Giáo án Tin học 8 - Tuần 12-15 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Thúy

Giáo án Tin học 8 - Tuần 12-15 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Thúy

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.

- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản;

2. Kỹ năng

 Lập trình giải toán trên phần mềm máy tính.

3. Thái độ

 - Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên :

- SGK, SGV, tài liệu

- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,.

2. Học sinh :

- Đọc trước bài

- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ.

 

doc 21 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tuần 12-15 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 04 tháng 11 năm 2010
Tuần 12	TIẾT 23.
Từ bài toán đến chương trình (t1)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức
- Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản;
2. Kỹ năng
 Lập trình giải toán trên phần mềm máy tính.
3. Thái độ
	- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
- SGK, SGV, tài liệu
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,...
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
III. Phương pháp
Luyện tập và thực hành, phương pháp nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình tiết dạy : 
1. ổn định lớp : (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ : trong bài mới
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Học sinh tìm hiểu khái niệm về bài toán, thuật toán (23ph)
G : Muốn nhờ máy giải bài toán này em phải làm những gì ?
H : Trả lời
G : Hãy viết các lệnh để giải bài toán này.
H : Viết lên bảng phụ
G : Kiểm tra và chốt mô hình chương trình giải bài toán 1.
1. Bài toán và chương trình
Bài toán 1 : 
Tính tổng của hai số a và b được gõ vào bàn phím.
=> Viết chương trình gồm các lệnh sau :
G : Đưa bài toán 2 lên màn hình.
H : Đọc và nghiên cứu để tìm cách giải bài toán.
G : Viết các lệnh để giải bài toán 2.
H : Hoạt động nhóm viết vào bảng phụ và nộp kết quả khi G yêu cầu.
G : Nhận xét và chốt mô hình chương trình trên màn hình.
Bài toán 2 : 
Tính giá trị của biểu thức P = (a*b-c)/d với a, b, c, d là các số thực tuỳ ý
=> Viết chương trình gồm các lệnh sau :
Tính biểu thức ;
Bắt đầu 
 - Nhập giá trị cho a, b, c, d.
 - Tính tích a*b nhớ kết quả vào P1
 - Tính hiệu P1 – c và nhớ kết quả vào P2
 - Tính thương P2/d và nhớ kết quả vào P.
 - In giá trị của P ra màn hình.
Kết thúc.
H : Nghiên cứu sơ đồ vị trí rôbốt trong bài 1.
H : Viết chương trình gồm các lệnh điều khiển rôbốt.
G : Nhận xét và chốt mô hinh chương trình trên màn hình.
 Bài toán 3 :
Hãy điều khiển rôbốt nhặt rác theo sơ đồ bài 1.
=> Viết chương trình gồm các lệnh sau : 
Hoạt động 2 : HS biết các xác định bài toán là gì. (12ph)
G : Em hiểu thế nào là bài toán.
H : Trả lời khái niệm bài toán.
G : Muốn giải một bài toán trước tiên em phải làm gì ?
H : Các nhóm - Xác định đầu vào và ra của bài toán tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông.
G : Thu nhận kết quả và chốt kiến thức.
2. Bài toán và xác định bài toán :
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
- Muốn giải một bài toán trước hết phải xác định được giả thiết và kết luận tức đầu vào và đầu ra của bài toán.
 - Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông (SGK)
4. Củng cố kiến thức. (4ph)
? Nhắc lại khái niệm về bài toán, thế nào là đầu vào và đầu ra của bài toán.
? Thế nào là xác định bài toán.
5. Hướng dẫn về nhà. (5ph)
- Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán : Tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông.
- Tự đưa ra một bài toán rồi xác định đầu vào và đầu ra của bài toán đó.
- Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------ –:—-------------------------------------------
