I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
2. Kĩ năng:
Mô tả được thuật toán
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, tài liệu, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
Ngày soạn: 19/11/2009 Ngày dạy: 23/11/2009 Tuần 14: Tiết 27: Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước 2. Kĩ năng: Mô tả được thuật toán 3. Thái độ: - Ham thích môn học. - Tích cực học tập II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu, giáo án. - Đồ dùng dạy học: máy vi tính 2. Học sinh: - Đọc trước bài và học bài ở nhà. - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp. (3’) 2. Kiểm tra 15’ thực hành. 3. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Ví dụ 5. (7’) Gv: Yêu cầu Hs đọc đề ví dụ 5. Hs: Đọc bài. Gv: Đề bài yêu cầu gì? Hs: Trả lời. Gv: Nêu Input, Output của bài toán? Hs: Trả lời. Gv: Hướng dẫn Hs phân tích bài toán Thoạt đầu ta thấy thuật toán sau đây có thể giải quyết bài toán này: - Bước 1: Nếu a>b, kết quả là “a lớn hơn b” - Bước 2: Nếu a<b, kết quả là “a nhỏ hơn b”. Ngược lại, kết quả là “a bằng b”. Nhưng khi ta thử với giá trị a =6, b=5 thì ta nhận được 2 kết quả là “a lớn hơn b” và “a bằng b”. Vậy khi ta so sánh thấy a>b thì ta nên sang bước kết thúc thuật toán. Ngược lại, ta mới xét tiếp trường hợp a<b hoặc a=b. Gv: Cho Hs quan sát thuật toán, phân tích, cho Hs ghi bài. Hoạt động 2: Ví dụ 6. (9’) Gv: Yêu cầu Hs đọc đề ví dụ 6. Hs: Đọc bài. Gv: Đề bài yêu cầu gì? Hs: Trả lời. Gv: Nêu Input, Output của bài toán? Hs: Trả lời. Gv: Cho Hs nghiên cứu thuật toán trong Sgk trong 2 phút. Hs: Thực hiện. Gv: Phân tích thuật toán. Gv: Mô phỏng thuật toán với a1 = 5, a2 = 3, a3 = 4, a4 = 7, a5 = 6 để Hs quan sát. Dãy số 5 3 4 7 6 i 1 2 3 4 5 6 i > n Sai Sai Sai Sai Sai Đúng ai > Max Sai Sai Đúng Sai Kết thúc Max 5 5 5 7 7 Gv: Chốt, cho Hs ghi bài. 4. Một số ví dụ về thuật toán: Ví dụ 5: Cho 2 số thực a, b. Hãy cho biết kết quả so sánh đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b”, “a bằng b” * Xác định bài toán: - Input: Hai số thực a, b - Output: Kết quả so sánh * Mô tả thuật toán: - Bước 1: Nếu a>b, kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển sang bước 3. - Bước 2: Nếu a<b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; Ngược lại, kết quả là “a bằng b”. - Bước 3: Kết thúc thuật toán. Ví dụ 6: Tìm số lớn nhất trong dãy a các số a1, a2,, an cho trước. * Xác định bài toán: - Input: Dãy a các số a1, a2,, an (n³1) - Output: Giá trị Max = max{a1, a2,, an} * Mô tả thuật toán: - Bước 1: Max ¬ a1, i ¬ 1 - Bước 2: i ¬ i + 1 - Bước 3: Nếu i > n, chuyển sang bước 5. - Bước 4: Nếu ai > Max, Max ¬ ai. Quay lại bước 2 - Bước 5: Kết thúc thuật toán. 4. Củng cố: (10’) - Chốt lại kiến thức trọng tâm. - Nhắc lại các bài toán đã học. - Sửa bài tập 3, 4, 5, 6 trong Sgk trang 45 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài, làm bài tập trong Sgk. - Coi trước bài 6 “Câu lệnh điều kiện”
Tài liệu đính kèm: