Giáo án Tin học 8 - Tiết 3-4, Bài 2: Làm quen với chương trình ngôn ngữ lập trình - Phạm Tấn Phát

Giáo án Tin học 8 - Tiết 3-4, Bài 2: Làm quen với chương trình ngôn ngữ lập trình - Phạm Tấn Phát

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

 Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

 Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.

 Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân

II. CHUẨN BỊ:

GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.

HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Trình bày ghi nhớ 1,2,3 sgk và trả lời bài tập1,2,3,4.

HS lần lượt trả lời.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 3-4, Bài 2: Làm quen với chương trình ngôn ngữ lập trình - Phạm Tấn Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	Ngày soạn:
Tiết 3,4	Ngày dạy:	
BÀI 2. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH 
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân
CHUẨN BỊ:
GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.
HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Trình bày ghi nhớ 1,2,3 sgk và trả lời bài tập1,2,3,4.
HS lần lượt trả lời.
DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
? Tại sao phải lập trình cho máy tính
- GV mô tả bằng hình ảnh trên màn chiếu.
? Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- GV đưa ra ví dụ cụ trên màn chiếu.
- GV: Sử dụng Ví dụ trên để chỉ ra các từ khoá..
- GV lấy các ví dụ đúng và sai về cách đặt tên chương trình.
GV sử dụng lại VD của bài trước để mô tả cấu trúc chung của chương trình cho hs:
+ Phần khai báo gồm hai lệnh khai báo tên chương trình là CT_dau_tien với từ khoá program và khai báo thư viện crt với từ khoá uses. 
+ Phần thân rất đơn giản và chỉ gồm các từ khoá begin và end. cho biết điểm bắt đầu và điểm kết thúc phần thân chương trình. Phân thân chỉ có một câu lệnh thực sự là writeln('Chao Cac Ban') để in ra màn hình dòng chữ "Chao Cac Ban". 
-GV sử dụng màn chiếu để lấy ví dụ về ngôn ngữ lập trình cho HS quan sát.
Khi khởi động phần mềm Turbo Pascal, cửa sổ soạn thảo chương trình như hình 8 dưới đây. Ta có thể sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình tương tự như soạn thảo văn bản với Word.
Sau khi đã soạn thảo xong, nhấn phím F9 để kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp của lệnh (dịch). Nếu đã hết lỗi chính tả, màn hình có dạng như hình 9 dưới đây sẽ xuất hiện.
Để chạy chương trình, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9. Trên cửa sổ kết quả của chương trình sẽ hiện ra dòng chữ "Chao Cac Ban" như hình
- HS suy nghĩ trả lời..
- HS ghi chép
HS Quan sát.
- HS suy nghĩ, trả lời:.....
- HS ghi chép..
- quan sát ví dụ
- HS tự đặt tên chương trình.
- HS quan sát VD trên màn chiếu và nghe GV giải thích.
- HS ghi chép.
 HS quan sát trên màn chiếu
1. Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
- Để tạo một chương trình máy tính, chúng ta phải viết chương trình theo một ngôn ngữ lập trình . 
- Ngôn ngữ lập trình là công cụ giúp để tạo ra các chương trình máy tính. 
* Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước sau: 
(1) Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình;
(2) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
Ngôn ngữ lập trình gồm:
- Bảng chữ cái: thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán (+, -, *, /,...), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy,... Nói chung, các kí tự có mặt trên bàn phím máy tính đều có mặt trong bảng chữ cái của mọi ngôn ngữ lập trình.
- Các quy tắc: cách viết (cú pháp) và ý nghĩa của chúng; cách bố trí các câu lệnh thành chương trình,...
Ví dụ 1: Hình 6 dưới đây là một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Sau khi dịch, kết quả chạy chương trình là dòng chữ "Chao Cac Ban" được in ra trên màn hình.
a) Từ khoá: Program, Begin, uses,End. Là những từ riêng, chỉ dành cho ngôn ngữ lập trình.
b) Sử dụng tên trong chương trình.
- Hai đại lượng khác nhau phải có tên khác nhau. 
- Tên không được trùng với các từ khoá.
- Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được có khoảng trắng.
3. Cấu trúc chung của chương trình.
Cấu trúc của chương trình gồm:
-Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để : 
+ Khai báo tên chương trình; 
+ Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn cần sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác.
- Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. 
Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình. 
4. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình Pascal.
CỦNG CỐ_ DẶN DÒ:
GHI NHỚ
Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
Mọi ngôn ngữ lập trình thường có tập hợp các từ khoá dành riêng cho những mục đích sử dụng nhất định.
Một chương trình thường có hai phần: Phần khai báo và phần thân chương trình.
Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
Trả lời câu hỏi và bài tập.
Học bài và làm các câu hỏi và bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3-4 Bai2-Lam quen voi CT va NNLT.doc