Ngày 04 tháng 11 năm 2010
Tuần 12
TIẾT 24
Từ bài toán đến chương trình (t2)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;
2. Kỹ năng
	- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
3. Thái độ
	- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
- SGK, SGV, tài liệu
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ
III. Phương pháp
Luyện tập và thực hành, phương pháp nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình tiết dạy : 
1. ổn định lớp : (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ : (7ph)
Câu hỏi: (TB)
? Trình bày khái niệm bài toán. Viết chương trình là gì ? 
? Cho VD đề bài của một bài toán và xác định đầu vào đầu ra của bài toán đó
Đáp án, biểu điểm:
- Đúng KN bài toán, viết chương trình (4đ)
- Cho được VD về bài toán (2đ)
- Xác định được đầu vào và đầu ra của bài toán (4đ)
3. Dạy bài mới :
hoạt động của thầy và trò
ghi bảng
Hoạt động 1 : Học sinh biết các bước giải một bài toán trên máy tính. (15ph)
G :Giải toán trên máy tính nghĩa là gì ?
H : Nghiên cứu SGK trả lời.
G : Em hiểu thế nào là thuật toán ?
H : Trả lời.
G : Để nhờ máy giải một bài toán ta phải thực hiện những bước nào ?
H : Nghiên cứu SGK và (hình 4) rồi viết trên bảng nhóm.
G : Thu kết quả nhận xét và chốt các bước cơ bản.
G : Em hiểu thực chất chương trình là gì ?
H : Nghiên cứu SGK trả lời
3. Quá trình giải bài toán trên máy tính
* Các bước để nhờ máy giải một bài toán :
Bước 1 : Xác định bài toán là xác định (thông tin vào - INPUT) và kết quả cần xác định (thông tin ra -OUTPUT).
Bước 2 : Thiết lập phương án giải quyết (xây dựng thuật toán) là tìm, lựa chọn thuật toán và mô tả nó bằng ngôn ngữ thông thường.
Bước 3 : Viết chương trình (lập trình) là diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện. 
Hoạt động 2 : HS biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. (13ph)
G : Chỉ ra các bước cần thiết để pha trà mới khách ?
H : Nghiên cứu SGK trả lời.
G : Mô tả thuật toán là gì ?
H : Trả lời theo ý hiểu.
G : Chốt và nhấn mạnh cách mô tả thuật toán.
G : Đưa ra ví dụ bài toán giải pt ax+b= 0 trên màn hình.
H : Nghiên cứu SGK
H : Mô tả thuật toán bằng các bước
G : Đưa ra ví dụ bài toán chuẩn bị món trứng tráng.
G : Đưa ra mô tả thuật toán bằng các bước bị xáo trộn.
H : Nghiên cứu và sắp xếp lại theo trình tự để giải quyết bài toán.
G : Phát biểu khái niệm thuật toán ?
H : Trả lời
G : Chốt khái niệm và H ghi vở
4. Thuật toán và mô tả thuật toán
- Mô tả thuật toán là liệt kê các bước cần thiết để giải một bài toán.
a. Ví dụ 1 : 
Bài toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0 
	(SGK)
b. Ví dụ 2 : 
Bài toán ”Chuẩn bị món trứng tráng”
	(SGK)
Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. 
4. Củng cố kiến thức. (5ph)
Qua tiết học em đã nắm được những kiến thức cơ bản gì ?
H : Nhắc lại những kiến thức cơ bản.
G : Chốt các kiến thức trọng tâm trong tiết học : 
5. Hướng dẫn về nhà. (5ph)
1. Học thuộc các khái niệm : Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán, thuật toán là gì, cách mô tả thuật toán như thế nào.
2. Mô tả thuật toán để tính P = (a x b - c)/d
3. Đọc trước phần 5 bài 2 SGK.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------ –:—-------------------------------------------
Ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tuần 13	
Tiết 25: 
Từ bài toán đến chương trình (t3)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, so sánh hai số a, b và tính diện tích của một hình cho trước.
2. Kỹ năng	- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
3. Thái độ
	- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
- SGK, SGV, tài liệu
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,...
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
III. Phương pháp
Luyện tập và thực hành, phương pháp nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình tiết dạy : 
1. ổn định lớp : (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ : (7ph)
Câu hỏi: (TB)
1. Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán ?
2. Thuật toán là gì, cách mô tả thuật toán như thế nào ?
3. Mô tả thuật toán để tính 
P = (a x b - c)/d.
Đáp án, biểu điểm:
- Nêu đúng KN bài toán, các bước giải một bài toán (4đ)
- Nêu được Kn thuật toán, cách mô tả thuật toán (4đ)
- Mô tả được thuật toán tính P 
 (2đ)
3. Dạy bài mới :
hoạt động của thày và trò
ghi bảng
Hoạt động 1 : HS hiểu bài toán tính diện tích hình cho trước. (8ph)
G : Đưa ví dụ lên màn hình.
H : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
G : Nhận xét và đưa ra input, output trên màn hình.
H : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán 
G : Chiếu thuật toán lên màn hình và phân tích
5. Một số ví dụ về thuật toán
a. Ví dụ 1 : Tính diện tích của hình 
với hình CN có chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a
(SGK)
Hoạt động 2 : HS hiểu bài toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên (19ph)
G : Đưa bài toán lên màn hình, yêu cầu H đọc và nghiên cứu.
H : Xác định Input, Output.
G : Cách đơn giản nhất để tính được tổng SUM là gì?
H : Nêu cách của mình.
b. Ví dụ 2 : Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
* Xác định bài toán : 
INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 100).
OUTPUT: Giá trị SUM = 1 + 2 + ...+ 100.
G : Phân tích cách cộng dồn.
G : Đưa màn hình :
+ Mô phỏng thuật toán tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, với N = 5 (trong SGK, N= 100).
Bước
1
2
3
4
5
i
1
2
3
4
5
6
i≤ N
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Đúng
Sai
SUM
1
3
6
10
15
Kết thúc
H : Nghiên cứu SGK để đưa ra từng bước thuật toán.
G : Đưa bài toán so sánh hai số lên màn hình.
H : Nghiên cứu SGK và xác định bài toán.
H: Mô tả từng bước thuật toán.
G : Nhận xét và chốt kiến thức trên màn hình.
* Mô tả thuật toán :
Bước 1: Gán SUM ơ 1; i ơ 1.
Bước 2: Gán i ơ i ... --
Ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tuần 14
Tiết 28: 
Câu lệnh điều kiện
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức 
	Biờ́t sự cõ̀n thiờ́t của cõu trúc rẽ nhánh trong lọ̃p trình .
Biờ́t cṍu trúc rẽ nhánh được sử dụng đờ̉ chỉ dõ̃n cho máy tính thực hiợ̀n các thao tác phụ thuụ̣c vào điờ̀u kiợ̀n.
Hiờ̉u cṍu trúc rẽ nhánh có hai dạng : Dạng thiờ́u và dạng đủ.
2. Kỹ năng
	Biờ́t mọi ngụn ngữ lọ̃p trình có cõu lợ̀nh thờ̉ hiợ̀n cṍu trúc rẽ nhánh.
Hiờ̉u cú pháp, hoạt đụ̣ng của các cõu lợ̀nh điờ̀u kiợ̀n dạng thiờ́u và dạng đủ trong Pascal.
Bước đõ̀u viờ́t được cõu lợ̀nh điờ̀u kiợ̀n trong Pascal.
3. Thái độ: Làm bài tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh vẽ hình 32
- HS: Tìm hiểu bài
III. Phương pháp
	Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, tự khám phá.
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp: 1ph
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
Câu hỏi: (TB)
? Hóy trình bày các phép toán so sánh đã học?
Biểu điểm:
- Kể đúng đủ 6 phép toán số học (6đ)
- Viết đúng các kí hiệu (4đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Cấu trúc rẽ nhánh (14ph)
- GV: Các câu lệnh được thực hiện tuần tự từ câu lệnh đầu tiên đến cuối cùng. Trong nhiều trường hợp kiểm tra thỏa mãn điều kiện ta bỏ qua câu lệnh để đến câu lệnh khác.
? Lấy ví dụ kiểm tra 1 là số âm hay hương hay bằng O. Nếu kiểm tra là số âm rồi thì kết thúc việc kiểm tra.
- HS: Đưa ra ví dụ 2, ví dụ 3
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ
Nhóm 1,3,5 làm ví dụ 2
Nhóm 2,4,6 làm ví dụ 3
