i. mục tiêu
HS hiểu được khái niệm nồng độ mol của dung dịch
Biết vận dụng biểu thức tính nồng độ mol để làm các bài tập
Tiếp tục rèn luyện khả nămg làm bài tập tính theo phương trình hoá học có sử dụng đến nồng độ mol
ii. chuẩn bị của gv và hs
GV: chuẩn bị phiếu học tập
iii. hoạt động dạy - học
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Gọi 3 HS lên chữa bài tập 5, 6, 7 (SGK tr.142)
Hoạt động 2
2. nồng độ mol của dung dịch (15 phút)
GV: Yêu cầu HS tự rút ra biểu thức tính nồng độ mol
GV:
Ví dụ 1: Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOh. Tính nồng độ mol của dung dịch
GV: Hướng dẫn HS làm các bước 
Đổi thể tích dung dịch ra lít
Tính số mol chất tan
áp dụng biểu thức để tính CM
HS: Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch)
HS: 
 n 
CM = ắ
 V
Trong đó: CM là nồng độ mol
n: Số mol chất tan
V: Thể tích dung dịch (tính bằng lít)
HS: 
Đổi 200 ml = 0,2 lít
 m 16
nNaOH = ắ = ắ = 0,4 mol
 M 40
Ví dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dd H2SO4 2M
GV: Yêu cầu HS lên làm trên bảng, yêu cầu các HS khác làm vào vở
GV: Chấm điểm bài làm của một vài HS
Ví dụ 3: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1 M. tính nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn
GV: Gọi HS nêu các bước giải
- Tính số mol có trong dung dịch 1
- Tính số mol có trong dung dịch 2
- Tính thể tích của dung dịch sau khi trộn
- Tính nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn
GV: Chấm vở của một vài HS
( MNaOH = 32 + 16 + 1 = 40)
 n 0,4
CM = ắ = ắ = 0,2 (M)
 V 0,2
HS: Nêu các bước:
Tính số mol H2SO4 có trong dung dịch H2SO4 2M
Tính MH2SO4
Tính m H2SO4
HS: Làm ví dụ 2:
Số mol H2SO4 có trong 50 ml dung dịch H2SO4 2M là:
n H2SO4 =CM ´ V= 2 ´ 0,005 =0,1(mol)
MH2SO4 = 1 ´ 2 + 32 + 16 ´ 4 = 98 (g)
đm H2SO4 = n ´ M = 0,1 ´ 98 =9,8(g)
HS: Suy nghĩ cách giải
HS: Làm theo các bước trên:
Số mol đường có trong dung dịch 1 là:
n1 = CM1 ´ V1 = 0,5 ´ 2 = 1 (mol)
- Số mol đường có trong dung dịch 2 là:
n2 = CM2 ´ V2 = 1 ´ 3 = 3 (mol)
Thể tích của dung dịch sau khi trộn:
Vdd = 2 + 3 = 5 (lit)
Số mol có trong dung dịch sau khi trộn:
n = 1 + 3 = 4 (mol)
- Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn:
 n 4
CM = ắ = ắ = 0,8 M
 V 5
Hoạt động 3
Luyện tập c- củng cố (13 phút)
GV:Chúng ta sẽ áp dụng kiến thức về nồng độ mol của dung dịch để làm các bài tập tính theo phương trình hoá học
Bài tập 1: Hoà tan 6,5 gam kẽm cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M
Viết phương trình phản ứng
Tính V
Tính thể tích thu được (ở đktc)
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
GV: Gọi một HS nêu các biểu thức tính
 n n
CM = ắ đ Vdd = ắ
 V CM
 V 
nkhí = ắ đ Vkhí (ở đktc) 
 22,4 
 = n ´ 22,4
 m
n = ắ đ m = n ´ M
 M
GV: Chấm vở cuỉa một số HS
HS: Làm bài tập vào vở
+ Đổi số liệu
 m 6,5 
nZn = ắ = ắ = 0,1 mol
 M 65
Phương trình:
Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2 ư
Theo phương trình:
nHCl = 2nZn = 0,1 ´ 2 = 0,2 (mol)
đ Thể tích của dung dịch HCl cần dùng là:
 n 0,2
Vdd = ắ = ắ = 0,1 (lit) =100 (ml)
 CM 2
theo phương trình:
nH2 = nZn = 0,1 (mol)
đ VH2 = n ´ 22,4 = 0,1 ´ 22,4 
 = 2,24 (lit)
d) Theo phương trình:
nZnCl2 = nZn = 0,1 mol
MZnCl2 = 65 + 35,5 ´ 2 = 136 (gam)
mZnCl2 = n ´ M = 0,1 ´ 136
 = 136 (gam)
Hoạt động 4
Bài tập về nhà ( 2 phút)
Bài tập 2, 3, 4, 6 (a, c) (SGK tr.146)

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 62,63.docx