Yêu cầu HS đọc TT SGK, tìm hiểu các thành phần của văn bản.
?H: Các thành phần cơ bản của văn bản là gì?
- GV chú ý HS khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt:
+ Kí tự: là các con chữ, số, kí hiệu
+ Dòng: là các từ nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang.
+ Đoạn: Gồm nhiều câu và nhiều dòng liên tiếp. Khi soạn thảo bấm phím Enter để kết thúc đoạn văn bản.
4. Trang: Phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản
Ngày soạn: 12/01/2011 Ngày dạy: 14/1/2011 Tiết 39 Bài 14 Soạn thảo văn bản đơn giản I. Mục tiêu: Sau bài này HS cần hiểu được: - Biết được cách thành phần cơ bản của một văn bản. - Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo. - Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word. - Biết cách gõ văn bản tiếng Việt. II. Chuẩn bị: - Nội dung: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV bài 14 - ĐDDH: Tranh ảnh SGK, bảng phụ, phòng máy. III. Kiểm tra bài cũ: - GV đặt câu hỏi kiểm tra học sinh: ?1: Em hãy nêu các thành phần cơ bản của cửa sổ Word? ?2: Em hãy nêu cách bước để mở một văn bản đã có sẵn trong máy? - 1 – 2 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản. - Yêu cầu HS đọc TT SGK, tìm hiểu các thành phần của văn bản. ?H: Các thành phần cơ bản của văn bản là gì? - GV chú ý HS khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt: + Kí tự: là các con chữ, số, kí hiệu + Dòng: là các từ nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang. + Đoạn: Gồm nhiều câu và nhiều dòng liên tiếp. Khi soạn thảo bấm phím Enter để kết thúc đoạn văn bản. 4. Trang: Phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản - HS tìm hiểu TT SGK - HS trả lời: Các thành phần cơ bản của văn bản là: Từ, Câu và Đoạn văn. - HS chú ý * Hoạt động 2: Tìm hiểu Con trỏ soạn thảo - Y/c HS đọc và tìm hiểu TT SGK. ?H: Ta sử dụng gì để nhập nội dung văn bản vào máy tính? - GV giải thích con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí của kí tự gõ vào. - GV lưu ý HS: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột. Nếu muốn chèn kí tự hay đối tượng vào văn bản, phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn. - HS lấy ví dụ và thực hiện trên máy tính cho HS quan sát thực tế. - HS tìm hiểu SGK - HS trả lời: Ta sử dụng bàn phím để nhập nội dung văn bản vào máy tính. - HS chú ý. - HS chú ý - HS chú ý, quan sát. * Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong word - GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK về quy tắc gõ văn bản trong word. ?H: Ta gõ văn bản theo quy tắc nào? - GV giải thích - HS tìm hiểu - HS trả lời: Ta gõ theo các quy tắc sau: + Các dấu . , ; : ! ? được gõ liền sát kí tự bên trái nó. + Các dấu ( “ < gõ sát kí tự bên phải nó. + Các dấu ) “ > gõ sát kí tự bên trái của nó. + Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống. + Chỉ ấn phím Enter khi hết đoạn văn bản. Không ấn Enter khi hết dòng. * Hoạt động 4: Gõ văn bản chữ Việt - GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK về cách gõ chữ tiếng Việt trên máy tính. - GV giải thích: Trên bàn phím không có các phím có dấu nên khi gõ tiếng Việt ta gõ theo quy ước của nó. Cụ thể quy ước gõ tiếng Việt được thể hiện trong bảng SGK (GV có thể treo bảng phụ cho HS quan sát). - GV giải thích thêm: Để hiển thị và in được tiếng Việt ta còn cần cài đặt sẵn phần mềm gõ tiếng Việt trên máy tính. - HS tìm hiểu - HS chú ý và ghi bài, ghi nhớ cách gõ tiếng Việt trong máy tính để thực hành. - HS chú ý và tìm hiểu * Hoạt động 5: Tổng kết giờ học - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GV tóm tắt bài học và gợi ý trả lời câu hỏi. - Y/c HS về nhà đọc BĐT số 6 SGK và chuẩn bị tiết sau TH ôn tập 2 bài học trước.
Tài liệu đính kèm: