Giáo án Tin học 8 - Tiết 7-8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Phạm Tấn Phát

Giáo án Tin học 8 - Tiết 7-8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Phạm Tấn Phát

1. Mục đích, yêu cầu

• Biết khái niệm kiểu dữ liệu;

• Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;

• Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy tính.

2. Chuẩn bị

• Giáo viên: SGK, máy tính, máy chiếu, giáo án.

• Học sinh: học bài, xem trước bài ở nhà.

3. Kiểm tra bài cũ

 a) Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên. Cho biết cách đặt tên trong chương trình.

 b) Một chương trình thường có mấy phần, kể tên?

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2265Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 7-8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Phạm Tấn Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Ngày soạn:
Tiết 7,8	Ngày dạy:	
BÀI 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU.
1. Mục đích, yêu cầu
Biết khái niệm kiểu dữ liệu;
Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;
Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy tính.
2. Chuẩn bị 
Giáo viên: SGK, máy tính, máy chiếu, giáo án.
Học sinh: học bài, xem trước bài ở nhà.
3. Kiểm tra bài cũ 
	a) Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên. Cho biết cách đặt tên trong chương trình.
	b) Một chương trình thường có mấy phần, kể tên?
4. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
Hoạt động 1: Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
GV cho học sinh đọc mục 1 trong SGK.
Các em đã biết dữ liệu là gì, hãy cho ví dụ về các loại dữ liệu mà em biết.
ĐVĐ: ở môn Văn-Tiếng Việt có thể tiến hành phân tích, phát biểu cảm nghĩ về bài văn, bài thơ nào đó. Nhưng ở môn Toán thì ta thường tính toán bằng các phép cộng trừ, nhân, chia... với các con số.
Tương tự như vậy, đối với ngôn ngữ lập trình kiểu dữ liệu nào thì có cách xử lí tương ứng.
Trong ngôn ngữ lập trình dữ liệu được xử lí có thể là dãy các kí tự (gọi là kiểu xâu), có thể là các số (số nguyên-kiểu nguyên, số thực-kiểu thực). Tương ứng với dữ liệu nào thì có các phép toán xử lí tương ứng, ví dụ với dữ liệu là số thì có thể tiến hành các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với các số đó. Phép toán như div, mod lại chỉ có thể thực hiện với kiểu nguyên mà không thực hiện được với kiểu thực.
Hoạt động 2: Các phép toán với dữ liệu kiể số.
Sự khác nhau giữa kí hiệu phép toán trong toán học và trong Pascal.
GV cho học sinh xem bảng 2 ở SGK.
Trong PASCAL chỉ cho phép sử dụng cặp dấu ngoặc tròn () để mô tả thứ tự thực hiện các phép toán. Không dùng cặp dấu ngoặc vuông [] hay cặp dấu ngoặc nhọn {} như trong toán học.
GV hỏi HS, giả sử khi viết chương trình một bạn nào đó đã quên quy định này của Pascal mà dùng dấu ngoặc vuông hay dấu ngoặc nhọn để viết biểu thức thì có được không?
GV cho học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số học.
GV nhấn mạnh lại quy tắc cho học sinh hiểu.
GV giới thiệu cho HS biết các phép toán lấy phần nguyên (div), lấy phần dư (mod)
Hoạt động 3: Các phép so sánh.
GV cho học sinh xem bảng 3 và 4 trong mục 3 SGK. Nêu sự khác nhau của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal (kí hiệu trong Pascal) và kí hiệu trong toán học.
 GV nhấn mạnh ở mục này kết quả của một phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai. Các em sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của phép so sánh khi học đến câu lệnh điều kiện, cấu trúc điều khiển ở bài sau.
Hoạt động 4: Giao tiếp người- máy tính.
GV minh hoạ trên máy tính. Có thể viết sẵn và cho chạy một chương trình như sau:
Chương trình này sẽ cho phép nhập tên của người sử dụng và tiến hành in ra màn hình dòng chữ chào với tên mà người sử dụng vừa nhập. Chương trình sẽ lặp đến khi người sử dụng nhấn phím khác với phím C. Có thể mời lần lượt một số em lên nhập tên của chính các em để thấy được sự thay đổi tương ứng với dữ liệu nhập vào. Từ đó các em thấy được khái niệm tương tác người-máy tính.
	Một điểm cần lưu ý ở đây là cần cho HS thấy sự tương tác giữa người và máy có được là do người lập trình tạo ra. Có thể mở chương trình và giải thích sơ bộ cho các em về một số câu lệnh đơn giản để nhập tên, in dòng chào với tên tương ứng. Lưu ý, lúc này không phải là thời điểm thích hợp để giải thích tất cả các câu lệnh trong chương trình. Những tương tác người-máy tính mà các em đã thực hiện khi soạn thảo văn bản, sử dụng hệ điều hành... là do người lập trình tạo ra là một kiến thức quan trọng mà các em cần rút ra ở đây. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa học tin học đơn thuần chỉ để sử dụng và học tin học với tư cách là một ngành khoa học. HS sẽ dần hiểu rõ hơn về việc này ở những bài học sau.
Học sinh đọc thầm mục 1 ở SGK.
Lắng nghe câu hỏi và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Ghi bài.
Học sinh có thể tự cho ví dụ
Học sinh ghi nhớ lưu ý.
Học sinh tập trung lắng nghe và tìm ra chỗ khác nhau theo yêu cầu của thầy.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Không được, vì đây là quy định của ngôn ngữ lập trình Pascal.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh chú ý lắng nghe, cho ví dụ
Học sinh đọc bài.
Lắng nghe câu hỏi và trả lời.
Ghi nhớ sự khác nhau đó.
Học sinh lắng nghe.
4 hs lên bảng nhập tên của mình vào máy tính.
Hs thấy được sự tương tác giữa người và máy tính.
Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Hs xem thêm hình minh họa
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu:
a) Dữ liệu: 
 Dữ liệu rất đa dạng và khác nhau về bản chất.
VD: chữ, số, âm thanh, hình ảnh, 
b) Kiểu dữ liệu:
Một số kiểu dữ liệu thường dùng: 
- Số nguyên (integer)
VD: -1; -2; 1; 2; 3; 
- Số thực (real)
VD: 2,5; 2/3; 
- Xâu kí tự (string) 
VD: Chao ban, Lop 8A, 
Lưu ý: dữ liệu kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn.
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số:
- Phép chia lấy phần nguyên (div)
VD: 5 div 2 = 2
- Phép chia lấy phần dư (mod)
VD: 5 mod 2 = 1
3. Các phép so sánh:
4. Giao tiếp người- máy tính:
a/ Nhập dữ liệu
b/ Thông báo kết quả tính toán
c/ Tạm ngừng chương trình
d/ Hộp thoại.
5. Củng cố - dặn dò:
GHI NHỚ
Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu cần xử lí theo các kiểu khác nhau, với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó. 
Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp hoặc tương tác người- máy.
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK trang 26.
Dặn dò: về nhà học bài và làm các bài tập trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7-8 Bai3- CT may tinh va du lieu.doc