Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1: HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU – HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU Thời gian thực hiện: (03 tiết) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Nhận biết được đỉnh, đường cao, cạnh đáy của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. – Nhận biết được mặt đáy, mặt bên của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. – Tạo lập được hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: – Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá. – Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. * Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học. 3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực trong mọi hoạt động II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Hộp quà hình chóp tam giác đều, rubik tam giác, mô hình thực tế của hình chóp tứ giác đều. 2. Học sinh: Giấy A4 trắng, màu, kéo, băng keo 2 mặt hoặc hồ dán. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: – Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập. b) Nội dung: - HS quan sát xem các mặt bên của kim tự tháp và khối rubik là hình gì. - HS thực hiện trả lời các câu hỏi dưới sự dẫn dắt, các yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: - Các mặt bên của kim tự tháp và khối rubik là hình tam giác cân. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV chiếu slide hình ảnh kim tự tháp và khối rubik. * HS thực hiện nhiệm vụ HS quan sát và chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi của gv. * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - HS cả lớp quan sát nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1 Hoạt động 2.1: Hình chóp tam giác đều. Hình chóp tứ giác đều. a) Mục tiêu: – Giúp HS ôn lại khái niệm mặt bên và mặt đáy của các hình không gian đã học. Từ đó làm quen với hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều. b) Nội dung: HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của gv. c) Sản phẩm: d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 1. Hình chóp tam giác đều. Hình đôi, trả lời các câu hỏi trong HĐKP1. chóp tứ giác đều. a. Hình chóp tam giác đều – HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV đánh giá. – HS quan sát hình S.ABC (Hình 2) và đọc nội dung trong SGK để nhận biết đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh đáy, cạnh bên, đường cao của hình chóp tam giác đều. – Hs thực hiện hoạt động Thực hành 1. Thực hành 1: Hãy cho biết: Mặt bên, mặt đáy, đường (HS xác định mặt bên, mặt đáy, đường cao, độ dài cạnh bên, độ dài cạnh đáy cao, độ dài cạnh bên, độ dài cạnh đáy của của hình chóp tam giác đều ở hình 3. hình chóp tam giác đều). => HS nhận xét, GV đánh giá. – HS quan sát hình S.ABCD (Hình 4) và đọc nội dung trong SGK để nhận biết đỉnh, mặt đáy, mặt bên, cạnh đáy, cạnh bên, đường cao của hình chóp tứ giác đều. – GV cho HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 2. (HS xác định mặt bên, mặt đáy, đường cao, độ dài cạnh bên, độ dài cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều; tính độ dài các cạnh Thực hành 2: A trong hình). N P M H Q - Hs thực hiện vận dụng 1 vào phiếu bài tập. Vận dụng 1: - Sau đó 2 bạn ngồi gần nhau đổi phiếu chấm bài của nhau. - Gv sửa bài trên bảng, thu lại phiếu bài tập của hs để kiểm tra Chiếc hộp( hình 6a) được vẽ lại như hình 6b có dạng hình chóp tam giác đều S.MNP. a) Hãy cho biết mặt đáy, mặt bên, cạnh a) Chiếc hộp dạng hình chóp tam giác bên của chiếc hộp đó. đều S.MNP ở Hình 6 có: b) Cho biết SM = 4 cm, MN = 3 cm. • Mặt đáy: MNP; Tìm độ dài các cạnh còn lại của chiếc hộp. • Các mặt bên: SMN, SNP, SPM; c) Mỗi góc của tam giác đáy MNP bằng • Các cạnh bên: SM, SN, SP. bao nhiêu độ? b) Xét chiếc hộp dạng hình chóp tam giác đều S.MNP có: • SN = SP = SM = 4 cm; • NP = PQ = MN = 3 cm. c) Tam giác đáy MNP là tam giác đều nên mỗi góc của tam giác này bằng 60°. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh nhớ được và xác định được các yếu tố của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. b) Nội dung: Học sinh thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm và làm bài tập trong sách giáo khoa. c) Sản phẩm: d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung - Gv phát thẻ trả lời trắc nghiệm cho học Câu 1: sinh. Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là hình gì? - Hs thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm ôn Đáp án: Hình tam giác cân tập lại kiến thức đã học ở tiết 1. Câu 2: - Giáo viên chiếu đáp án, cộng điểm cho Hình chóp tam giác đều có bao nhiêu những học sinh có câu trả lời đúng. cạnh bên? Đáp án: 3 Câu 3: Hình chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình gì? Đáp án: Hình vuông Câu 4: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt bên? Đáp án: 4 Câu 5: Kể tên các mặt bên của hình chóp S.MBCD. Đáp án: SMB, SBC, SCD, SMD Câu 6: Hình chóp tam giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau đúng hay sai? - Học sinh thực hiện bài tập 1(có thể điền Đáp án: Sai vào sgk) Câu 7: Hình chóp tứ giác đều có tất - Gv gọi ngẫu nhiên học sinh trong lớp cả bao nhiêu mặt? điền vào bảng trong bài tập 1. Đáp án: 5 mặt - Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét Bài 1 (sgk trang 46) câu trả lời của bạn. Quan sát 2 hình dưới đây và thay mỗi dấu ? Cho thích hợp. Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung - Hs thực hiện thảo luận theo nhóm 4 bài tập số 2. - Các nhóm vẽ hình và trình bày ra bảng Bài 2/46 sgk: nhóm bài làm của nhóm mình. Cho hình chóp tứ giác đều S.MNPQ có cạnh bên SM = 15 cm và cạnh đáy - Gv gọi đại diện các nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác. MN = 8 cm. Hãy cho biết: - Gv sửa bài của các nhóm và chấm điểm a) Mặt bên và mặt đáy của hình đó. từng nhóm. b) Độ dài các cạnh bên và cạnh đáy còn lại của hình đó. Lời giải: a) Hình chóp tứ giác đều S.MNPQ có: • Mặt bên: SM, SN, SP, SQ; • Mặt đáy: MNPQ. b) Xét hình chóp tứ giác đều S.MNPQ có: • SN = SP = SQ = SM = 15 cm; Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung • NP = PQ = QM = MN = 8 cm. Tiết 3 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Qua hoạt động thực tế tạo lập các mô hình, giúp học sinh khắc sâu kiến thức về hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều. - Giúp học sinh hiểu them ứng dụng thực tế của môn toán trong đời sống. b) Nội dung: Học sinh thực hành vẽ, cắt, gấp hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. c) Sản phẩm: Hộp quà hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung - Học sinh thực hiện hoạt động - Thực hành 3: thực hành số 3. - Vẽ hình vẽ như bên (hình 7a) lên 1 tấm - Gv yêu cầu học sinh nêu các bìa. bước thực hiện. - Cắt tấm bìa như hình vẽ rồi gấp theo các đường màu đỏ ta được hình chóp tam giác đều (hình 7b) - B1: Vẽ hình theo đúng số đo - B2: Cắt tấm bìa như hình vẽ sau đó gấp theo cac đường màu đỏ ta được hình chóp tam giác đều. - Gv thu 1 số sản phẩm để nhận xét và chấm điểm. - Hs thực hiện vận dụng 2 theo Vận dụng 2: nhóm. - Các hs trong nhóm phân công nhau thực hiện các công đoạn: + Hs1: Vẽ Hình + Hs 2: Cắt hình + Hs3: Gấp hình. - Gv nhận xét và chấm điểm sản phẩm của các nhóm. Vận dụng 3: - Vận dụng 3: Giáo viên in sẵn 1 số các tấm bìa có hình dạng khác nhau. Các nhóm cử đại diện lên lựa hình. Nhóm nào lựa đúng hình và gấp được thành hình chóp tứ giác đều là nhóm giành chiến thắng. Hướng dẫn tự học ở nhà - Ôn lại các kiến thức đã học trong bài. - Hoàn thành các sản phẩm gấp giấy trong tiết học.
Tài liệu đính kèm: