Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Lê Hồng Phong

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(Hồ Nguyên Trừng)

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.

- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với ký ghi chép sự việc.

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.

- Kể lại được truyện.

 3. Thái độ: Cảm nhận được tấm lòng hết mình vì người bệnh của nhân vật Thái y lệnh.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	 	 Ngày soạn: 08/12/2012
Tiết: 61	 Ngày dạy : 10/12/2012
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Hồ Nguyên Trừng)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.
- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại. 
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với ký ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
 3. Thái độ: Cảm nhận được tấm lòng hết mình vì người bệnh của nhân vật Thái y lệnh.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
 2. Bài cũ: Tóm tắt truyện Mẹ hiền dạy con? Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 3. Bài mới: Cùng với truyện Mẹ hiền dạy con, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một câu chuyện trung đại nữa đó là truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Đó là câu chuyện về một vị Thái y lệnh có tấm lòng hết mình vì người bệnh. Để biết rõ hơn về câu chuyện đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
Hs căn cứ vào Chú thích Sgk trả lời.
Nêu xuất xứ, thể loại của tác phẩm?
Nhắc lại cho cô khái niệm truyện trung đại?
Cũng là truyện trung đại nhưng em nhận ra điểm nào khác trong cách viết truyện này so với truyện "Mẹ hiền dạy con" đã học?
-> Truyện Mẹ hiền dạy con có cách viết gần với sử còn truyện này có cách viết gần với kí.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn truyện, nhận xét giọng đọc của các em.
 Có thể chia truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" thành mấy đoạn?
=> Đ1: Từ đầu "trọng vọng": Giới thiệu khái quát về Thái y lệnh họ Phạm.
 Đ2: Tiếp theo đến "mong mỏi": Thông qua tình huống gay cấn, y đức của bậc lương y được thử thách, qua đó làm nổi rõ phẩm chất cao quý của Thái y lệnh.
 Đ3: Phần còn lại: Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả, theo quan niệm truyền thống Ở hiền gặp lành.
Nêu phương thức biểu đạt văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
 Theo dõi đoạn đầu của truyện và cho biết tác giả đã giới thiệu những nét khái quát nào về Thái y lệnh?
Chi tiết nào thể hiện phẩm chất của bậc danh y? 
-> Mua thuốc tốt để chữa cho người bệnh
Qua đó, em thấy Thái y lệnh là người ntn?
Em có nhận xét gì về số lượng lời văn kể về hành động của thái y lệnh. Qua đó em đoán được ý đồ nào của tác giả ?
-> Số lời văn kể về hành động nhiều nhất trong những lời văn kể vế Thái y lệnh. Tác giả dồn bút lực vào việc tả và kể về hành động của nhân vật để làm rõ phẩm chất nhân đức của thái y lệnh.
 Tình huống truyện nào thể hiện tập trung phẩm chất của danh y Tuệ Tĩnh?
-> Đi chữa bệnh cho người mắc bệnh nguy cấp hay vào cung theo lệnh của bề trên.
 Quan trung sứ nói: "Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng ?", đã đặt thái y lệnh vào hoàn cảnh ntn? Em có nhận xét gì về tình huống truyện mà tác giả đã xây dựng?
 Trước tình huống gay go đó, thái y lệnh đã đáp ntn với quan trung sứ ? Em cảm nhận được gì về phẩm chất của Tuệ Tĩnh qua lời đáp ấy?
Gv: Quả là quyền uy không thắng nổi y đức. Tuệ Tĩnh đã đặt tính mạng của mình sau tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, câu trả lời của Tuệ Tĩnh còn cho thấy sức mạnh trí tuệ trong cách ứng xử của ông.
 Vua Trần Anh Vương đã thái độ ra sao trước cách ứng xử của thái y lệnh? Từ đó em thấy Trần Anh Vương là một ông vua ntn?
-> Lúc đầu tức giận sau đó thì ngợi ca. Là một ông vua nhân đức...
 Ở đoạn 3, tác giả đã kể về hạnh phúc của bậc danh y, hạnh phúc đó là gì?
 Việc con cháu họ Phạm đều làm lương y và được người đời ngợi ca giúp ta cảm nhận được quy luật nào trong cuộc sống?
-> Ở đời có luật nhân qủa, ở hiền gặp lành
Hướng dẫn Tổng kết
Khái quát lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc. 
Từ đó, em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
Gv liên hệ giáo dục Hs về y đức nói riêng và phẩm chất đạo đức nói chung.
Hướng dẫn Luyện tập
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 1. Gv giới thiệu thêm một số tấm gương vua tốt, thương yêu dân như con .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Sgk
 2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Sgk
- Thể loại: Truyện trung đại
II. Đọc – hiểu văn bản
 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
 2.1. Bố cục: 3 đoạn 
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
2.3. Phân tích
 a. Giới thiệu về Thái y lệnh
- Họ tên: Phạm Bân.
- Nghề nghiệp: nghề y gia truyền.
- Chức vụ: Thái y lệnh dưới triều vua Trần Anh Tông.
- Việc làm: Cứu người bệnh tật, đói khổ...
-> Cách kể chuyện giản dị, chọn lọc chi tiết.
-> Là một lương y nhân đức
 b. Phẩm chất của thái y lệnh
* Tình huống: Đi chữa bệnh nguy cấp cho dân hay vào cung thăm bệnh cho quý nhân theo lệnh vua.
-> Sự lựa chọn giữa tính mạng của người bệnh và tính mạng của mình trước quyền uy của vua.
* Lời đáp với quan trung sứ: Nếu người kia không được cứu chữa sẽ chẳng biết cậy vào đâu Tính mạng của tiểu thần cậy vào chúa thượng...
-> Coi trọng tính mạng của người bệnh.
=> Tình huống gay cấn, đối thoại sắc sảo, lời ít ý nhiều
=> Là một lương y chân chính và có bản lĩnh, thông minh trong ứng xử, có lòng nhân ái.
 c. Hạnh phúc của bậc danh y
- Con cháu đều là những bậc danh y, được người đời khen ngợi.
-> Quy luật Ở hiền gặp lành.
=> Truyền thống tốt đẹp, quý báu cần lưu truyền và phát huy.
3. Tổng kết 
a. Nghệ thuật 
b. Nội dung
 Ghi nhớ: (Sgk/165)
* Ý nghĩa văn bản: 
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
4. Luyện tập
 Bài 1: 
a. Bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là: giỏi tay nghề, có lòng nhân đức, thương dân nghèo.
b. Còn nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát là làm thầy thuốc phải có lòng nhân đức, tận tình chăm sóc, không tham lam.
Bài 2: Tán thành cách “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” à Cách dịch trên là chuẩn xác nhất vì thầy thuốc ngoài phải có đủ 2 phẩm chất: tài năng và tấm lòng còn phải lấy tấm lòng làm gốc rễ 
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Tập kể lại câu chuyện.
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
- Chuẩn bị bài mới: Tính từ và cụm tính từ.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 16	 	 Ngày soạn: 08/12/2012 
Tiết: 62	 Ngày dạy : 10/12/2012
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
- Nắm được các loại tính từ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
	- Khái niệm tính từ.
 	+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
 	+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của tính từ)
	- Các loại tính từ.
	- Cụm tính từ:
 	+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
 	+ Nghĩa của cụm tính từ.
 	+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
 	+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
 2. Kỹ năng
	- Nhận biết tính từ trong văn bản.
	- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
	- Sử dụng tính từ và cụm tính từ trong khi nói và viết.
 3. Thái độ
	- Nắm được các loại tính từ để sử dụng đúng trong giao tiếp.
	- Hiểu đầy đủ nghĩa của cụm tính từ.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thuyết trình...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
 2. Bài cũ: Trình bày cấu tạo của cụm động từ? Đặt một câu có sử dụng cụm động từ.
 3.Bài mới: Đây là tiết học cuối cùng về các từ loại chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1, cùng với danh ừ, động từ, chỉ từ, số từ và lượng từ. Vậy, tính từ có đặc điểm như thế nào? Chúng có mấy loại? Và cụm tính từ có cấu tạo ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của tính từ
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ Sgk, 1 Hs đọc.
 Xác định những tính từ có trong ví dụ trên? Nêu ý nghĩa khái quát của những tính từ đó?
Vậy thế nào là tính từ? Kể thêm một vài tính từ mà em biết?
 Nhắc lại khả năng kết hợp của động từ?
 Tính từ có khả năng kết hợp như động từ không? Đặt câu minh hoạ?
 Trong các tính từ bé, oai, vàng, đẹp, tính từ nào có khẳ năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ?
Thảo luận: Hãy so sánh chức vụ điển hình trong câu của động từ so với tính từ và nêu ví dụ minh hoạ?
Vd: Em bé ngã. -> Câu.
Em bé thông minh. -> Cụm từ
Nhắc lại khái niệm và đặc điểm của tính từ?
Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1. Hs đọc.
* Hướng dẫn tìm hiểu các loại tính từ
Gv yêu cầu hs theo dõi ví dụ mục 1.
 Trong các tính từ ở mục I, những tính từ nào có thể kết hợp với các tính từ chỉ mức độ, những tính từ nào không kết hợp được với các từ chỉ mức độ? Vì sao?
Vậy có mấy loại tính từ? Đó là những loại nào?
Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ ý 2. 1 Hs đọc.
* Hướng dẫn tìm hiểu cụm tính từ
Gv treo bảng phụ ví dụ Sgk.
Gọi các cụm từ vốn đã rất yên tĩnh; nhỏ lại; sáng vằng vặc ở trên không là cụm tính từ.
 Hãy vẽ và phân tích mô hình và cấu tạo của cụm tính từ trên?
Hs lên bảng. Hs khác nhận xét.Gv chữa bài.
 Vậy một cụm tính từ đầy đủ có cấu tạo gồm mấy phần? Các phụ ngữ trước và các phụ ngữ sau lần lượt bổ sung cho tính từ về những ý nghĩa nào?
Kể thêm các từ ngữ có thể làm phụ ngữ của cụm tính từ?
 Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 3. 1 Hs đọc.
Gv lưu ý: Cấu tạo cụm tính từ có thể có đầy đủ cả ba phần, có thể vắng phần phụ trước hoặc phần phụ sau nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có. 
Gv lấy ví dụ chứng minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
 Gv lần lượt hướng dẫn Hs giải các bài tập trong Sgk.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của tính từ 
1.1. Phân tích ví dụ
 a. Khái niệm
- Bé, oai -> Chỉ đặc điểm của sự vật.
- Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
-> Chỉ màu sắc của sự vật
 => Tính từ 
 b. Khả năng kết hợp
- Tính từ có khả năng kết hợp với các từ: đang, đã, sẽ, vẫn để tạo thành cụm tính từ.
- Khả năng kết hợp của tính từ với các từ hãy, đừng, chớ rất hạn chế.
 c. Chức vụ
- Việc học hành của con hồi này lơ là.
-> Tính từ làm vị ngữ.
- Xanh là màu của hi vọng.
-> Tính từ làm chủ ngữ.
 => Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/154)
2. Các loại tính từ
2.1. Phân tích ví dụ
a. Các tính từ bé, oai.
-> Kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, lắm.
=> Tính từ tương đối
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối.
-> Không kết hợp được với các từ chỉ mức độ.
=> Tính từ tuyệt đối
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/154)
3. Cụm tính từ
3.1. Phân tích ví dụ
Mô hình cụm tính từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
- Vốn / đã / rất
yên tĩnh.
- Nhỏ
- Sáng
lại.
vằng vặc / ở trên không.
3.2. Ghi nhớ 3: (Sgk/155)
II. Luyện tập
Bt1: Các cụm tính từ
a. Sun sun như con đỉa.
b. Chần chẫn như cái đòn càn.
c. Bè bè như cái quạt thóc.
d. Sừng sững như cái cột đình.
e. Tun tủn như cái chổi sể cùn.
Bt2: Tác dụng của việc sử dụng các tính từ:
- Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm. 
- Hình ảnh mà các tính từ gợi lên là những sự vật nhỏ bé, tầm thường, không giúp gì cho việc nhận thức một sự vật to lớn như con voi.
=> Đặc điểm chung của năm ông thầy bói là nhận thức chủ quan, hiểu biết hạn hẹp.
Bt3: So sánh việc dùng tính từ và động từ
- Động từ và tính từ được sử dụng ở những lần sau có mức độ mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước. Thể hiện sự thay đổi thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi quá đáng của mụ vợ.
Gợn sóng êm ả - nổi sóng - nổi sóng dữ dội - nổi sóng mù mịt - nổi sóng ầm ầm.
III. Hướng dẫn tự học
- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
- Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học.
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập tiếng Việt.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 16	 	 Ngày soạn: 10/12/2012 
Tiết: 63	 Ngày dạy : 14/12/2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ loại. 
 2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn
 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ ngữ chính xác, phù hợp trong nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
 2. Bài cũ: Nhắc lại một số đơn vị kiến thức cơ bản trong phân môn Tiếng Việt mà các em đã được học ở học kì I, lớp 6?
 3. Bài mới: Để củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức tiếng Việt đã học, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lí thuyết
* Cấu tạo từ
Xét về cấu tạo, từ được chia làm mấy loại?
Sử dụng cây thư mục, Hs lên bảng thực hiện.
Thế nào là từ đơn? Cho VD? 
Từ phức là gì? Cho VD?
* Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là gì?
Từ được hiểu theo mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? Cho VD? 
Giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào? Cho VD?
- Giáo viên chốt kiến thức 2.
* Phân loại từ theo nguồn gốc
- Trong TV, từ được chia làm mấy lớp? 
- Từ thuần Việt là gì? 
- Từ mượn là gì?
- Trong từ mượn, từ mượn nào chiếm số lượng lớn?
Sơ đồ phân loại từ theo nguồn gốc. 
Học sinh lên bảng thực hiện.
Thế nào từ thuần Việt? Từ mượn? Cho ví dụ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm làm các bài tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe, thực hiện.
I. Ôn tập lí thuyết
1.
- Từ đơn: ăn, chạy, sách, vở
- Từ ghép: sách vở, bố mẹ
- Từ láy: lanh chanh, líu ríu
2.
-VD: lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm 
à Giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa.
3.
- Các ngôn ngữ khác: in-tơ-nét, ga, ti vi 
- Tiếng Hán: non sông, quốc gia
II. Luyện tập
Bt1: Chỉ rõ từ đơn, từ phức trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bt2: Xác định nghĩa các từ xuân trong câu thơ sau:
 Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
- Xuân (1): mùa xuân của thiên nhiên.
- Xuân (2): chỉ tươi trẻ, giàu có, phát triển.
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục ôn tập kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị ôn tập các nội dung còn lại.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 16	 	 Ngày soạn: 10/12/2012 
Tiết: 64	 Ngày dạy : 15/12/2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp)
Hướng dẫn làm bài kiểm tra tiếng Việt
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ loại. 
 2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn
 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ ngữ chính xác, phù hợp trong nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
 2. Bài cũ: Nhắc lại một số đơn vị kiến thức cơ bản trong phân môn Tiếng Việt mà các em đã được học ở học kì I, lớp 6?
 3. Bài mới: Để củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức tiếng Việt đã học, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lí thuyết
* Lỗi dùng từ
Chúng ta đã học những lỗi dùng từ nào? Nguyên nhân, cách sửa?
* Từ loại và cụm từ
Liệt kê các từ loại đã học? 
Sử dụng cây thư mục. Hs lên bảng sắp xếp.
Nêu đặc điểm của danh từ? 
Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Cho VD?
Động từ là gì? Chức vụ của động từ?
Động từ có mấy loại? Cho VD?
Cụm động từ có mấy phần? Vẽ mô hình cụm động từ? Cho VD?
Nêu khái niệm về tính từ? Chức vụ của tính từ? Cho VD? Tính từ có mấy loại?
Nêu mô hình cấu tạo cụm tính từ? Cho VD?
Số từ là gì? Số từ khác với danh từ chỉ đơn vị ntn? Lấy ví dụ chứng minh.
Thế nào là lượng từ? Lượng từ chia mấy nhóm? Cho VD?
Chỉ từ là gì? Cho VD 
=>GV chốt lại phần lý thuyết, chuyển sang phần luyện tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Giáo viên chia 3 nhóm lớn tương ứng 3 dãy bàn học sinh.
1. Tìm 3 danh từ chỉ sự vật. Cấu tạo thành 3 cụm danh từ sau đó điền vào mô hình cụm danh từ.
2. Tìm 3 động từ. Cấu tạo thành 3 cụm động từ sau đó điền vào mô hình cụm động từ.
3. Tìm 3 tính từ. Cấu tạo thành 3 cụm tính từ sau đó điền vào mô hình cụm tính từ.
Hs làm việc nhóm trong 5 phút.
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Bt2: GV hướng dẫn Hs viết đoạn văn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs chú ý nghe.
* Hướng dẫn làm bài kiểm tra Tiếng Việt: Để làm tốt bài kiểm tra tiếng Việt sắp tới, các em phải ôn tập tất cả các bài về phân môn tiếng Việt đã học, nhất là các từ loại đã học. Tất nhiên, các em phải học lý thuyết cộng với thực hành thì mới làm bài kiểm tra tốt. Với đề kiểm tra nên đọc kỹ đề trước khi làm bài. Làm ra nháp thật cẩn thận rồi hãy làm vào giấy. Như thế, bài làm vừa sạch đẹp vừa tránh được những lỗi sai không cần thiết.
Chúc các em học tốt để đạt được những kết quả tốt nhất.
I. Ôn tập lí thuyết
4.
VD: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
- lỗi: lẫn lộn các từ gần âm.
5.
II. Luyện tập
Bt1: 
Bt2: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu, nội dung tùy chọn, có sử dụng một số từ loại đã học. Gạch chân các từ loại đó.
III. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại tất các kiến thức về tiếng Việt từ đầu năm đến nay để chuẩn bị bài kiểm tra Tiếng Việt vào tuần tới. 
- Ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kì I vào tuần 18.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 TUAN 16.doc