Giáo án Tin học 8 - Tiết 3-4 - Năm học 2010-2011

Giáo án Tin học 8 - Tiết 3-4 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức

- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các qui tắc để viết chương trình, câu lệnh.

- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích nhất định.

- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đạt theo một quy tắc. Tên không được trùng với từ khoá.

2. Kỹ năng

- Nhận biết các từ khoá, đặt tên cho chương trình

- Phân biệt được từ khoá và tên.

3. Thái độ

 - Ham học hỏi, tư duy học tập.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 3-4 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /2010. Tại lớp 8A1 
Ngày dạy: / /2010. Tại lớp 8A2 
Ngày dạy: / /2010. Tại lớp 8A3 
Tiết 3- Bài 2: Làm quen với chương trình
và ngôn ngữ lập trình
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các qui tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích nhất định.
- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đạt theo một quy tắc. Tên không được trùng với từ khoá.
2. Kỹ năng
- Nhận biết các từ khoá, đặt tên cho chương trình
- Phân biệt được từ khoá và tên.
3. Thái độ
	- Ham học hỏi, tư duy học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, phiếu học tập, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy – học
ổn định tổ chức: Lớp 8A1: /	Lớp 8A2: /
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV
HS
GV
GV
GV
HS
GV
?
GV
HS
GV
HS
?
GV
?
HS
GV
1. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
Hãy cho biết lý do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính
Tại sao người ta lại tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy?
2. Bài mới.
Hoạt động 1 (8 phút)
Ví dụ về chương trình
Đưa ra ví dụ hình 6
Giới thiệu chương trình lập trình pascal trên hình 6
Chương trình gồm 5 câu lệnh. Các lệnh được tạo từ các chữ cái.
Trong chương trình lớn có thể hàng nghìn, hàng triệu câu lệnh.
Quan sát và ghi bài.
Hoạt động 2 (12 phút)
Ngôn ngữ lập trình gồm những gì
Giống như ngôn ngữ tự nhiên, mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chứ cái riêng. Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái của bảng chữ cái đó.
Bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình bao gồm các chữ cái tiếng Anh và các ký hiệu khác.
Lấy một số ví dụ bảng chữ cái.
Kết luận: Câu lệnh được viết theo một qui tắc nhất đinh. Mỗi câu lệnh có một ý nghĩa xác định các thao tác mà máy tính cần thực hiện.
Lấy ví dụ để minh hoạ
Chú ý, ghi bài
Hoạt động 3 ( 15 phút)
Từ khoá và tên
Đặt vấn đề.
Em hiểu thế nào là từ khoá
Trả lời
Đó là những từ được qui định tuỳ theo ngôn ngữ lập trình.
Từ khoá đó là những từ dành riêng, không được sử dụng từ khoá cho bất kỳ mục đích nào khác.
Chú ý, ghi bài
Chỉ ra các từ khóa trong ví dụ trên.
Program: từ khoá khai báo tên CT
Uses : từ khoá khai báo thư viện
Begin: bắt đầu
End: kết thúc
Chú ý, ghi bài
Program: từ khoá khai báo tên CT. Em hãy cho biết chương trình trên có tên là gì?
Trả lời
Tên là do người lập trình đặt, không trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng chữ số, không chưa dấu cách.
Lấy ví dụ
Các nào viết đúng, cách nào viết sai
Bai1 1Bai Bai_1 Bai 1
Trả lời
Kết luận
3. Củng cố và luyện tập (4 phút)
GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm.
HS: trả lời câu hỏi 3,4 SGK tr13
-Vì điều khiển máy tính tự động thực hiện nhiều công việc và phức tạp mà một lệnh không thể đủ để chỉ dẫn
-Vì ngôn ngữ máy khó đọc, khó hiểu, phụ thuộc vào phần cứng. Sử dụng NNLT dễ nhớ, dễ viết. 
1.Ví dụ về chương trình
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
Begin
Write(‘Chao cac ban’);
End.
2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chứ cái riêng. Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái của bảng chữ cái đó theo một qui tắc nhất đinh.
- Mỗi câu lệnh có 1 ý nghĩa riêng, xác định thao tác để máy tính cần thực hiện.
3. Từ khoá và tên
Từ khoá là những từ dành riêng, không được sử dụng từ khoá vào bất kỳ mục đích nào khác.
Program: từ khoá khai báo tên CT
Uses : từ khoá khai báo thư viện
Begin: bắt đầu
End: kết thúc
Tên là do người lập trình đặt. Tên không được trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng chữ số, không chưa dấu cách.
4. Hướng dẫn học tự học ở nhà và chuẩn bị cho tiết sau. ( 1 phút)
Chuẩn bị cho tiết sau:	
HS: - Học bài cũ, đọc trước phần 4, 5 trong SGK
GV: 	- Soạn bài, nghiên cứu SGK, tài liệu, máy tính, ĐDDH. 
Ngày dạy: / /2010. Tại lớp 8A1 
Ngày dạy: / /2010. Tại lớp 8A2
Ngày dạy: / /2010. Tại lớp 8A3 
Tiết 4- Bài 2: Làm quen với chương trình 
và ngôn ngữ lập trình (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Biết cấu trúc chung của chương trình Pascal.
- Biết được các thành phần cơ sở của ngôn ngữ Pascal.
2. Kỹ năng
- Biết cấu trúc một chương trình. Cách viết đúng cấu trúc.
- Thực hiện thao tác dịch và chạy chương trình.
3. Thái độ	- Yêu thích môn học, bước đầu làm quen với lập trình.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên: Bài soạn, SGK, bảng phụ, đồ dùng dạy học.
2.Học sinh: Vở ghi, SGK, phiếu học tập, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy – học
ổn định tổ chức: Lớp 8A1: /	Lớp 8A2: /
1. Kiểm tra (15 phút)
Câu 1: Từ khoá là gì? Từ khoá nào sau đây viết đúng
A. PROGRAM	B. Pro gram	C. en	D. Begin
E. end	F. bêgin	G. Uses	H. U_ses
Câu 2 Tên là gì? Tên nào sau đây viết sai?
A.TânYên;	B. TanYen;	C. Tan Yen;	D.Begin;
E.TanYen!	F. 1TanYen;	G. TanYen1;	H.T_a_n_y_e_n;
Cõu 3: Những tờn cú ý nghĩa được xỏc định từ trước và khụng được phộp sử dụng cho mục đớch khỏc được gọi là:
a/ Tờn cú sẵn. b/ Tờn riờng. c/ Từ khúa. d/ Biến.
Câu 4: Để viết chương trình cho máy tính ta phải thực hiện các khâu bước nào?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV
GV
HS
?
HS
GV
GV
GV
HS
?
HS
GV
GV
HS
GV
HS
GV
HS
HS
2. Bài mới.
Hoạt động 4 (10 phút)
Cấu trúc chung của chương trình
Đặt vấn đề: Mỗi một chương trình được viết theo một cấu trúc nhất định.
Trong Pascal cấu trúc chung gồm
Phần khai báo: Khai báo tên chương trình và khai báo thư việc.
Phần thân: gồm các câu lệnh được đặt trong cặp từ khoá begin và end
Chú ý, ghi bài
Đưa ra chương trình, HS xác định phần khai báo và phần thân
Program CT_dau_tien;
Uses crt;
Begin
Write(‘Chao cac ban’);
End.
Suy nghĩ trả lời
Kết luận kiến thức
 Hoạt động 5 ( 13 phút)
Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
Đặt vấn đề: Để lập trình bằng ngôn ngữ lập trình pascal máy tính cần được đặt môi trường lập trình trên ngôn ngữ này.
Minh hoạ hình 8 trên máy.
Quan sát chú ý
Sau khi viết chương trình lập trình để máy tính hiểu được phải qua một bước nào?
Trả lời: chương trình dịch.
Chuẩn lại kiến thức
ấn alt+F9 để dịch chương trình. Thực hiện trên máy.
Quan sát
Giới thiệu thông báo, sau đó sửa sai và thực hiện lại alt+F9
Quan sát
Sau khi kiểm tra ta cho chạy chương trình bằng cách ấn Crlt + F9.
Quan sát kết quả.
Đọc ghi nhớ SGK tr13
3. Củng cố và luyện tập ( 4 phút)
GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm.
HS: Thực hiện gõ chương trình và thực hiện dịch, chạy, xem kết quả
4. Cấu trúc chung của chương trình. 
Cấu trúc chung của mọi chương trình bao gồm:
Phần khái báo: 
 - Khai báo tên CT
 - Khai báo thư viện
Phần thân: Gồm các câu lệnh đặt trong cặp từ khoá begin và end. Phần thân bắt buộc phải có.
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
SGK
Ghi nhớ SGK tr13
4. Hướng dẫn học tự học ở nhà và chuẩn bị cho tiết sau. ( 3 phút)
Chuẩn bị cho tiết sau:
HS: Học bài cũ, đọc trước BTH 1, đọc bài đọc thêm1 trong SGK.
GV: 	- Soạn bài, nghiên cứu SGK, phòng máy tính, phần mềm Pascal. ĐDDH. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3,4- Bai2.doc