Giáo án Tin học ứng dụng 9 - Năm học 2007-2008 - Vũ Thị Hồng Vân

Giáo án Tin học ứng dụng 9 - Năm học 2007-2008 - Vũ Thị Hồng Vân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học học sinh nắm được;

- Khái niệm về thông tin, đơn vị đo thông tin, cách xử lý thông tin trên MTĐT.

- Năm được khái niệm về tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống.

2. Kỹ năng:

Bài học giúp học sinh bước đầu làm quen và hình thành kỹ năng tìm hiểu các thông tin về máy tính điện tử, tin học, những ứng dụng cụ thể của tin học trong đời sống.

3. Thái độ:

Qua bài học giúp HS có thái độ đúng đắn về thông tin(trên MTĐT), tin học, tầm quan trọng của ngành tin học trong đời sống hiện đại ngày nay.

II. CHUẨN BỊ

a.Chuẩn bị của GV:

- Bảng phụ (Sơ đồ xử lý thông tin)

- Phòng máy tính

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Đặt vấn đề:<5>? Em hiểu tin học là ngành như thế nào?

Vai trò của tin học trong đời sống? Thông tin trên máy tính điện tử được máy tính xử lý như thế nào?

Để tìm hiểu và biết được điều đó một cách chính xác Cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học đầu tiên này?

 

