Tiết 8: §5: DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Biết dùng thước và com pa để dựng hình.
Biết các bước giải bài toán dựng hình, biết trình bày 2 phần Cách dựng và dựng hình.
2. Kỷ năng:
Sử dụng thước và compa dể dựnghình vào vở một cách tương đối chính xác
3.Thái độ:
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận trong chứng minh. có ý thức vận dụng trong thực tế.
B.PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan.
Tiết 8: §5: DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA Ngày soạn: Ngày giảng: A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Biết dùng thước và com pa để dựng hình. Biết các bước giải bài toán dựng hình, biết trình bày 2 phần Cách dựng và dựng hình. 2. Kỷ năng: Sử dụng thước và compa dể dựnghình vào vở một cách tương đối chính xác 3.Thái độ: - Rèn đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận trong chứng minh. có ý thức vận dụng trong thực tế. B.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.Trực quan. C. CHUẨN BỊ: Giáo viên: bảng phụ, thước êke, compa Học sinh: Làm BTVN; dụng cụ vẽ: Thước, compa. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: (không) III. Bài mới: Đặt vấn đề. GV: Một cách để vẽ hình chính xác là dùng thước và compa. cách dùng thước vsf compa ntn tiết học này chúng ta cùng nghiên cứu. 2. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 1. Hoạt động 1: (15’) GV: Với dụng cụ là thước thẳng ta vẽ được những hình nào? GV: Với dụng cụ là compa ta vẽ được những hình nào? GV: nhắc lại cách vẽ các hình đã biết. HS: Dựng đoạn thẳng bằng một đoạn cho trước. HS: Dựng một góc bằng một góc cho trước. HS: Dựng đường trung trực của đoạn thẳng cho trước. HS: . Dựng tia phân giác của một góc cho trước. HS: Qua một điểm cho trước dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước. HS: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước. HS: Dựng tam giác biết ba cạnh, hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa, hoặc một cạnh và 2 góc kề. 3. Hoạt động 2: (15’) GV: Với các yếu tố: CD=4; AD=2; =700 ta dựng được hình nào? HS: Dựng ∆ADC GV: Bằng cách nào ta dựng được điểm B? HS: Kẻ Ax//DC, Lấy AB=3 GV: Bài toán dựng hình có 4 bước: phân tích; cách dựng; chứng minh; biện luận. Song ở mức độ lớp 8 HS chỉ trình bày 2 bước dựng hình và chứng minh. 1. Bài toán dựng hình: Thước thẳng: - Vẽ đoạn thẳng - Vẽ đường thẳng - Vẽ tia Compa: Vẽ đường tròn, cung tròn. 2. Các bài toán đã biết: (SGK) Các bước giải bài toán dựng hình: 1. Phân tích; 2.Cách dựng; 3.Chứng minh; 4.Biện luận. 3. Dựng hình thang Ví dụ: Dựng hình thang ABCD biết AB=3; CD=4; AD=2; =700 Phân tích: Giả sử dựng được hình thang ABCD thoả mãn yêu cầu bài toán. ∆ADC dựng được. B nằm trên đường thẳng qua A và song song với CD. AB = 3 à B nằm trên (A;3) Cách dựng: Dựng ∆ADC có: CD=4; AD=2; =700 Dựng tia Ax // DC Dựng B trên Ax sao cho AB=3 Chứng minh: AB//CDà ABCD là hình thang Hình thang ABCD có AB=3; CD=4; AD=2; =700 thoả mãn yêu cầu bài toán. Biện luận: luôn dựng được hình thang thoả mãn bài toán. 3. Củng cố: (10’) - Nhắc lại các bước giải bài toán dựng hình. - Làm bài 29: Dựng ∆ABC vuông tai A, BC=4, =650 4. Hướng dẫn về nhà: (5’) BTVN: 30; 31; 32; 33; 34; SGK E. BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: