Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 14: Hoá trị

Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 14: Hoá trị

I. MỤC TIÊU

1. HS hiểu được hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị

Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp

2. Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức

Áp dụng quy tắc hoá trị để tính được hoá trị của một nguyên tố (hoặc một nhóm nguyên tử)

II PHƯƠNG TIỆN

GV: Giáo án, GSK, SGV

HS: Chuẩn bị bài ở nhà

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1- Ổn định lớp

2- Bài cũ

GV: Gọi 3 HS lên chữa bài tập số 1, 2b (SGK tr.33, 34)

HS 1: Chữa bài tập 1 (SGK tr.33)

Bài 1: HS trả lời lý thuyết

Bài 2b:

b) Kẽm clorua: ZnCl2

- Có hai nguyên tố cấu tạo nên hợp chất là: kẽm và clo

- Có một nguyên tử kẽm và hai nguyên tử clo trong một phân tử của hợp chất

- Phân tử khối bằng: 65 x 1 + 35,5 x 2 = 136 (đ.v.c)

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Hóa học 8 - Tiết 14: Hoá trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2009
Ngày giảng: 8/10/2009
Tiết 14: hoá trị
i. Mục tiêu
hs hiểu được hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị
Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp
Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức
áp dụng quy tắc hoá trị để tính được hoá trị của một nguyên tố (hoặc một nhóm nguyên tử)
II Phương tiện
GV: Giáo án, GSK, SGV
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
iii. hoạt động dạy – học
1- ổn định lớp
2- Bài cũ
GV: Gọi 3 HS lên chữa bài tập số 1, 2b (SGK tr.33, 34)
HS 1: Chữa bài tập 1 (SGK tr.33)
Bài 1: HS trả lời lý thuyết
Bài 2b:
b) Kẽm clorua: ZnCl2
Có hai nguyên tố cấu tạo nên hợp chất là: kẽm và clo
Có một nguyên tử kẽm và hai nguyên tử clo trong một phân tử của hợp chất
Phân tử khối bằng: 65 x 1 + 35,5 x 2 = 136 (đ.v.c)
3- Bài mới
1. cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố (7 phút)
1. Cách xác định:
GV: Thuyết trình:
Người ta qui ước gán cho H hoá trị I. Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bấy nhiêu
Ví dụ: HCl, NH3, CH4
Em hãy xác định hoá trị của clo, nitơ, cacbon trong hợp chất trên và giải thích?
GV: Giới thiệu:
Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi (hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị)
Ví dụ: Em hãy xác định hoá trị của kali, kẽm, lưu huỳnh trong các công thức: K2O
GV: Giới thiệu cách xác định hoá trị của một nhóm nguyên tử
Ví dụ: Trong công thức H2SO4, H3PO4 ta xác định được hoá trị của nhóm (SO4) và (PO4) bằng bao nhiêu?
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 2 (SGK tr.42, 43) (phần hoá trị) và yêu cầu HS về nhà học thuộc hoá trị của một số nguyên tố thường gặp
2. Kết luận (3 phút)
GV: Vậy hoá trị là gì?
Để HS suy nghĩ khoảng 1 phút sau đó gọi HS trả lời
HS: HCl: clo có hoá trị I vì một nguyên tử clo chỉ liên kết được với 1 nguyên tử hiđro
- NH3: nitơ có hoá trị III vì một nguyên tử nitơ liên kết được với 3 nguyên tử hiđro
- CH4: cacbon có hoá trị IV vì một nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử hiđro
HS: K2O: kali có hoá trị I vì 2 nguyên tử kali liên kết với 1 nguyên tử oxi
HS: Trong công thức: H2SO4 ta nói hoá trị của (SO4) là II vì nhóm nguyên tử đó liên kết được với hai nguyên tử hiđro
HS: Trong công thức: H3PO4 ta nói là: hoá trị của nhóm (PO4) là III vì nhóm nguyên tử đó liên kết được với 3 nguyên tử hiđro
HS: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
ii. quy tắc về hoá trị (10 phút)
1. Quy tắc
GV: Viết CTC của HC lên bảng
AxBy
Giả sử hoá trị của nguyên tố A là a
Hóa trị của nguyên tố B là b
Các nhóm hãy thảo luận để tìm được các giá trị x x a, y x b và mối liên hệ giữa hai giá trị đó đối với các hợp chất được ghi ở bảng sau:
x x a
y x b
Al2O3
P2O5
GV: Giới thiệu hoá trị của nhôm, phốt pho, lưu huỳnh trong các hợp chất trên lần lượt là III, V, 
GV: Cho HS lên điền vào bảng
- So sánh các tích x x a và y x b trong các trường hợp trên
GV: Giới thiệu đó là biểu thức của quy tắc hoá trị, Vậy em hãy nêu quy tắc hoá trị?
GV: Thông báo:
Quy tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tử
2- Vận dụng
a) Tính hoá trị của một nguyên tố 
GV: Ví dụ 1: Tính hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO3?
GV: Gợi ý để HS làm bài bằng các câu hỏi sau:
Em hãy thay hoá trị của oxi, chỉ số của lưu huỳnh, oxi vào biểu thức trên?
Tính a?
GV: Đưa ra bài tập 1:
Biết hoá trị của hiđro là I, của oxi là II. Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) trong các công thức sau:
a, H2SO3, b, N2O5.
GV: Trong công thức H2SO3 chỉ số 3 là chỉ số của oxi, không phải là chỉ số của cả nhóm (SO)3 mà chỉ số của nhóm (SO)3 là 1
HS: Làm việc theo nhóm khoảng 5 phút
HS: Bảng đã điền đầy đủ như sau:
x x a
y x b
Al2O3
2 x III
3 x II
P2O5
2 x V
5 x II
HS: ta rút ra được:
x x a = y x b
HS: Quy tắc:
Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia 
HS: Quy tắc hoá trị:
 x x a = y x b
 1 x a = 3 x II => a = VI
Vậy hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất là: VI
HS: Làm bài tập vào vở
a) áp dụng quy tắc hoá trị:
 x x a = y x b
 2 x I = 1 x b
 b = II, Vậy hóa trị của nhóm (SO)3 là II 
b) Trong công thức N2O5
Hoá trị của nitơ:
 a x 2 = II x 5
 Hoá trị của Nitơ = 5
4- Củng cố 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài:
Hoá trị là gì?
Qui tắc hoá trị?
HS: Trả lời
5- Hướng dẫn học ở nhà
Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, (SGK tr.37, 38)
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................
.........................................................................
.........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 14.docx