Giáo án Tin học 8 - Tiết 16-17, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Phạm Tấn Phát

Giáo án Tin học 8 - Tiết 16-17, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Phạm Tấn Phát

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến

 Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím

 Hiểu về kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực

 Sử dụng được lệnh gán

 Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến.

II. CHUẨN BỊ:

GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.

HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. KIỂM TRA BÀI CŨ:

? Viết các kiểu dữ liệu trong Pascal.

H : Viết lên bảng.

? Viết dạng tổng quát để khai báo biến.

H : Viết lên bảng và giải thích từng thành phần.

G : Chốt các kiểu dữ liệu và cách khai báo biến, viết 1 ví dụ về khai báo biến.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 16-17, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Phạm Tấn Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn:
Tiết 16,17	Ngày dạy:	
Bài thực hành 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến
Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím
Hiểu về kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực
Sử dụng được lệnh gán
Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến.
CHUẨN BỊ:
GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.
HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Viết các kiểu dữ liệu trong Pascal.
H : Viết lên bảng.
? Viết dạng tổng quát để khai báo biến.
H : Viết lên bảng và giải thích từng thành phần.
G : Chốt các kiểu dữ liệu và cách khai báo biến, viết 1 ví dụ về khai báo biến.
DẠY BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn ban đầu 
G : Đóng điện
G : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
G : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là khai báo và sử dụng biến, hằng.
H : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho G.
H : Ổn định vị trí trên các máy.
HOẠT ĐỘNG 2 : Giáo viên hướng dẫn H rèn luyện kỹ năng qua bài 1. 
HOẠT ĐỘNG 3 : Giáo viên hướng dẫn H rèn luyện kỹ năng qua bài 1. 
H : Đọc bài toán trong SGK và nghiên cứu.
G : Gợi ý công thức cần tính: 
Tiền thanh toán = Đơn giá ´ Số lượng + Phí dịch vụ
G : Chương trình này cần khai báo những biến nào ?
H : Nghiên cứu SGK trả lời.
G : Đưa từng phần của chương trình lên màn hình.
G : Giải thích sơ bộ từng phần vừa đưa lên.
H : Làm câu a theo yêu cầu SGK.
G : Đi các máy kiểm tra và hướng dẫn, uốn nắn H cách soạn thảo chương trình.
 G : Kết hợp đánh giá và cho điểm H qua tiết thực hành.
H : Làm câu b, c, d theo yêu cầu SGK.
G : Đi các máy kiểm tra và hướng dẫn giúp H hiểu cách sử dụng biến và các thao tác để làm việc với 1 chương trình có sử dụng biến.
Bài 1
Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.
Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ trả hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài trị giá hàng hoá, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất.
program Tinh_tien;
uses crt;
var
 soluong: integer; 
 dongia, thanhtien: real; 
 thongbao: string;
const phi=10000;
begin
 clrscr;
thongbao:='Tong so tien phai thanh toan : ';
 {Nhap don gia va so luong hang}
 write('Don gia = '); readln(dongia);
 write('So luong = ');readln(soluong); 
 thanhtien:= soluong*dongia+phi;
 (*In ra so tien phai tra*)
 writeln(thongbao,thanhtien:10:2);
 readln
end. 
Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. Dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có.
Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra.
Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai.
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn ban đầu 
G : Đóng điện
G : Xác nhận kết quả báo cáo trên từng máy.
G : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành là khai báo và sử dụng biến, hằng.
H : Khởi động và kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho G.
H : Ổn định vị trí trên các máy.
HOẠT ĐỘNG 5 : Rèn kỹ năng soạn, dịch, chạy chương trình có sử dụng biến
H : Đọc đề bài 2 SGK và nghiên cứu để hiểu cách làm.
G : Hướng dẫn H chỉ ra các bước để giải quyết bài toán này.
H : Tham khảo chương trình hoan_doi trong SGK
H : Soạn, dịch và chạy chương trình này trên máy.
G : Thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn trên các máy.
G : Để thực hiện tráo đổi giá trị của hai biến ta làm như thế nào ?
H : Trả lời.
Bài 2. Thử viết chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y.
Tham khảo chương trình sau:
program hoan_doi;
var x,y,z:integer;
begin
read(x,y);
writeln(x,' ',y);
z:=x;
x:=y;
y:=z;
writeln(x,' ',y);
readln
end.
HOẠT ĐỘNG 6 : Giáo viên tổng kết nội dung tiết thực hành.
G : Đưa lên màn hình nội dung chính cần đạt trong 2 tiết thực hành này (SGK)
H : Đứng tại chỗ đọc lại.
G : Có thể giải thích thêm (nếu cần)
TỔNG KẾT
Cú pháp khai báo biến trong Pascal: 
var : ;
	trong đó danh sách biến gồm tên các biến và được cách nhau bởi dấu phẩy. 
Cú pháp lệnh gán trong Pascal:
:= 
Lệnh read() hay readln(), trong đó danh sách biến là tên các biến đã khai báo, được sử dụng để nhập dữ liệu từ bàn phím. Sau khi nhập dữ liệu cần nhấn phím Enter để xác nhận. Nếu giá trị nhập vào vượt quá phạm vi của biến, nói chung kết quả tính toán sẽ sai.
Nội dung chú thích nằm trong cặp dấu { và } bị bỏ qua khi dịch chương trình. Các chú thích được dùng để làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu. Ngoài ra có thể sử dụng cặp các dấu (* và *) để tạo chú thích. 
CỦNG CỐ_ DẶN DÒ:
Nhận xét sau tiết thực hành :
Hướng dẫn về nhà.
Đọc trước bài 5. Từ bài toán đến chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17-18-Bai thuc hanh3-Khai bao va su dung bien.doc