- Các nhóm hoạt động trong 5 phút trả lời câu hỏi: hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách 
Đại diện nhóm trả lời
- HS: Nhận xét chéo và bổ sung
- GV: Kết luận
4. Cṍu trúc rẽ nhánh
Ví dụ 2:
Bước 1: Tính tổng tiền T khách đã mua sách.
Bước 2: Nếu T >=100000 số tiền phải thanh toán là 70% x T
Bước 3: In hóa đơn
VD3:
Bước 1: Tính tổng tiền T khách đã mua sách.
Bước 2: Nếu T >=100000 số tiền phải thanh toán là 70% x T, ngược lại phải thanh toán là 90% x T
Điều kiện
Câu lệnh 1
Đúng
Sai
Câu lệnh 2
Điều kiện
Câu lệnh
Đúng
Sai
Bước 3: In hóa đơn.
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
HĐ 2: Câu lệnh điều kiện (17ph)
- GV: If then ;
Giải thích câu lệnh và hoạt động của câu lệnh.
- HS: Chú ý ghi bài
- GV: Đưa ra ví dụ 4. 
- HS: Suy nghĩ làm ví dụ 4
- GV: Đưa ra ví dụ 5 và phân tích đầu bài.
Hoạt động độc lập mô tả thuật toán
- HS: Trả lời
- GV: Em hãy thể hiện các câu lệnh điều kiện dạng thiếu của Pascal.
- HS: Hoạt động theo nhóm bàn
Đại diện lên trình bày kết quả
- GV: Nhận xét, bổ sung
Kết luận
Đưa ra ví dụ 6 và phân tích VD
- GV và Hs cùng làm ví dụ
Đưa ra câu lệnh đầy đủ
If Else
;
Em dựa vào ví dụ trên nêu hoạt động của câu lệnh này
HS: Trả lời
- GV: Chuẩn lại kiến thức
- HS: Chú ý, ghi bài.
5. Cõu lợ̀nh điờ̀u kiợ̀n 
Lợ̀nh If . Then ..Else
Dạng 1: If then Lợ̀nh;
Dạng 2 
If then Lợ̀nh 1 
 Else Lợ̀nh 2 ;
Trước else khụng có dṍu chṍm phõ̉y.
Trong Else là mụ̣t biờ̉u thức logic . Cách thi hành lợ̀nh này như sau:
Với dạng 1 nờ́u else đúng thì lợ̀nh sẽ được thi hành.
Với dạng 2 nờ́u else đúng thì lợ̀nh 1 được thực hiợ̀n và ngược lại sẽ thực hiợ̀n lợ̀nh 2.
 Ví dụ :Hãy viờ́t chương trình tìm giá trị lớn nhṍt của hai sụ́ nguyờn .
Giải :
 Program GTLN;
 Uses crt;
 Var a, b, Max : Integer;
 Begin
 Clrscr;
 Write (‘a=’) ; Readln(a);
 Write (‘b=’) ; Readln(b);
 Max: =a;
 If a < b then Max : = b;
Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b la:’, Max) ;
Readln;
End.
Cách khác :
Program GTLN;
 Uses crt;
 Var a, b, Max : Integer;
 Begin
 Clrscr;
 Write (‘a=’) ; Readln(a);
 Write (‘b=’) ; Readln(b);
 If a < b then Max : = b 
 Else Max : = a;
Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b la:’, Max) ;
Readln;
End.
4. Củng cố: (3ph)
- Cho học sinh nhắc lại cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc câu lệnh điều kiện ở dạng thiếu và dạng đủ
- Giáo viên nhắc lại cách làm của bài toán trên lần nữa cho học sinh nắm vững hơn. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: (5ph)
Nắm vững hai dạng của cõu lợ̀nh điờ̀u kiợ̀n .
Biờ́t vẽ lưu đụ̀ của hai cõu lợ̀nh điờ̀u kiợ̀n.
Làm các bài tọ̃p trong sách và chuõ̉n bị bài thực hành.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------ –:—-------------------------------------------
Ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tuần 15
Tiết 29:
sử dụng câu lệnh điều kiện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
Biết các bước giải bài toán trên máy tính, nắm được cấu trúc của một chương trình.
2. Kỹ năng
 Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
	Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
3. Thái độ
Làm bài tập nghiêm túc
- Viết được câu lệnh điều kiện if then trong chương trình
- Rèn kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: phòng máy
2. HS: học bài cũ
III. Phương pháp
	Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, tự suy luận, quan sát trực quan.
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp: 1ph
2. Kiểm tra bài cũ: (6ph)
Câu hỏi:
Nêu cấu trúc câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ.
Giải thích hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ.
Biểu điểm:
- Nêu đúng cấu trúc (6đ)
- Giải thích được hoạt động (4đ)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Mục đích yêu cầu (3 phút)
