Giáo án Tin học 8 - Tiết 3, Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2009-2010

Giáo án Tin học 8 - Tiết 3, Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

 - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

 - Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

II. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ.

HS: SGK, dụng cụ học tập đầy đủ.

III. Hoạt động dạy học:

1/ Ổn định tổ chức: Yêu cầu hs báo cáo sĩ số, kiểm diện học sinh.

2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 3, Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TIN HỌC 8
Tiết PPCT: 3
Ngày soạn: 20/8/2009
Ngày dạy: 25/8/2009
§2. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
(1. Ví dụ về chương trình; 2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?; 3. Từ khóa và tên)
I. Mục tiêu:
 - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
 - Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: SGK, dụng cụ học tập đầy đủ.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tổ chức: Yêu cầu hs báo cáo sĩ số, kiểm diện học sinh.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
6’
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
2. Máy tính có ngôn ngữ gì?
3. Chương trình dich là gì?
- Y/c 1 HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
- Y/c nhóm HS chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm nhận xét, đánh giá HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhóm HS nhận xét, đánh giá HS trả lời câu hỏi.
- Vấn đáp giữa giáo viên, học sinh để ôn lại bài cũ.
- Nhóm HS nhận xét, đánh giá HS trả lời câu hỏi.
3/ Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu chương trình điều khiển Robot, bằng ngôn ngữ tự nhiên, tuy nhiên nó chỉ là ví dụ minh họa. Muốn viết được một chương trình gồm nhiều lệnh để điều khiển máy tính, ta cần tìm hiểu cách viết chương trình theo một ngôn ngữ lập trình nhất định, ơ đây là chương trình Pascal.
Hoạt động 1: Ví dụ về chương trình
- Treo bảng phụ vẽ hình 6 SGK trang 9.
- Giới thiệu cho HS biết đây là chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ Pascal. Sau khi cho chương trình Turbo Pascal dịch ra thì nó sẽ xuất hiện dòng chữ “Chao cac ban”.
- Chương trình có bao nhiêu dòng lệnh? Mỗi dòng lệnh gồm những gì?
10’
Hoạt động 2: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Giải thích về bảng chữ cái: Pascal có:
* 26 chữ cái la tinh thường và hoa (a; b; c; ...; z. A; B; C; ...; Z)
* Ký tự gạch nối ( _ )
* Các ký hiệu toán học : +, - , * , /, ( ), , = , ....
* Các ký hiệu đặc biệt như dấu chấm câu và các dấu khác: , . : ; [ ] ? ~ ! @ # $ % ^ & “ ‘ 
* Dấu cách (Khoảng trắng).
- Giải thích về các quy tắc viết chương trình trong Pascal.
10’
Hoạt động 3: Từ khóa và tên
- Treo bảng phụ vẽ hình 6 SGK trang 9.
- Hãy chỉ ra đâu là từ khóa?
- Giải thích thêm về từ khóa.
- Hãy chỉ những từ được gọi là tên trong Pascal.
- Nêu những lưu ý khi đặt tên.
- Y/c HS đọc Ví dụ 2.
- Giải thích ví dụ 2.
- Chương trình có năm dòng lệnh, mỗi dòng lệnh gồm các từ khác nhau tạo thành từ các chữ cái.
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
- HS chú ý nghe.
- HS chú ý nghe.
- Program, Uses, begin, end,
- CT_Dau_Tien, Crt,
- Đọc VD 2.
 1. Ví dụ về chương trình:
(SGK trang 9)
2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
 Ngôn ngữ lập trình gồm:
- bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh,... sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh để dịch và chạy được trên máy tính. 
3. Từ khóa và tên:
a. Từ khóa: Là các từ được dùng riêng cho Pascal , các từ này người sử dụng phải dùng đúng với ngữ pháp không được dùng vào việc khác trong chương trình .
VD: PROGRAM, BEGIN, END, ...
b. Tên: là do người lập trình tự đặt ra. Dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình, tên không được trùng với từ khoá.
* Tên không được có dấu cách (khoảng trắng); không phân biệt thường hay hoa ; ký từ đầu không phải số, không phải ký tự đặc biệt; không trùng từ khoá.
VD: CT_Dau_tien,...
4. Củng cố, dặn dò:
9’
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Củng cố:
- Ngôn ngữ lập trình là gì?
- Hãy cho biết các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình?
- Ta có thể viết chương trình bằng câu lệnh tiếng Việt được không?
Yêu cầu hs lần lượt trả lời, nhận xét. 
* Dặn dò:
- Yêu cầu hs về nhà xem lại nội dung bài (nhóm hs chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm).
- Hs trả lời và nhận xét từng câu hỏi của GV.
- Hs trả lời một số câu hỏi của GV đặt ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docPPCT 3(LT).doc