Tiết 1: BẦU CN BỘ LỚP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC :
1. Về nhận thức:
- Giúp học sinh hiểu rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
2. Về thái độ tình cảm:
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm, tôn trọng nhau.
- Ủng hộ cán bộ lớp.
3. Về kỹ năng, hành vi:
- Nhận nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chung của tập thể
II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Về nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học, bầu đội ngũ cán bộ mới.
- Lớp trưởng: Hoàng Thị Thúy Phượng (phụ trách chung)
- Lớp phó học tập: Nguyễn Thị Bích Trâm – lớp phó văn thể: Trương Ngọc Phượng.
2. Về hình thức:
- Nghe báo và thảo luận.
- Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
Ngày soạn: 7.9.2006 Ngày dạy:11.9.06 Tiết 1: BẦU CN BỘ LỚP I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 1. Về nhận thức: - Giúp học sinh hiểu rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. 2. Về thái độ tình cảm: - Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm, tôn trọng nhau. - Ủng hộ cán bộ lớp. 3. Về kỹ năng, hành vi: - Nhận nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chung của tập thể II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Về nội dung: Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học, bầu đội ngũ cán bộ mới. Lớp trưởng: Hoàng Thị Thúy Phượng (phụ trách chung) Lớp phó học tập: Nguyễn Thị Bích Trâm – lớp phó văn thể: Trương Ngọc Phượng. 2. Về hình thức: Nghe báo và thảo luận. Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động : Bản báo cáo kết qủa hoạt động của cán bộ lớp trong năm học qua Dự thảo phương hướng hoạt động Phiếu bầu Một số tiết mục văn nghệ. 2. Về tổ chức: - Họp cán bộ lớp để đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp năm học vừa qua. Giáo viên chủ nhiệm hội ý với lớp chọn những bạn có đức – tài, có năng lực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm Phân công, chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ – trang trí lớp cụ thể là các tổ trưởng. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Ngọc Phượng Thúy Phượng Thúy Phượng HS được đề cử Thúy Phượng Đại diện thư ký HS thực hiện theo tổ hay cá nhân HS cả lớp 1. Khởi động: - Cho lớp hát bài tập thể . - Điều khiển – tuyên bố lý do. - Giới thiệu đại biểu: + Ban giám hiệu (nếu có) + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(nếu có) + Ban chỉ huy liến đội, thầy tổng phụ trách (nếu có) - Nội dung chương trình: + Thông qua dự thảo tổng kết năm học trước với phương hướng hoạt động năm học 2006-2007. Thảo luận. + Ban cán bộ lớp cũ kiểm điểm- góp ý. + Bầu cán bộ lớp 8 (Lớp trưởng – lớp phó học tập – 4 tổ trưởng) 2. Hoạt động: * Dự kiến đoàn chủ tịch và đoàn thư ký: - Đoàn chủ tịch gồm: Thúy Phượng, Ngọc Trâm, Quốc Việt. - Đoàn thư ký gồm: Văn Quốc, Bích Dung. * Bầu cán bộ lớp - Điều khiển yêu cầu lớp thảo luận về tiêu chuẩn cán bộ : + Học lực từ trung bình trở lên, đạo dức tốt + Tác phong nhanh nhẹn + Nhiệt tình, có trách nhiệm + Có năng lực và hoạt động đoàn thể a. Hoạt động I: - Yêu cầu các bạn trong lớp đề cử các bạn có uy tín làm cán bộ lớp - Thư ký ghi tên các bạn được đề cử lên bảng yêu cầu cho biểu quyết . - Sau đó công bố kết qủa. Mời đại diện cán bộ phát biểu nhận nhiệm vụ và hứa quyết tâm. b. Hoạt động II: Văn nghệ - Hát cá nhân - Hát theo tổ - Chấm điểm – công bố kết qủa - Tuyên dương cá nhân + tổ có thành tích cao - Phê bình những bạn nào chưa mạnh dạn. c. Hoạt động III: - Chúc mứng cán bộ lớp mới - Chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác trong mọi hoạt động của lớp của lớp đạt kết qủa tốt - Động viên cán bộ lớp tham gia mọi hoạt động để đưa lớp tiến bộ . V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 3’ - Hội nghị tổng kết năm học lớp 7, kế hoạch hoạt động năm học lớp 8. - Đại diện đại biểu phát biểu ý kiến.(nếu có) - GVCN tổng kết: + Trong quá trình hoạt động (tuyến dương), phê bình (nếu có). + Giao nhiệm vu, hoàn thành các thủ tục. VI. DẶN DÒ: - Tập thể lớp vượt khó, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Cán bộ lớp tích cực phát huy chủ động, sáng tạo, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ. VII. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày soạn: 8.9.2006 Ngày dạy: 18.9.06 Tiết 2: I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 1. Về nhận thức: - HS hiểu được vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8. - Xác định rõ nhiệm vụ trong năm học mới. 2. Về thái độ tình cảm: - Thực hiện tự giác, quyết tâm cao tron ghọc tập, dể từ đó có ý thức tốt trong học tập. - Xác định rõ động cơ học tập của năm học mới. 3. Về kỹ năng, hành vi: - Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới. - Xem đây là việc tự giác, tự bắt buộc của cha mẹ và thầy cô II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Về nội dung: - Xác định rõ động cơ học tập trong năm học lớp 8. - Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới(kiến thức, nội qui) - Phải đề ra thời gian học của mình(nêu thời gian biểu) 2. Về hình thức: - Trao đỏi. - Thảo luận. - Thực hiện của bản thân. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động : Câu hỏi 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (vị trí, nhiệm vụ, vai trò của người HS lớp 8) Câu hỏi 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Câu hỏi 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó theo bạn cần có những biện pháp nào? (chủ quan, khách quan) 2. Về tổ chức: - Thống nhất chương trình hình thức và kế hoạch hoạt động. - Phân công người điều khiển chương trình và thư ký. - Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề: tổ 1. - Mỗi tổ chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ. IV. TIẾN TÌNH HOẠT ĐỘNG: IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Thời gian Lớp phó văn thể Lớp trưởng Lớp trưởng HS cả nhóm Đại diện HS Lớp phó học tập Lớp phó văn thể - Cá nhân HS Lớp trưởng * Ổn định tổ chức, hát bài tập thể: “ Mùa thu trong ngày khai trường” và “ Em yêu trường em” - Giới thiệu đại biểu: + Ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, chi đội bạn (nếu có) + GVCN lớp. * Nội dung hoạt động hôm nay gồm có: - Thảo luận nhiệm vụ của người HS lớp 8 gần cuối cấp THCS. (Thảo luận nhóm, hái hoa dân chủ) - Văn nghệ. Hoạt động 1: Thảo luận và biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới. - Nêu 3 câu hỏi ở phần phương tiện cho tất cả HS cả lớp (HS cả lớp đều ghi câu hỏi) - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm: phát biểu suy nghĩ của nhóm mình. - Đại diện nhóm khác hoặc cá nhân bổ sung suy nghĩ của mình. - Tổng kết: cùng nhau phân tích lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ- phổ biến luật chơi. - Ban giám khảo gồm: GVCN, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể. - Thang điểm 10 ghi điểm cá nhân. - Điểm 1 câu trả lời đúng là điểm của các thành viên ban giám khảo, điểm cho toàn bộ là điểm tổng các câu hỏi. - Mỗi tổ được trả lời 3 câu và 1 tiết mục văn nghệ - Cơ cấu giải : nhất, nhì, ba. - Xen kẽ giữa các câu hỏi là tiết mục văn nghệ. Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ bắt đầu hoạt động - Đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi, hội ý rồi trả lời. - Ban giám khảo đánh giá, thư ký ghi điểm. Mẫu tổng hợp điểm: Nhóm Câu hỏi và bài hát Tổng cộng điểm Vị thứ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Hoạt động 4: Thông báo kết quả khen thưởng - Thông báo kết quả tổ nào thấp nhất thì trực lớp. - Nhận thưởng. - Văn nghệ 2’ 1’ 2’ 10’ 8’ 15’ 3’ V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 4’ - Lớp trưởng nhận xét giờ hoạt động về tổ chức, hoạt động, hưởng ứng và khen thưởng. - GVCN nhận xét: + Tổ chức HS tham gia + Kết qủa nhận thức về nhiệm vụ năm học mới + Động viên HS phấn đấu thực hiện nhiệm vụ (tuyên dương và phê bình) VI. DẶN DÒ:1’ - Sắp xếp lại bàn ghế. - Chuẩn bị tiết sau hướng dẫn hoạt động tiếp theo VII. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày thiết kế:18.09.2006 Ngày thực hiện: 25.09.2006 Tiết 3: I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 1. Về nhận thức: Giúp học sinh Hiểu được truyền thống của lớp của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện Ca ngợi trường, lớp, thầy cô và bạn bè. 2. Về thái độ tình cảm: Biết trân trọng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó 3. Về kỹ năng, hành vi: - Biết xây dựng kế hoạch, phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Về Nội dung: Những truyền thống của lớp của trường Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy truyền thống của lớp, của trường Kế hoạch và biện pháp của lớp, từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp của trường Văn nghệ ca ngợi trường lớp 2. Về hình thức: Thảo luận, trao đổi, liên hệ, tự đánh giá, đề xuất các biện pháp III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động : Một số câu hỏi thảo luận Bản kế hoạch phát huy truyền thống của trường của lớp Bản kế hoạch cá nhân, tổ, lớp 2. Về tổ chức: GVCN nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị Học sinh điều khiển chương trình, lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phấn đấu 3.Về nội dung: Chuẩn bị câu hỏi – đáp án – thang điểm Lớp trưởng dẫn chương trình Ban giám khảo Kê bàn ghế IV . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động TL Hằng Trâm Hằng Hằng Hằng HS các tổ Hằng Cá nhân HS 1. Khởi động: Hát tập thể Tuyên bố lý do: Giới thiệu đại biểu và thành phần tham gia Thông qua chương trình làm việc 2. Hoạt động: Ca hát mừng năm học mới, mừng thầy cô – bạn bè a. Hoạt động I: Thảo luận về truyền thống của trường, của lớp. Nêu câu hỏi thảo luận và yêu cầu thảo luận theo nhóm Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường ? Do đâu có các truyền thống đó ? Nêu các truyền thống của lớp ? Nêu tên các học sinh tiêu biểu của trường. - Mời đại diện tổ báo cáo, lớp góp ý tổng kết thống nhất ý kiến b. Hoạt động II: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp của trường, giao nhiệm vụ cho từng tổ để tổ xây dựng kế hoạch phấn đấu phát huy truyến thống của lớp của trường Thảo luận theo tổ góp ý cho bản kế hoạch tổ Trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp, tổng kết hoat động c. Hoạt động III: Hát bài hát có từ “mái trường xanh” - Đại diện từng tổ tìm bài hát có từ “ mái trường xưa” - Các tổ khác bổ sung và tính điểm theo tổ, theo từng bài hát. 5’ 15’ 15’ 5’ V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 5’ GVCN tổng kết kế hoạch phấn đấu của lớp và đưa ra quyết tâm thực hiện tốt Đưa ra hoạt động tiếp theo “Thi hát các bài hát truyền thống” VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Ngày thiết kế:26.09.2006 Ngày thực hiện: 02.10.2006 Tiết 4: I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 1. Về nhận thức: Giúp học sinh biết thưởng thức, biết hát các bài hát truiyền thống ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè. 2. Về thái độ tình cảm: Khuyến khích các em yêu thích văn nghệ, phấn khởi lạc quan yêu mến, gắn bó với trường lớp, quí trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và học tập thật tốt. 3. Về kỹ năng, hành vi: Giúp các em có thể giao lưu, sinh hoạt tập thể, dạn dĩ hơn khi tham gia các hoạt động xã hội. II. NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Về nội dung: Thi hát các bài hát truyền thống do nhà trường qui định và các bài hát thiếu niên. 2. Về hình thức: Thi hát giữa các tổ. Thi tiết mục tập thể của tổ Thi tiết mục tự chọn cũ tổ . Bốc thăm các bài hát. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động : Những bài hát truyền thống . Một số dụng cụ đơn giản, trang phục biểu diễn văn nghệ Phiếu xăn các bài hát tự do. Một số các tặng phẩm để thưởng. 2. Về tổ chức: + Phân công nhiệm vụ: Lớp ôn lại các bài hát truyền thống 4 Tổ cử người dự thi và tiết mục dự thi. Cán bộ lớp thống nhất. Chọn người điều khiển chương trình Chọn thư kí 4 ... lên những nhận thức của bản thân về ngày 30 - 4 III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Phương tiện hoạt động : Chuẩn bị các tư liệu , tranh ảnh nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tếcủa ngày giải phóng miền Nam Việt Nam Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30 – 4 - Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành một chương trình biểu diễn 2/Về tổ chức: Phát động toàn lớp viết cảm nghĩcủa mình về ngày 30 – 4 trên cơ sở các tài liệu thu thập Mỗi cá nhân sưu tầm và đọc tài liệu về ngày giải phóng miền Nam Cử người điều khiển chương trình Phân công trang trí lớp . IV / TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời lượng Yến Cảnh Tổ Tập thể Yến GVCN 1/ Khởi động: Hát tập thể bài “ Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai” Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu . Thông qua chương trình a) Hoạt động I: Phát biểu cảm tưởng Mời giáo viên chủ nhiệm nêu tóm tắt ý nghĩa của ngày 30 – 4 Mời đại diện của mỗi tổ lên đọc bài cảm tưởng và suy nghĩ của mình về ngày 30 - 4 b) Hoạt động II: Thi tìm hiểu Câu hỏi gợi ý Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào ngày tháng năm nào ? ( 26 – 4 1975 ) Xe tăng nào ? do ai chỉ huy đã húc đổ cổng dinh độc lập ? ( 390 – Vũ Đăng Toàn ) Ai là người cắm cờ lên dinh độc lập ? ( Bùi Quang Thận ) Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn lúc đó là ai ? ( Dương Văn Minh ) Miền Nam hoàn toàn giải phóng trong thời gian nào ? ( 11 giờ 30 ngày 30 – 4 –1975 ) c) Hoạt động III: Biểu diển văn nghệ Mời các học sinh có các tiết mục đăng ký lên biểu diễn Mời tất cả diễn viên và lớp hát bài như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Mời đại biểu tham gia phát biểu ý kiến, hoặc tâm sự . Nhận xét ý thức chuẩn bị của học sinh về tinh thần tham gia cho hoạt động Trao phần thưởng : Giải nhất, nhì, ba VI/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG : 5’ 15’ 10’ 5’ CHỦ ĐIỂM THÁNG : 04 /2006 Tên chủ điểm : Tuần : Tiết : Ngày thiết kế: / / 2006 Ngày thực hiện: / / 2006 Hoạt động IV: HỘI VUI HỌC TẬP I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : 1/ Về nhận thức: Ôn lại kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm học, đồng thời là dịp để các em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm học tập tốt 2/ Về thái độ tình cảm: Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của hội vui học tập . 3/ Về kỹ năng, hành vi: Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể của cá nhân như: Trình bày trước tập thể, xử lý các tình huống trong hoạt động, điều khiển tập thể hoạt động . II/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/Về Nội dung: Kiến thức các môn học, nhất là môn mà lớp nhận thấy chưa chắc chắn, cần phải cố gắng . Phương pháp học tập và cách ôn tập cho kì thi cuối năm . 2/ Về hình thức: Thi trả lời nhanh Văn nghệ III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Phương tiện hoạt động : Chuẩn bị phiếu các câu hỏi của các môn học khác nhau Chuẩn bị phần thưởng 2/Về tổ chức: GVCN: - Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này, trao đổi với học sinh nhằm thống nhất chọn những môn học mà lớp còn yếu để xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho “Hội vui học tập” Liên hệ với GV bộ môn của những môn đã chọn, đề nghị hợp tác và cung cấp câu hỏi . Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập của những môn học này . Học sinh Cán bộ lớp họp bàn kế hoạch thực hiện, phân công công việc cho từng tổ giao nhiệm vụ cho cán sự môn học chuẩn bị đáp án trả lời, xây dựng chương trình - Từng tổ họp phân công chuẩn bị cho từng thành viên của mình và cử 2 em tham gia Cử ban giám khảo, người điều khiển chương trình, mời GV bộ môn phân công trang trí lớp IV / TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời lượng Yến Cảnh Tập thể Cúc GVCN 1/ Khởi động: Hát tập thể bài “Em như chim bồ câu trắng” Người điều khiển tuyên bố lí do Giới thiệu đại biểu, mời ban giám khảo . 2/ Hoạt động: Trả lời nhanh Người điều khiển mời các đội thi ngồi vào vị trí của mình . Ban giám khảo nêu yêu cầu nội dung thi và cách thức thi Yêu cầu mỗi câu hỏi chỉ được trả lời 2’, trình bày to , rõ ràng . Nội dung: Là những nội dung ôn tập đã định hướng . Cách thức thi: Người điều khiển rút một trong số những câu hỏi đặt ở bàn của giám khảo, đọc to để các đội cùng suy nghĩ trong 1’. Khi có hiệu lệnh, đội nào giơ tay trước thì đội đó trình bày ý kiến của mình. Nếu trả lời không đúng, không mạch lạc, không rõ ràng, kéo dài, quyết định cắt . V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Mời ban thư ký công bố kết quả Mời Gíao viên chủ nhiệm trao giải và nhận xét hoạt động Thông báo hoạt động tiếp theo VI/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG : 5’ 30 5 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Học sinh tự đánh giá ( Có câu hỏi kèm theo ) Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu 2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xế loại CHỦ ĐIỂM THÁNG : 05/2006 Tên chủ điểm : BÁC HỒ KÍNH YÊU Tuần : Tiết : Ngày thiết kếê3 /05 / 2006 Ngày thực hiện: 05 / 05 / 2006 Hoạt động I: BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : * Giúp học sinh : Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác giành cho thiếu nhi , qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ Biết tự hào phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi , đội viên tốt Có kỹ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hàng ngày II/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/Về Nội dung: Tìm hiểu công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác Hồ giành cho thiếu nhi Trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm gì để đền đáp công lao to lớn của Bác 2/ Về hình thức: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ học sinh trong lớp dưới hình thức bốc thăm Trình baỳ những hiểu biết cá nhân theo nội dung của chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Phương tiện hoạt động : Các tư liệu , tài liệu nói về công lao của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Giấy bút để trình bày kết quả sưu tầm 2/Về tổ chức: GVCN: Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này HS: + Đội ngũ cán bộ lớp, đội họp bàn kế họach xây dựng họat động này; xây dựng chương trình cuộc thi; cử ban giám khảo, xây dựng tiền chi phí, cách chấm. Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp + Một số tiết mục văn nghệ. + Chuẩn bị trang trí lớp, ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn IV / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời lượng Yến Cảnh 1. Khởi động: Hát thập thể bài Ai yêu Bác Hồ Giới thiệu đại biểu Giới thiệu ban giám khảo. 2/ Chương trình hoạt động: Báo cáo thu hoạch : Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề : Bác hồ với thiếu nhi theo nội dung sau : TT Các loại tư liệu , tài liệu Nội dung của tư liệu tài liệu 1 2 3 Lưu ý khi trình bày phải nói to rõ ràng , rành mạch từng nội dung đã thu hoạch đựơc và nêu cụ thể loại tư liệu , tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được