doc 116 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học ứng dụng 9 - Năm học 2007-2008 - Vũ Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/ 09/ 2007
 Ngày dạy : 10/ 09/ 2007
 ---eũf---
Tiết 1:
 Khái niệm cơ bản về thông tin - tin học
i. mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học học sinh nắm được;
- Khái niệm về thông tin, đơn vị đo thông tin, cách xử lý thông tin trên MTĐT.
- Năm được khái niệm về tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống.
2. Kỹ năng:
Bài học giúp học sinh bước đầu làm quen và hình thành kỹ năng tìm hiểu các thông tin về máy tính điện tử, tin học, những ứng dụng cụ thể của tin học trong đời sống.
3. Thái độ:
Qua bài học giúp HS có thái độ đúng đắn về thông tin(trên MTĐT), tin học, tầm quan trọng của ngành tin học trong đời sống hiện đại ngày nay.
Ii. chuẩn bị 
a.Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ (Sơ đồ xử lý thông tin)
- Phòng máy tính
Iii. Tiến trình bài dạy
1.Đặt vấn đề:? Em hiểu tin học là ngành như thế nào? 
Vai trò của tin học trong đời sống? Thông tin trên máy tính điện tử được máy tính xử lý như thế nào?
Để tìm hiểu và biết được điều đó một cách chính xác Cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học đầu tiên này? 
2- Dạy bài mới: 
hoạt động của cô và trò
Nội dung
GV : Lấy một vật của hs (chiếc bút)
GV : ? Em hãy mô tả về vật này ? 
HS1: Trả lời 
HS2: Trả lời 
GV : Những đặc điểm các bạn vừa nêu có phải là thông tin về vật đó hay không ?
HS : Là thông tin .
GV : Em cho một số ví dụ về thông tin 
HS : Trả lời 
GV : Thông tin là gì ? 
I - Thông tin ( information) 
1- Khái niệm 
- Theo nghĩa thông thường thông tin là sự loan báo, giải thích, cắt nghĩa về các sự vật hiện tượng trong đời sống.
- Thông tin mạng lại cho con người sự hiểu biết, giúp nhận thức tốt hơn về các đối tượng .
- Thông tin tồn tại một cách khách quan, có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, sai lệch ,...
hoạt động của cô và trò
Nội dung
GV : Theo em thông tin có thể cân đo được không ? 
HS : Có thể đo được .
GV: Vậy thông tin được đo như thế nào?
2 - Đơn vị đo của thông tin 
- Năm 1948 Shanon đưa ra công thức tính lượng tin 
H = Pi log2(Pi)
trong đó Pi là xác xuất của hiện tượng i của hệ , hệ có khả năng khác nhau .
GV: -Bit có hai trạng thái 0 và1(Bật-tắt )
 - 1 byte được tính là 1 ký tự 
? Tính số Byte của các ký tự sau : " Môn tin học "
HS : Trả lời 
- Đơn vị đo thông tin trên máy tính bằng bít 
 1 Byte (B) = 8 bit 
 1 Kilobyte (KB ) = 1024 B
 1 Mega byte (MB) = 1024 KB
 1 Gi ga byte (GB) = 1024 MB
 1 Tegabyte (TB)
?: Đối với máy tính điện tử thì quá trình biến đổi thông tin như thế nào ? 
3-Sơ đồ quá trình biến đổi của thông tin
GV : Treo bảng phụ vẽ sơ đồ sự biến đổi của thông tin .
HS : Vẽ sơ đồ 1
- Sơ đồ : quy trình xử lý thông tin.
GV : Treo bảng phụ vẽ sơ đồ quá trình đưa thông tin vào máy tính điện tử .
HS : Vẽ sơ đồ 2
- Quá trình đưa thông tin vào máy tính điện tử. 
GV : Theo em đối tượng tin học là gì ?
HS : là thông tin .
- GV : Em hãy tự lấy ví dụ về ứng dụng của tin học trong đời sống ?