- GV nêu mục đích yêu cầu 
- HS đọc SGK.
Hoạt động 2: Nội dung ( 10 phút)
 - GV: Đưa ra bảng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và đủ.
Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
Nếu thì ;
If then ;
Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
Nếu 
nếu không thì ;
If Else
;
Hoạt động 3: Làm BT 1 ( 17 phút)
- HS: Đọc bài tập 1
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1
Làm ý a mô tả thuật toán
- HS: Nhận xét bổ sung
- GV: Kết luận
- Tổ chức thực hành trên máy
- HS: Hoạt động nhóm thực hiện ý b, c.
- GV: Quan sát, hướng dẫn
- GV: Nhận xét, kết luận
1. Mục đích, yêu cầu
2.Nội dung
Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
Nếu thì ;
If then ;
Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
Nếu 
nếu không thì
;
If 
Else ;
Bài 1
a)Mô tả thuật toán
b)Gõ chương trình
c)Tìm hiểu ý nghĩa câu lệnh
4. Củng cố ( 5 phút)
- GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm đã làm.
- GV: Nêu phần tổng kết bài thực hành	
- HS: Chú ý ghi bài
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3ph)
- Làm lại BT 1, chú ý mô tả thuật toán và tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh
- Tiếp tục làm BT 2, 3 (SGK) để tiết sau thực hành.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------ –:—-------------------------------------------
Ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tuần 15
Tiết 30: 
sử dụng câu lệnh điều kiện
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức 
Biết các bước giải bài toán trên máy tính, nắm được cấu trúc của một chương trình.
2. Kỹ năng
 Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
	Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
3. Thái độ
Làm bài tập nghiêm túc
- Viết được câu lệnh điều kiện if then trong chương trình
- Rèn kỹ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: phòng máy 
2. Học sinh: học bài cũ
III. Phương pháp
	Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, tự suy luận, quan sát trực quan.
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp: 1ph
2. Kiểm tra bài cũ: trong khi thực hành
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1 : Làm bài 2 (17 phút)
- HS đọc bài toán.
- GV: Gợi ý và yêu cầu
a)Khởi động và gõ chương trình
b)Lưu tên chương trình aicaohon.pas
c)Chạy chương trình với các bộ dữ liệu.
d)Sửa chương trình
- GV: Tổ chức HS thực hành trên máy bài tập 2
- HS: Thực hành
-GV: Quan sát, hướng dẫn.
Nhận xét các nhóm làm, cho điểm
Hoạt động 2 : Làm bài 3 (20 phút)
- HS: đọc bài 3
- GV: Yêu cầu HS thực hiện gõ chương trình SGK và hướng dẫn
- Tổ chức HS thực hành trên máy bài tập 3
- HS: Thực hành
- GV: Quan sát, hướng dẫn.
- HS: Tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh
HS trả lời vấn đáp các câu hỏi.
Bài 2
a) Khởi động và gõ chương trình
b)Lưu tên chương trình aicaohon.pas
c)Chạy chương trình với các bộ dữ liệu.
d)Sửa chương trình
Bài 3 SGK
Write(‘Nhap ba so a,b va c’);
{hiện thị thông báo}
Readln(a,b,c) {nhập vào 3 số}
If (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then
{nếu bt1 đúng và bt2 đúng và bt3 đúng thì}
Writeln(‘a,b,c la 3 canh cua tam giac’)
{hiển thị thông báo}
Else
{nếu bt1 đúng và bt2 đúng và bt3 sai thì}
Writeln(‘a,b,c khong phai la 3 canh cua tam giac’)
{hiển thị thông báo}
4. Củng cố ( 4 phút)
GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm đã làm.
GV: Nêu phần tổng kết bài thực hành	
HS: Chú ý ghi bài
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3ph)
- Ôn tập kiến thức về các câu lệnh đã học
- Làm lại các bài tập đã chữa
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------ –:—-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctin 8 t12t15 chi viec in.doc