thu hoạch Mời các thành viên của lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận qua báo cáo Hoạt động 2 : Thi trả lời hay nhất Đây là hoạt động mà mọi thành viên đều có thể tham gia . Người điều khiển mời một bạn bất kỳ lên bốc thăm đầu tiên , sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời . Ai cò câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời một bạn khác lên bốc thăm Và cứ thế tiếp diễn cho đến khi người điều khiển tuyên bố kết thúc Kết thúc hoạt đông Đánh giá chung về ý thức, chất lượng tham gia sưu tầm và thi giữa các tổ. Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo từng lời dạy của Bác. VI/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG : 5’ 35’ 5 20 5 CHỦ ĐIỂM THÁNG : 05/2006 Tên Chủ điểm: BÁC HỒ KÍNH YÊU Tuần : Tiết : Ngày thiết kếê3 /05 / 2006 Ngày thực hiện: 05 / 05 / 2006 Họat động II BÁC HỒ VỚI TIẾU NHI, THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : * Giúp học sinh : Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác. Rèn luyện 1 số kĩ năng tham gia họat động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến các bạn. II/ NỘI DUNG-HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/Về Nội dung: Những tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho thiếu nhi Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 2/ Về hình thức: Trao đổi, thảo luận. Vui văn nghệ III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Phương tiện hoạt động : Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ, bài hát về Bác có liên quan đến chủ đề họat động. Ảnh Bác. 2/Về tổ chức: GVCN xây dựng một vài câu hỏi và định hướng cho học sinh để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp. Họch sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề liên quan đến chủ đề này. Phân công trang trí lớp. Cử người điều khiển chương trình cộng với GVCN. Cử người mời đại biểu. Chuẩn bị 1 số bài thơ, bài hát ca ngợi Bác Hồ. IV / TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung hoạt động Thời lượng 1. Khởi động: Hát thập thể Tuyên bố lí do: Để hiểu biết thêm về tình cảm của Bác Hồ dành cho 5’ Yến Cảnh thiếu nhi về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc và để tôn trọng kính yêu và biết ơn Bác, hôm nay chúng ta tiến hành sinh họat lớp với chủ đề “Thiếu nhi với Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi” đó là lí do của buổi ngọai khóa hôm nay. 2/ Chương trình hoạt động: * Thảo luận chung Dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình, tòan lớp tham gia các họat động, kể chuyện, hát và tiến hành trao đổi, thảo luận những câu hỏi mà GVCN, ban cán sự lớp đã đưa ra. Chẳng hạn: Câu hỏi1: Bạn hãy kể 1 câu chuyện vè tình cảm, sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi ? Câu hỏi 2: Bạn hãy nêu những suy nghĩ của bạn về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi ? Câu hỏi 3: Bạn hãy cho biết suy nghĩ, tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ ? các ý kiến của lớp được ghi thành biên bản. Sau đó bạn hãy thư kí đọc to cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất. Kết thúc thảo luận, hát tập thể “Hoa thơm dâng Bác”và chuyển sang phần vui văn nghệ. * Vui văn nghệ: Người điều khiển chương trình mời lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn trước lớp. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về ý thức tham gia của các thành viên trong lớp. Giáo viên động viên và chúc cho học sinh có 1 kì nghỉ hè bổ ích, lí thú. VI/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG : 35’ 5’ ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Học sinh tự đánh giá ( Có câu hỏi kèm theo ) Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu 2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại
Tài liệu đính kèm: