I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
KT: - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
TĐ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.
HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.
Tuần 9 Ngày soạn: Tiết 18,19 Ngày dạy: BÀI 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH. (TIẾT 1,2) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: KT: - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. - Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động. - Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. - Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. - Biết vai trò của chương trình dịch. TĐ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học. CHUẨN BỊ: GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn. HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà. KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu 1 vài ví dụ mà em hiểu đó là “lệnh” đưa ra để máy tính hiểu thực hiện? DẠY BÀI MỚI: HĐ của thầy HĐ của HS Ghi bảng ? Em hiểu thế nào là bài toán? - Để máy tính có thể giúp giải quyết các bài toán nói chung, chúng ta cũng phải viết chương trình, tức chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các phần công việc cụ thể thông qua các lệnh và cho kết quả mong muốn. Các bài toán rất phong phú và đa dạng. Ví dụ: Tính diện tích hình tam giác, tìm đường đi tránh các điểm nút nghẽn giao thông trong giờ cao điểm, nấu một món ăn từ những thực phẩm hiện có,... Vậy, Đối với bài toán nấu một món ăn: ?Điều kiện cho trước? ?Kết quả cần thu được?: Muốn giải được thì việc xác định bài toán là rất quan trọng. ? Một bào toán trên máy tính sẽ được giải như thế nào? Máy tính không thể tự mình tìm ra lời giải của các bài toán. Lời giải của một bài toán cụ thể phải là tư duy sáng tạo của con người và kết quả của tư duy đó là thuật toán. Một khi đã có thuật toán, dựa vào thuật toán chúng ta sẽ chạy chương trình và cho ta lời giải của bài toán . - HS trả lời - Nghe và ghi chép. -Thực phẩm hiện có (trứng, mỡ, mắm, muối, rau,...); - Một món ăn. - Suy nghĩ, có thể trả lời: - Giải bài toán trên máy tính có nghĩa là giao cho máy tính cách thực hiện các hoạt động cụ thể qua từng bước để từ điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thiết. - Ghi chép. 1. Bài toán và chương trình - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. Chẳng hạn, với bài toán ghi ra màn hình tổng của hai số a và b được gõ vào từ bàn phím, chương trình có thể gồm các lệnh như hình sau đây: 2. Bài toán và cách xác định bài toán Để phát biểu một bài toán cụ thể, người ta cần xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. Ví dụ Để tính diện tích hình tam giác: Điều kiện cho trước: Một cạnh và chiều cao tương ứng với cạnh đó; Kết quả cần thu được: Diện tích hình tam giác. 3. Quá trình giải bài toán trên máy tính - Máy tính giải bài toán qua các bước sau: + Xác định bài toán + Thiết lập phương án giải quyết ( Xây dựng thuật toán ) + Viết chương trình ( lập trình ) Chú ý: khi mô tả thuật toán, người ta thường chỉ ra cả INPUT và OUTPUT kèm theo để biết được thuật toán đó dùng để giải bài toán nào. CỦNG CỐ_ DẶN DÒ: Củng cố: Cho một bài toán (xác định bài toán) là việc xác định các điều kiện ban đầu (thông tin vào - INPUT) và các kết quả cần thu được (thông tin ra – OUTPUT). Giải bài toán trên máy tính có nghĩa là giao cho máy tính cách thức (thuật toán) tìm ra lời giải cụ thể của bài toán. Quá trình giải một bài toán trên máy tính có các bước: xác định bài toán; xây dựng thuật toán; lập chương trình. HDVN: - Học bài theo SGK - Học thuộc ghi nhớ - Làm các bài tập.
Tài liệu đính kèm: