I. MỤC TIÊU:
Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.
Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- Đọc tài liệu ở nhà trước khi
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY CHỦ YẾU.
− Thực hành
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- Cho biết sự khác nhau giữa biến và hằng.
- Hướng dẫn trả lời.
Bài 2: Mặc dù đều cùng phải khai báo trước khi có thể sử dụng trong chương trình, sự khác nhau giữa biến và hằng là ở chỗ giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, còn giá trị của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
BÀI THỰC HÀNH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN. I. MỤC TIÊU: Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến. Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím. Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực. Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến. Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng. Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến. II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan. - Đọc tài liệu ở nhà trước khi III. PHƯƠNG PHÁP DẠY CHỦ YẾU. − Thực hành IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Tổ chức. Kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . Cho biết sự khác nhau giữa biến và hằng. Hướng dẫn trả lời. Bài 2: Mặc dù đều cùng phải khai báo trước khi có thể sử dụng trong chương trình, sự khác nhau giữa biến và hằng là ở chỗ giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, còn giá trị của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠY ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giáo viên nêu nội dung thực hành Cho học sinh đọc bài 1 Hướng dẫn học sinh làm theo SGK Cho học sinh thực hành giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh làm. Bài 1. Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến. Bài toán SGK. Khởi động Pascal và gõ chương trình sau: program Tinh_tien; var soluong: integer; dongia, cuocphi,thanhtien: real; thongbao: string; begin cuocphi:=10000; thongbao:=’Tong so tien phai thanh toán : ’ {Nhap don gia va so luong hang} write(’Don gia = ’); readln(dongia); write(’So luong = ’);readln(soluong); thanhtien:= soluong*dongia+cuocphi; (*In ra so tien phai tra*) writeln(thongbao,thanhtien:10:2); readln end. Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. Dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có. Chạy chương trình với các bộ số liệu gõ vào đơn giá và số lượng như sau (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in trên màn hình. Chạy chương trình với bộ số liệu gõ vào là (1, 35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai. Hãy rút ra ý nghĩa. TỔNG KẾT Cú pháp khai báo biến trong Pascal: var : ; trong đó danh sách biến gồm tên các biến và được liệt kê cách nhau bởi dấu phẩy. Kí hiệu:= được sử dụng trong lệnh gán giá trị cho biến. Lệnh read() hay readln(), trong đó danh sách biến là tên các biến đã khai báo, được sử dụng để nhập dữ liệu từ bàn phím. Sau khi nhập dữ liệu cần nhấn phím Enter để xác nhận. Nếu giá trị nhập vào vượt quá phạm vi của biến, nói chung kết quả tính toán sẽ sai. Nội dung chú thích nằm trong cặp dấu { và } bị bỏ qua khi dịch chương trình. Các chú thích được dùng để làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần. Làm các bài tập còn lại, Đọc bài mới để giờ sau học. Rỳt kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: