I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
2. Kĩ năng:
Mô tả được thuật toán
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, tài liệu, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp. (3’)
Ngày soạn: 12/11/2009 Ngày dạy: 16/11/2009 Tuần 13: Tiết 26: Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước 2. Kĩ năng: Mô tả được thuật toán 3. Thái độ: - Ham thích môn học. - Tích cực học tập II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu, giáo án. - Đồ dùng dạy học: máy vi tính 2. Học sinh: - Đọc trước bài và học bài ở nhà. - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp. (3’) 2. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Ví dụ 2. (10’) Gv: Yêu cầu Hs đọc đề ví dụ 2. Hs: Đọc bài. Gv: Đề bài yêu cầu gì? Hs: Trả lời. Gv: Cho Hs quan sát hình: Gv: Để tính được diện tích hình trên ta thực hiện như thế nào? Hs: Thảo luận nhóm trong 2 phút, trả lời. Hs: Nhận xét. Gv: Ta có thuật toán đơn giản để tính diện tích hình A như sau: Bước 1: S1 ¬ 2ab {Tính diện tích hình chữ nhật} Bước 2: S2 ¬ {Tính diện tích hình bán nguyệt} Bước 3: S ¬ S1 + S2 và kết thúc. Gv: Kí hiệu ¬ để chỉ phép gì trong biểu diễn thuật toán? Hs: Trả lời. Gv: Kí hiệu phép gán trong ngôn ngữ Pascal là gì? Hs: Trả lời. Hoạt động 2: Ví dụ 3. (13’) Gv: Yêu cầu Hs đọc đề ví dụ 3. Hs: Đọc bài. Gv: Đề bài yêu cầu ta làm gì? Hs: Trả lời. Gv: Hãy xác định Input, Output của bài toán. Hs: Trả lời. Gv: Chốt, Hs ghi bài. Gv: Phân tích thuật toán: Bước 1: SUM ¬ 0 Bước 2: SUM ¬ SUM + 1 . Bước 101: SUM ¬ SUM + 100 Gv: Tuy nhiên, việc mô tả thuật toán như trên là quá dài dòng (nhất là khi chỉ tính tổng của 100 số mà số các số cần tính tổng lớn hơn nhiều). Để ý một chút ta có thể thấy trong tất cả các bước nêu trên đều chỉ có một phép toán được thực hiện: cộng thêm vào SUM lần lượt các giá trị 1, 2, 3,., 100. Tức là chỉ có một thao tác “cộng” được lặp đi lặp lại 100 lần. Mặt khác, việc cộng thêm số i vào SUM chỉ được thực hiện khi i không vượt quá 100. Vì vậy thuật toán tìm SUM có thể được mô tả ngắn gọn hơn. Gv: Phân tích thuật toán. Gv: Mô phỏng thuật toán tính tổng n số tự nhiên đầu tiên với n = 5. Bước 1 2 3 4 5 i 1 2 3 4 5 6 i<=n(=5) Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Sai SUM 1 3 6 10 15 Kết thúc Gv: Chốt, cho Hs ghi bài. Hoạt động 3: Ví dụ 4. (12’) Gv: Yêu cầu Hs đọc đề ví dụ 4. Hs: Đọc bài. Gv: Đề bài yêu cầu ta làm gì? Hs: Trả lời. Gv: Hãy xác định Input, Output của bài toán. Hs: Trả lời. Gv: Chốt. Gv: Để hoán đổi giá trị của 2 biến x và y ta thực hiện như thế nào? Hs: Trả lời. Gv: Ta không thể thực hiện trực tiếp 2 phép gán: x ¬ y và y ¬ x, bởi sau phép gán thứ nhất, giá trị của x đã bị thay đổi bằng giá trị của y và kết quả của 2 phép gán này là cả 2 biến x và y cùng có giá trị ban đầu của biến y. Vì thế, cần dùng một biến trung gian, ví dụ biến z để lưu tạm thời giá trị của biến x. Do vậy, ta có thuật toán. Gv phân tích thuật toán. Hs: Ghi bài. 4. Một số ví dụ về thuật toán: Ví dụ 2: Sgk. Ví dụ 3 : Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. * Xác định bài toán : INPUT: 100 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 100). OUTPUT: Giá trị SUM = 1 + 2 + ...+ 100. * Mô tả thuật toán : Bước 1: Gán SUM ¬ 1; i ¬ 1. Bước 2: Gán i ¬ i + 1. Bước 3: Nếu i ≤ 100, thì SUM ¬ SUM + i và chuyển lên bước 2. Ngược lại (i > 100), kết thúc thuật toán. Ví dụ 4 : Đổi giá trị của 2 biến x và y. * Xác định bài toán : INPUT: x ¬ a, y ¬ b OUTPUT: x ¬ b, y ¬ a * Mô tả thuật toán : Bước 1: z ¬ x {Sau bước này giá trị của z sẽ bằng a} Bước 2: x ¬ y {Sau bước này giá trị của x sẽ bằng b} Bước 3: y ¬ z {Sau bước này giá trị của z, chính là a, giá trị ban đầu của biến x} 4. Củng cố: (6’) - Chốt lại kiến thức trọng tâm. - Nhắc lại các bài toán đã học. - Sửa bài tập 1, 2 trong Sgk trang 45 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài, làm bài tập trong Sgk. - Coi tiếp phần 4 bài 5: “Từ bài toán đến chương trình”
Tài liệu đính kèm: