Giáo án Tin học 8 - Tiết 1-2, Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2009-2010

Giáo án Tin học 8 - Tiết 1-2, Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh

 - Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động

 - Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể

 - Biết ngôn ngữ lập trình được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình

 - Biết vai trò của chương trình dịch

 2. Kỹ năng:

 - Mô tả được các bước để điều khiển ro-bot hoạt động.

 - Mô tả được các lệnh của một chương trình

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 1-2, Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/09/2009
Tuần 1	Tiết 1+2
Bài 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh
	- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động
	- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể
	- Biết ngôn ngữ lập trình được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình
	- Biết vai trò của chương trình dịch 
	2. Kỹ năng:
	- Mô tả được các bước để điều khiển ro-bot hoạt động.
	- Mô tả được các lệnh của một chương trình
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
	2. Bài mới:
	Chúng ta biết rằng máy tính là công cụ trợ giúp con người để xử lí thông tin một cách hiệu quả, nhưng máy tính chỉ là một thiết bị điện tử vô tri vô giác. Để máy tính có thể thực hiện được một công việc theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính. Vậy con người đưa những chỉ dẫn đó cho máy tính như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1 trong SGK.
Hs: Đọc bài
Gv: Để soan thảo được một văn bản, em thực hiện như thế nào?
Hs: Khởi động phần mềm và gõ văn bản.
Gv: Em hãy cho biết cách khởi động phần mềm
Hs: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm.
Gv: Khi em nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm là em đã ra lệnh cho máy tính thực hiện khởi động phần mềm.
Gv: Em gõ văn bản bằng cách nào?
Hs: Dùng bàn phím gõ chữ.
Gv: Khi em gõ một phím chữ thì chữ tương ứng sẽ hiện xuất hiện trên màn hình. Như vậy ta cũng đã ra lệnh cho máy tính (in chữ lên màn hình).
Gv: Em hãy cho biết con người chỉ dẫn máy tính hoạt động thông qua gì?
Hs: Câu lệnh.
Gv: Như vậy, để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó.
Hs: Ghi bài
Hoạt động 2: Ví dụ: Ro-bot nhặt rác
Gv: Em hãy cho cô biết ro-bot là gì?
Hs: Là người máy, hoạt động được la do con người điều khiển.
Gv: Ro-bot là một loại máy có thể tự động thực hiện một số công việc thông qua sự điều khiển của con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách ra lệnh cho máy tính thông qua ví dụ về ro-bot
Gv: Cho ví dụ cụ thể để Hs quan sát, yêu cầu Hs viết lệnh lên bảng.
Hs: Thực hiện
Gv: Giả sử các lệnh trên được viết và lưu trong ro-bot với tên “Hay nhat rac”. Khi đó ta chỉ cần ra lệnh “Hay nhat rac”, các lệnh đó sẽ điều khiển ro-bot thực hiện lần lượt các lệnh nói trên.
Gv: Yêu cầu Hs đọc ví dụ trong SGK và làm bài tập 1 trang 8.
Hoạt động 3: Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
Gv: Qua ví dụ ro-bot nhặt rác, em nào cho cô biết ro-bot thực hiện được công việc nhặt rác thông qua gì?
Hs: Thông qua các câu lệnh.
Gv: Việc viết các câu lệnh để điều khiển robot nhặt rác chính là viết chương trình.
Tương tự, để điều khiển máy tính làm việc, chúng ta cũng viết chương trình máy tính.
Gv: Em hãy cho cô biết viết chương trình là gì?
Gv: Nhắc lại ví dụ ro-bot nhặt rác, chương trình có thể có các lệnh.
Gv: Yêu cầu học sinh đọc SGK.
Gv: Vậy tại sao ta phải viết chương trình?
Hs: Trả lời
Gv: Khi gõ một phím hoặc nháy chuột thực chất ta đã ra lệnh cho máy tính. Tuy nhiên, trong thực tế các công việc con người muốn máy tính thực hiện rất đa dạng và phức tạp. Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính. Vì thế việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả.
Hoạt động 4: Chương trình và ngôn ngữ lập trình
Gv: Yêu cầu Hs đọc SGK
Hs: Đọc bài.
Gv: Em hãy cho cô biết, đối với chương trình gồm các lệnh Tiếng việt mà ta đã viết ở mục trước, máy tính có thể hiểu trực tiếp được không?
Hs: Không.
Gv: Em hãy cho cô biết, để máy tính có thể xử lý, thông tin đưa vào máy tính phải được chuyển đổi thành dạng nào?
Hs: Dạng dãy bit, gồm hai ký hiệu 0 và 1.
Gv: Các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, được gọi là ngôn ngữ máy.
Gv: Tuy nhiên, việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức, vì các câu lệnh được viết dưới dạng dãy bit khác xa với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ, khó sử dụng. Do đó, người ta mong muốn có thể sử dụng được các từ có nghĩa, dễ hiểu và dễ nhớ để viết các câu lệnh thay cho các dãy bit khô khan. Và ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình.
Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại thế nào là ngôn ngữ lập trình?
Hs: Trả lời.
Hs: Ghi bài
Gv: Như vậy, để tạo chương trình máy tính, chúng ta phải viết chương trình theo một ngôn ngữ nào đó. 
Gv: Em đã từng biết đến ngôn ngữ lập trình nào?
Hs: C, Basic, Pascal.
Gv: Tuy nhiên, máy tính vẫn chưa thể hiểu được các chương trình được viết nằng ngôn ngữ lập trình. Chương trình còn cần được chuyển đổi sang ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch tương ứng.
Gv: Vậy chương trình dịch dùng để làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Người ta thường viết chương trình bằng một chương trình soạn thảo. Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào một phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.Ví dụ, với ngôn ngữ lập trình Pascal có 2 môi trường làm việc phổ biến là Turbo Pascal và Free Pascal.
Tiết 1:
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
 Con người chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh
2. Ví dụ: Ro-bot nhặt rác
Tiết 2:
3. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc.
 Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể
Ví dụ:
Hãy nhặt rác;
 Bắt đầu
 Tiến 2 bước;
 Quay trái, tiến 1 bước;
 Nhặt rác;
 Quay phải, tiến 3 bước;
 Quay trái, tiến 2 bước;
 Bỏ rác vào thùng;
 Kết thúc.
4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
 Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
V. CỦNG CỐ:
	- Cho Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK
	- Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK.
VI. DẶN DÒ:
	- Về nhà học bài
	- Coi trước bài “Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình”
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1.doc