HS : Lấy ví dụ
II - Tin học (15' )
1 - Khái niệm 
- Là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về xử lý thông tin trên máy tính điện tử .
- Yêu cầu tin học xử lý thông tin đạt các mục đích sau : 
+ Khoa học nhất 
+ Chính xác nhất 
+ Tự động hóa .
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao 
2 - ứng dụng của tin học 
- Tin học được ứng dụng trong tất cả các ngành , nghề như : khoa học , kinh tế , quản lý , y tế , kỹ thuật , xã hội ...
đều có mặt của tin học .
- Tin học không thể tách rời với đời sống hiện đại ngày nay .
3. Củng cố - Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Hãy cho ví dụ về thông tin .
- Tin học và thông tin có liên quan với nhau không ?
- Thông tin được xử lý trên máy tính như thế nào ?
- Cho ví dụ cụ thể về những ứng dụng của tin học trong đời sống mà em có thể biết qua các thiết bị truyền thông hay sách, vở....
Bài tậpVN : Đổi các đơn vị thông tin sau:
	1GB = ? Byte 
	1 GB = ? Bit
	1 GB =? KB
	1KB = ? Bit 
Nhận xét: 	 Người soạn: 
	 Vũ Thị Hồng Vân
Ngày soạn : 06 / 09 / 2007
 Ngày dạy : 10/ 09 / 2007
 ---eũf---
Tiết 2:
Cấu trúc máy tính - Các thành phần cơ bản của máy tính
i. mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học học sinh cần nắm được;
- Tổng quan về 1 hệ thống MTĐT bao gồm mấy phần.
- Sơ đồ khối cơ bản của máy tính.
- Các thành phần thiết bị cơ bản của máy tính
2. Kỹ năng:
Bài học giúp học sinh hình thành kỹ năng quan sát, tìm hiểu về một hệ thống máy tính cũng như các thành phần thiết bị cơ bản của máy tính điện tử.
 3. Thái độ:
Qua bài học giúp HS có thái độ tìm hiểu, và có cái nhìn tổng quát về một hệ thống máy tính.
Ii. chuẩn bị 
a.Chuẩn bị của GV:
	 - Bảng phụ: Sơ đồ khối cơ bản của máy tính điện tử
 - Đĩa từ: (các loại gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD) 
	 - Phòng máy tính
	b. Chuẩn bị của học sinh:
- Các loại đĩa CD, VCD (hỏng)
III. Tiến trình bài dạy 
1- Kiểm tra bài cũ 
	HS1: Nêu khái niệm về thông tin, thông tin có quan hệ như thế nào với tin học?
HS2: làm bài tập trên bản phụ 
 Đổi các đơn vị thông tin sau: 1GB = ? Byte 1 MB =? Byte
 	 	 1 GB = ? Bit 	 1KB = ? Bit
1 GB =? KB
2. Đặt vấn đề: Em có biết 1 hệ thống máy tính gồm máy phần và cần phải có những thành phần cơ bản nào? 
-> Bài học mới
3 - Dạy bài mới
hoạt động của CÔ và trò
Nội dung
GV: Hãy quan sát một hệ thống máy tính trong phòng máy và cho biết:1 hệ thống máy tính bao gồm mấy phần? là những phần nào? 
Hs: gồm 3 phần: Màn hình, Hộp CPU, Bàn phím và chuột
GV : Nhận xét và đưa ra câu trả lời 
hoạt động của CÔ và trò
Nội dung
GV: Một hệ thống máy tính gồm 2 phần : phần cứng và phần mềm .
I - Hệ thống máy tính 
1- Phần cứng 
- Tất cả các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính gọi là phần cứng 
- Chức năng xử lý thông tin ở mức thấp nhất đó là các tín hiệu 0 và 1 
GV : Thế nào gọi là phần mềm 
HS : Là các chương trình, dữ liệu .
2 - Phần mềm 
- Là các chương trình hoạt động được trên máy tính (chương trình ứng dụng)
- Giúp máy tính hiểu và thực hiện các tác vụ
phức tạp theo yêu cầu của người sử dụng.
- Chỉ có phần mềm mới tạo ra giá trị sử dụng của máy tính và làm cho máy tính gần gũi với con người hơn . 
Gv : Để biết được các bộ phận cơ bản của máy tính gồm những phần nào ta đi tìm hiểu sơ đồ khối cơ bản của máy tính 
II - Các bộ phận cơ bản của máy tính 
Gv : Treo bảng phụ vẽ sơ đồ khối
1- Sơ đồ khối cơ bản của MTĐT
Hs: Quan sát – vẽ sơ đồ 
 Bảng phụ
GV : Quan sát vào sơ đồ em thấy hệ thống thiết bị của máy tính được chia làm mấy phần?
GV: Em có nhận xét gì ?
GV:? Dựa vào sơ đồ khối cơ bản của máy tính hãy cho biết các thành phần cơ bản của máy tính? 
HS: Thiết vị vào, CPU, Bộ nhớ, thiết bị ra
Gv? Thiết bị vào dùng để làm gì?
 Em biết được những loại thiết bị vào nào hãy kể tên?
GV? Khi ta sử dụng thiết bị vào để đưa thông tin vào máy tính thì sẽ được thành phần nào xử lý các thông tin đó?
HS: CPU
GV: Khối CPU gồm những phần nào?
Có tác dụng gì?
2 – Các thành phần cơ bản 
a. Thiết bị vào (Input Device)
 Là những thiết bị nằm ngoài máy tính dùng để đưa thông tin vào trong máy tính
Gồm: Bàn phím, chuột, máy quýet, ổ đĩa.....
b- Khối xử lý trung tâm CPU-
 (Central Processing Unit): 
Là bộ phận chỉ huy mọi hoạt động của máy tính .Thực hiện các phép tính số học và logic , đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh .
GV : Bộ nhớ có tác dụng gì ?
HS : Dùng lưu trữ thông tin.
Bộ nhớ 
- Dùng để lưu trữ thông tin (Chương trình, dữ liệu )
Gv: Bộ nhớ chính có đặc điểm gì? 
GV: Bộ nhớ chính được xây dựng từ 2 vi mạch nhớ cơ bản sau: Rom và Ram
a- Bộ nhớ chính 
- Dùng để lưu trữ dữ liệu gắn liền với CPU đề CPU có thể làm việc được ngay khi khởi động. 
- Dung lượng của bộ nhớ nhỏ nhưng tốc độ trao đổi thông tin với CPU là rất lớn.
+ ROM : Read Only Memory 
- Là bộ nhớ chỉ đọc các thông tin ra , thông tin trong bộ nhớ là do các chuyên gia kỹ thuật của nhà sản xuất đưa vào .
- Thông tin luôn tồn tại thường xuyên ( nguồn Pin Cmos )
- Có tác dụng để nhận biết, kiểm tra cấu hình của máy .
GV: Bên cạnh loại bộ nhớ Rom ta còn có bộ nhớ Ram
GV: Ram là loại bộ nhớ như thế nào?
GV : Em hãy so sánh bộ nhớ ROM và RAM ?
+ RAM : Random Access Memory
- Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, khi máy hoạt động thì ta có thể đọc, ghi,xóa được thông tin một cách dễ dàng.
- Thông tin bị mất khi tắt máy hay mất điện 
GV : Ngoài ra để lưu trữ lượng thông tin lớn người ta cần dùng đến bộ nhớ phụ 
b - Bộ nhớ phụ 
- Lưu trữ các chương trình ứng dụng và dữ liệu chính.
GV: Em hãy kể tên những loại bộ nhớ phụ nào mà em biết?
GV : Giới thiệu trực quan các loại bộ nhớ ngoài của máy tính .
- Có thể đọc, ghi, xóa thông tin dễ dàng.
- Việc tổ chức thông tin do người sử dụng, thông tin không bị mất đi khi tắt máy.
Ví dụ: Các loại đĩa từ, USB, băng từ......
GV? Sau khi xử lý thông tin máy tính trả lại thông tin kết quả cho người sử dụng bằng những thiết bị nào?
Hs: Thiết bị ra
GV? Các thiết bị ra nào của máy tính mà em biết 
HS : Quan sát hệ thống máy tính và trả lời 
3 - Thiết bị ra 
Là những thiết bị bên ngoài máy tính dùng để đưa thông tin ra ngoài.
+gồm: Màn hình, máy in, máy vẽ, ổ đĩa...
4. Củng cố - Hướng dẫn chuẩn bị bài 
- Hệ thống máy tính gồm những phần nào ? Nêu các bộ phận cơ bản của máy tính . 
- Bảng phụ trắc nghiệm 	
 Khi mất điện bộ nhớ nào bị mất thông tin ? 
 a - Bộ nhớ Rom
 b- Bộ nhớ Ram
c- Bộ nhớ phụ
BTVN: 
Tìm hiểu về mạng máy tính.( Các loại mạng, tầm quan trọng của mạng)
Nhận xét 	 Người soạn 	
	 Vũ Thị Hồng Vân
Ngày soạn : 06/09/2007
 Ngày dạy : 10/ 09/ 2007
 ---eũf---
Tiết 3:
Mạng máy tính 
i. mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học học sinh nắm được;
- Mạng máy tính là gì?.
- Lợi ích của việc nối mạng máy tính?
- Đặc điểm của các loại mạng máy tính.
2. Kỹ năng:
Bài học giúp học sinh hình thành kỹ năng quan sát, tìm hiểu về một hệ thống mạng máy tính cũng như các loại mạng máy tính.
 3. Thái độ:
Qua bài học giúp HS có thái độ tìm hiểu về các loại mạng máy tính đã được học trong thực tế?
Ii. chuẩn bị 
a.Chuẩn bị của GV:
	 - Bảng phụ: Sơ đồ một số loại mạng máy tính
 - Tài liệu tham khảo mở rộng nói về mạng máy tính 
	 - Phòng máy tính
	b. Chuẩn bị của học sinh:
Tìm hiểu các mô hình và tầm quan trọng của mạng máy tính
III. Tiến trình bài dạy 
1- Kiểm tra bài cũ 
	Câu1: Một hệ thống máy tính gồm mấy phần? Nêu khái niệm từng phần? Phần nào quan trọng hơn? vì sao?
Câu2: Nêu các bộ phận cơ bản của máy tính
Câu 3: So sánh bộ nhớ Rom và Ram?
2. Đặt vấn đề: Khi các em muốn tra cứu điểm thi, gửi thư cho bạn bè ở xa mà không cần phải dùng tem hay chát với nhau trên máy tính thì ta phải dùng đến đối tượng gì? 
Hs: Mạng máy tính
-> Bài học mới
	3 - Dạy bài mới :
hoạt động của CÔ và trò
Nội dung
1- Sự cần thiết phải nối mạng máy tính 
Ví dụ : 1 văn phòng có 20 máy tính , mỗi người mỗi ngày cần in 10 bản chỉ có 2 máy in .
GV : các em đưa ra các phương án giải quyết 
HS : Suy nghĩ -  ... V: Gọi theo danh sách yêu cầu HS thực hành theo các yêu cầu.
1- Khởi động máy.
2- Mở tập tin Báo cáo dọc
3- Tìm kiếm thay thế từ "Được" tuỳ theo cho từ có nghĩa bằng từ "đã được"
HS: Thực hành.
GV: quan sát, hướng dẫn.
GV: ? Để tìm kiếm thay thế nhanh thao tác như thế nào ?
HS: Ctrl + F và Ctrl + H
4- Thay thế toàn bộ các từ "được" bằng từ "đã được".
5. Thoát khỏi chương trình
Hoạt động 3: Thực hành di chuyển đến trang văn bản khác (15').
GV: Gọi theo danh sách yêu cầu HS thực hành theo các yêu cầu:
1- Khởi động máy.
2- Mở tệp tin báo cáo.doc
3- Di chuyển đến trang bất kỳ.
4- Thoát khỏi chương trình.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
GV: Để di chuyển đến một trang văn bản khác ta thao tác như thế nào ?
HS: Edit -> Go to (Ctrl + G).
GV: Gọi HS theo danh sách thực hành theo yêu cầu.
HS: Thực hành.
Hoạt động 4: Đánh giá buổi thực hành, hướng dẫn chuẩn bị bài (5').
GV: nhận xét chung buổi thực hành về nhà chuẩn bị xem lại lý thuyết các thao tác chèn đối tượng lên văn bản và công thức toán học
Ngày soạn : 14/ 02/ 2008
Ngày dạy : 18/ 02/ 2008	
 ---eũf---
Tiết 83-84
Thực hành
Chèn một đối tượng, công thức toán học vào văn bản 
I. Mục tiêu.
 - Kiến thức lý thuyết chèn một đối tượng
- Công thức toán học vào văn bản.
II. Chuẩn bị.
- Phòng máy tính.
- Bài tập mẫu photo.
III. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (5')
- ổn định chỗ ngỗi.
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ.
HS: Trả lời. 
GV: Đánh giá, cho điểm.
Để chèn hình ảnh lên văn bản ta thực hiện
(Khoanh tròn đáp án đúng).
A- insert -> picture -> clip art -> chọn hình ảnh -> Ok.
B - insert -> Object -> Microsoft. Equation 3 -> Ok.
C. insert -> symbol -> đối tượng -> OK.
Hoạt động 2: Thực hành chèn đối tượng vào văn bản (60').
GV: Gọi HS theo danh sách thực hành theo các yêu cầu sau:
GV: Khi chèn hình ảnh vào bảng biểu cần lưu ý điều gì ?
1- khởi động máy, khởi động word.
2- Nhập văn bản " Thực hành chèn đối tượng lên bảng biểu"
3. Chèn một số ký tự đặc biệt.
GV: Quan sát, hướng dẫn.
4. Chèn một hình ảnh.
5. Chèn chữ nghệ thuật, bài tập mẫu.
6. Chèn số trang cho văn bản.
Hoạt động 3: Thực hành chèn công thức toán học (20').
GV: Gọi HS thực hành theo yêu cầu bài tập mẫu, phát bài tập mẫu.
HS: Suy nghĩ.
GV: để chèn công thức toán học lên văn bản ta tiến hành thao tác như thế nào.
HS: insert -> Object -> Microsoft. Equation 3.0.
HS: thực hành.
GV: quan sát, hướng dẫn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, hướng dẫn chuẩn bị bài mới (5').
GV: Nhận xét đánh giá chung toán buổi thực hành.
- Về nhà xem lại kiến thức các thao tác vẽ lên văn bản và tạo ký tự tắt cho nhóm ký tự thường dùng.
Bài tập mẫu
Chèn chữ nghệ thuật vào văn bản
Bài tập mẫu
Chèn công thức toán học vào văn bản
 A. 
 A. B. C. và D. và 
Ngày soạn : 20/ 02/ 2008
Ngày dạy : 25/ 02/ 2008	
 ---eũf---
Tiết 91
Thực hành - vẽ hình - autocorrect
I. Mục tiêu.
 - Kiến thức lý thuyết vẽ hình lên văn bản
- Tạo cụm ký tự thường dùng Autocorrect.
II. Chuẩn bị.
- Phòng máy tính.
- Bài tập mẫu photo.
III. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (5')
- ổn định chỗ ngỗi.
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ.
HS: Trả lời và thực hành
GV: Đánh giá, cho điểm.
- Tạo autocorect tiến hành theo máy bước ?
- Để vẽ hình ảnh trên văn bản ta tiến hành các bước như thế nào ?
Hoạt động 2: Thực hành vẽ hình trên văn bản (20')
GV: Phát bài tập mẫu.
HS: Nghiên cứu bài tập mẫu.
GV: Theo yêu cầu của bài ta phải vẽ những hình nào ?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS ụt máy, khởi động chương trình soạn thảo văn bản.
HS: khởi động máy, khởi động vào word.
GV: Quan sát HS thực hành, hướng dẫn, nhận xét đánh giá cho điểm.
Hoạt động 3: Thực hành tạo Autocorrec (15').
GV: Autocorrec dùng trong các trường hợp nào ?
HS: Những đoạn văn bản thường dùng, thường gặp, hay sử dụng.
GV:Em hãy nêu cách tạo Autocorrec? 
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS thực hành tạo Autocorrec các cụm ký tự.
UBND, trường THCS Hoà Bình, TP Hải Phòng, huyện Vĩnh Bảo.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
GV: Cụm ký tự thường dùng có cần căn chỉnh trước hay không ?
HS: Phải căn chỉnh trước.
HS: Thực hành tạo autoccorrec.
GV: Quan sát HS thực hành, hướng dẫn, nhận xét cho điểm.
GV: Tạo có thể tạo cụm ký tự có khối lượng lớn được không ?
HS: Được
GV: yêu cầu HS thực hành tạo dòng.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GV: Quan sát, đánh giá cho điểm.
Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn, chuẩn bị bài.
GV: Nhận xét đánh giá buổi thực hành yêu cầu chuẩn bị ôn tập từ đầu các bài.
- Khái niệm cơ bản.
- Cấu trúc máy tính.
Hệ điều hành.
+ Các quy tắc nhập lệnh.
+ Các lệnh nội trú.
+ Các lệnh ngoại trú.
Phần mền tiện ích Norton Commander.
Quốc Kỳ Việt Nam 
Bài tập mẫu vẽ hình lên văn bản
Ngày soạn : 20/ 02/ 2008
Ngày dạy : 25/ 02/ 2008	
 ---eũf---
Tiết 86-87
ôn tập 
I. Mục tiêu.
1. Yêu cầu về kiến thức: 
- Học sinh củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã được học: khái niệm cơ bản, cấu trúc máy tính, hệ điều hành, các lệnh của hệ điều hành, phần mềm tiện ích NC; chức năng chung, các lệnh hệ điều hành Windows. Soạn thảo văn bản bao gồm các kỹ năng thao tác cơ bản.
 2. Yêu cầu về kỹ năng:
 Bài học rèn cho học sinh kỹ năng áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực hành các bài tập cụ thể trên máy một cách thành thạo, làm chủ kiến thức
 3. Yêu cầu về thái độ:
 - Có thái độ tìm hiểu, khám phá và nhận thức đúng đắn về các thao tác làm việc trên văn bản
II. Chuẩn bị.
- Phòng máy tính.
Bảng phụ
Bài tập thực hành.
Đề pho to
III. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- ổn định chỗ ngỗi.
- Kiểm tra sĩ số.
Hoạt động 2: Các khái niệm cơ bản.
GV: Thông tin và tin học có liên quan như thế nào với nhau ?
HS: Tin học là ngành khoa học nghiên cứu về xử lý thông tin trên máy tính.
GV: Máy tính gồm các bộ phận nào ?
HS: Trả lời.
GV: treo bảng phụ.
Một đĩa khởi động gồm ít nhất các tệp tin:
(khoanh tròn đáp án cho là đúng)
a- IO, SYS, Commander. Com
b. Msdos. Sys, Format.exe, tree.com
c. IO, SYS, MSDOS, SYS, COMMANDER.COM.
Hoạt động 3: Các lệnh của hệ điều hành.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
GV: Thế nào là lệnh nội trú ? Nêu các lệnh mà em biết.
HS: trả lời.
GV. Thư mục nào được tập trước ?
HS: thư mục gốc.
GV: Tên của tệp tin gồm mấy phần ? cho ví dụ.
HS: Trả lời, cho ví dụ.
GV: Để tạo tệp tin ta tiến hành theo mấy bước ?
HS: 3 bước.
GV: Để sao chép tệp tin ta cần xác định điều gì ?
HS: Địa chỉ nguồn và địa chỉ đích.
GV: Nêu các lệnh cơ bản của tệp tin Autoexec.bat và tệp tin Config.sys.
HS: trả lời.
Hoạt động 4: Trình tiện ích NC.
GV: Những chức năng cơ bản của NC.
HS: trả lời.
GV: Nêu trình tự các bước tiến hành đặt thuộc tính ẩn cho một tệp tin ?
HS: Trả lời.
GV: Nêu trình tự các bước tiến hành di chuyển các tệp tin trong NC.
HS: trả lời.
GV: Nêu trình tự các bước tiến hành sao chép 1 tệp tin.
HS: Trả lời.
GV: Nêu các bước tiến hành nên 1 tệp tin.
HS: trả lời.
GV: Nêu trình tự các bước tiến hành tách 1 tệp tin thành nhiều tệp tin và gom chúng lại ?
HS: trả lời./
Hoạt động 5: Chương tình soạn thảo văn bản.
GV: theo bảng phụ.
HS: khoanh tròn đáp án đúng nhất.
Để căn chỉnh ký tự ta thực hiện:
a- Đánh dấu văn bản.
- Format -> Font -> chọn ký tự -> OK.
b. Đánh dấu văn bản.
Ctrl + D -> chọn ký tự -> OK.
c. Cả 2 cách trên.
Hoạt động của Cô và trò
Nội dung
GV: đánh giá, cho điểm.
GV: nêu trình tự các bước tiến hành căn chỉnh văn bản cách lề trái 2cm.
HS: Nêu trình tự.
GV: Treo bảng phụ
Để căn chỉnh giữa văn bản ta thực hiện.
HS: Khoanh tròn đáp án đúng
a. Đánh dấu văn bản.
- Ctrl + E, Ctrl + B.
b. Đánh dấu văn bản,
- Ctrl + L, Ctrl + I.
GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm.
GV: Để tập bảng biểu ta có mấy cách cơ bản.
a. Đánh dấu văn bản.
- Ctrl + E.
HS: 2 cách cơ bản: Bằng Menu và biểu tượng thanh công cụ.
GV: So sánh 2 cách tạo bảng biểu trên?
- Đặt trở tại điểm chèn bảng.
- Table -> insert table -> nhập số hàng, số cột.
- OK.
HS: Trả lời.
GV: Để tính toán trên bảng biểu ta cần xác định điều gì ?
HS: Địa chỉ ô.
GV: Nêu các bước chèn hình ảnh lên bảng biểu.
HS: trả lời.
- Vẽ khung Texbox.
GV: Nêu trình tự các bước chèn công thức toán học lên văn bản.
- Insert -> Picture -> Clip Art -> chọn hình.
- OK.
GV: Để đánh số trang của văn bản ta thực hiện như thế nào ?
HS: Nêu trình tự
- Insert -> Page Numcers.
- OK.
GV: Để xoay khổ giấy ta thực hiện như thế nào ?
HS: Trả lời.
- File -> Page setup ->
- Page size -> Lanascape.
- OK.
GV: Nêu trình tự các bước in một văn bản.
HS: Trả lời
- File -> Printer (Ctrl + P).
- Chọn trang in.
- OK.
GV: Trước khi muốn in văn bản ta phải thao tác gì trước ?
HS: Xem trước trang in.
File + Priview (Click vào biểu tượng)
Hoạt động 6: Củng cố, hướng dẫn ôn tập tại nhà.
- Tổng quan lại toàn bộ chương tình tin học căn bản, tiện ích NC. Phần mềm soạn thảo văn bản.
- Cho câu hỏi ôn tập ở nhà. 
Ngày soạn : 28/ 02/ 2008
Ngày dạy kiểm tra : 03/ 03/ 2008	
 ---eũf---
Tiết 88
 Thi hết môn lý thuyết
Câu 1: 
Nêu chức khái niệm, chức năng của HĐH, chức năng của các tệp khởi động.
Câu 2: 
	Nêu tác dung của các câu lệnh sau:
	a. Ren *.txt *.bak
	b. Dir D:\SETUP/p/w
	c. \ DOS\DELTREE A\ TRUONG
Câu 3: 
Tạo tệp tin là Lythuyet.txt trong C:\ BAITAP có nội dung trả lời câu hỏi sau: 
Để đổi tên tệp tin ta sử dụng lệnh nao? Nêu cú pháp chức năng của lệnh đó 
Ngày soạn : 28/ 02/ 2008
Ngày dạy kiểm tra : 03/ 03/ 2008	
 ---eũf---
Tiết 89-90 
 Thi hết môn thực hành
I. chuẩn bị
- Phòng máy
- Đề kiểm tra photo
ii . Hoạt động kiểm tra
	- Gọi theo danh sách lớp
	- Thực hành tạo văn bản theo mẫu sau 
Phòng giáo dục vĩnh bảo
Trường THCS Hoà Bình
**********
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc
--------000--------
Kết quả học tập học kỳ I
Lớp 8c
STT
Họ đệm
Tên
Ngày sinh
Điểm Hệ Số 1
Tổng
ĐTB
Toán
Tin
Anh
1
Nguyễn Tuấn 
Anh
12/24/86
6
8
9
2
Đặng Tuấn
Công
08/24/83
5
9
7
3
Đinh Hữu
Cường
09/12/81
4
5
8
4
Trần văn
Giang
05/23/85
8
7
7
5
Trần Thu 
Hoan
12/25/83
9
9
9
6
Nguyễn Thu
Hương
07/20/82
8
7
6
Điểm cao nhất
Điểm thấp nhất
YÊU CầU:
1. Nhập dữ liệu hợp lý cho ít nhất 10 người
2. Tính cột Tổng, ĐTB phía bên phải bảng
3. Tính Điểm cao nhất, Điểm thấp nhất ở phí dưới bảng.
4: sao chép thêm 3 bảng nữa gọi là bảng 2, bảng3, bang4 
5. sắp xếp dữ liệu bảng2 tăng dần theo cột ĐTB
	sắp xếp dữ liệu bảng3 giảm dần theo cột Tổng
	sắp xếp dữ liệu bảng4 tăng dần theo cột Tên
6. Chèn hình ảnh tuỳ ý dưới dữ liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an nghe k9 08-09.doc