Giáo án Tin học 8 - Năm học 2009-2010 - Trần Thế Thoại

Giáo án Tin học 8 - Năm học 2009-2010 - Trần Thế Thoại

I/ Mục tiêu:

- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

II/ Đồ dùng dạy học:

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III/ Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Thay cho việc kiểm tra bài cũ kiểm tra sách vở của học sinh.

 

doc 73 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Năm học 2009-2010 - Trần Thế Thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Bài 1- Máy tính và chương trình máy tính (tiết1)
 Ngày soạn: 22/08/2009
I/ Mục tiêu:
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III/ Hoạt động dạy học: 
Kiểm tra bài cũ: Thay cho việc kiểm tra bài cũ kiểm tra sách vở của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu con người ra lệnh cho máy tính như thế nào
 GV yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK
?Em hãy nêu những công việc máy tính có thể trợ giúp con người trong cuộc sống?
?Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, công người phải làm như thế nào?
?Em hãy cho 1 vài ví dụ
KL: Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, cong người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó.
HS đọc bài
 HS thảo luận và trả lời
Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy.
VD: Khi nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm trên màn hình.
VD2: Khi ta gõ 1 phím bất kỳ trên bàn phím 
Vd3: Khi sao chép một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác .
 Như vậy ta đã cho máy tính những chỉ dẫn, nói cách khác, đã ra lệnh cho máy tính khởi động phần mềm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ Rô - bốt nhặc rác
 GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK
?Để Rô bốt hoàn thành công việc nhặt rác cần thực hiện theo các lệnh nào? 
HS đọc bài
Tiến 2 bước
Quay trái tiến 1 bước
Nhặt rác
Quay phải, tiến 3 bước
Quay trái, tiến 2 bước
Bỏ rác vào thùng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc
Gv yêu cầu HS đọc mục 3 SGK 
?Để điều khiển máy tính làm việc chúng ta phải làm thế nào? 
?Chương trình máy tính là gì?
?Máy tính thực hiện các lệnh trong chương trình như thế nào?
 GV yêu cầu HS tìm hiểu H2 SGK, ví dụ về chương trình 
 Tại sao cần phải viết chương trình?
HS đọc bài
Để điều khiển máy tính làm việc chúng ta phải viết chương trình máy tính.
Chương trình máy tính là một dãy các lệnhmà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. 
Máy tính thực hiện các lệnh trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng.
HS tìm hiểu và thảo luận.
Một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính, Vì thế việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
 IV/ Củng cố bài:
 GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
 Làm bài tập 1,2 SGK
 Hướng dẫn về nhà: Đọc trước mục 4 
Tiết 2: Bài 1- Máy tính và chương trình máy tính 
 Ngày soạn: 22/08/2009
I/ Mục tiêu:
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu chương trình và ngôn ngữ lập trình
? Con người muốn trao đổi thông tin cho nhau biết thì làm như thế nào?
GV. Con người muốn trao đổi thông tin với nhau thì phải sử dụng ngôn ngữ.
Máy tính cũng vậy để con người trao đổi được thông tin với máy tính thì phải thông qua loại ngôn ngữ bao gồm các dãy bít (dãy các số chỉ bao gồm 0 và 1) ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ máy
? Ngôn ngữ máy là gì?
? Máy tính có hiểu được tiếng việt không? 
Khi máy tính mới xuất hiện các chương trình đầu tiên được viết dưới dạng ngôn ngữ máy (gồm các dãy bít) Tuy nhiên viết chương trình bằng ngôn ngữ này rất khó và mất nhiều thời gian bởi vì các câu lệnh viết dưới dãy bít khác xa với ngôn ngữ tự nhiên nên khó nhớ và khó sử dụng. Vì vậy người ta mong muốn có thể sử dụng đượccác từ có nghĩa dễ nhớ, dễ nhớ để viết lệnh thay cho ngôn ngữ máy.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ sử dụng để viết chương trình máy tính.
Tuy nhiên khi viết chương trình thì máy tính cũng chưa thể hiểu được vì chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình mà phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy thì máy tính mới hiểu được chương trình dùng để chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy được gọi là chương trình dịch.
? Để tạo ra chương trình bao gồm những bước nào?
GV: Chốt lại vấn đề
Để tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước:
B1. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
B2. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được
GV giới thiệu về một số ngôn ngữ lập trình 
HS: trả lời
Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ dành riêng cho máy tính bao gồm các dãy bít .
HS. Trả lời
HS: trả lời
IV. Cũng cố bài học:
Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài học giúp học sinh nắm rõ kiến thức bài học.
Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 3,4 sgk và đọc trước bài 2. 
Tiết 3: Làm quen với chương trình
 và ngôn ngữ lập trình
 Ngày soạn: 15/09/2009
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
 + Học sinh biết thế nào là lập trình.
 + Làm quen với chương trình Pascal Turbo Pascal đơn giản đầu tiên
 + Làm quen với ngôn ngữ lập trình Pascal
 + Nhận biết một số từ khoá và cấu trúc chung của chương trình Pascal.
Kĩ năng:
 + Biết soạn thảo một chương trình Turbo Pascal đơn giản.
 + Biết chạy một chương trình cụ thể trong môi trường lập trình Turbo Pascal.
II/ Phương pháp và phương tiện:
 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.
III/ Hoạt động dạy học: 
Kiểm tra bài cũ: Chương trình dịch làm gì?
 (Chương trình dịch là chương trình có vai trò chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy)
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ về chương trình 
GV giới thiệu ví dụ 1 SGK
GV treo H6 lên bảng 
Program CTDau tien
Uses crt;
Begin
 Writeln(‘chao cac ban”);
end.
lLệnh khai báo tên chương trình
Lệnh in ra màn hình dòng chữ “chao cac ban”
Chương trình trên được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Kết quả chạy chương trình là dòng chữ “Chào cac ban” được in trên màn hình.
?Chương trình trên gồm mấy dòng lệnh 
Chương trình trên gồm năm dòng lệnh
Mỗi lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái. Trong thực tế có những chương trình có thể có đến hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu dòng lệnh.
HS theo dõi 
HS quan sát
 HS trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
Giống như những ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ lập trình có các ký tự, quy tắc để ghép một ký tự thành một ký tự có nghĩa (từ khoá), ghép các từ thành một câu lệnh. 
?Ngôn ngữ lập trình là gì?
GVKL: Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc sao cho có thể viết được các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
* Ngôn ngữ lập trình gồm những thành phần cơ bản nào?
Ngôn ngữ lập trình gồm những thành phần cơ bản sau:
Bảng chữ cái: Gồm bảng chữ ccái tiếng Anh và một số ký hiệu khác như dấu phép toán (+,-,*,/,..) dấu mở ngoặc, đóng ngoặc, dấu nháy,..
Các quy tắc: Cách viết (cú pháp) và ý nghĩa của chúng, cách bố trí câu lệnh thành một chương trình.
HS lắng nghe và ghi chép.
HS trả lời câu hỏi.
Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc sao cho có thể viết được các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
HS quan sát ví dụ 1 và trả lời câu hỏi.
Bảng chữ cái
Các quy tắc
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ khoá và tên
Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định, không được dùng các từ khoá này cho bất kỳ mục đích nào.
a) Từ khoá: Program, uses, begin, end,..
Trong đó: 
 - Program: Khai báo chương trình
 - Uses: Khai báo các thư viện
 - Begin và end: Lệnh bắt đầu và kết thúc chương trình.
 GV cho HS quan sát H6 SGK 
b) Sử dụng tên trong chương trình:
Quy tắc đặt tên như sau:
Tên khác nhau ứng với những đại lượng khác nhau
Tên không được trùng với từ khoá
 VD: Tên CT_Dau_tien dùng để đặt tên cho chương trình.
* Chú ý: Tên không quá 127 ký tự bao gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới phải bắt đầu bằng dấu gạch dưới hoặc chữ cái.
 HS lắng nghe
HS theo dõi và ghi chép
HS theo dõi và ghi chép
 IV/ Củng cố: Làm bài tập 4 SGK
 Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 1,2,3 SGK và đọc trước mục 4.
Tiết 4: Làm quen với chương trình
 và ngôn ngữ lập trình (tiếp)
 Ngày soạn: 22/09/2009
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
 + Làm quen với chương trình Pascal Turbo Pascal đơn giản đầu tiên
 + Làm quen với ngôn ngữ lập trình Pascal
 + Nhận biết một số từ khoá và cấu trúc chung của chương trình Pascal.
Kĩ năng:
 + Biết soạn thảo một chương trình Turbo Pascal đơn giản.
 + Biết chạy một chương trình cụ thể trong môi trường lập trình Turbo Pascal.
II/ Phương pháp và phương tiện:
 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.
III/ Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Trong các tên sau đây, tên nào là không hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal?
 A) a; B) Tamgiac C) 8a; D) Tam giac
 E) beginprogram F) end; G) b1; H) abc
 (Tên hợp lệ là: A, B, G, H)
 2.Bài mới: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (tiếp)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình
 GV nhắc lại ví dụ 1 (H.6 ) SGK 
GV chỉ rõ từng dòng lệnh và nói rõ tác dụng của từng dòng lệnh đó.
 Nhận xét về cấu trúc chương trình
+ Phần khai gồm 2 dòng lệnh khai báo tên chương trình là CT_dau_tien với từ khoá Program và khai báo thư viên crt với từ khoá uses.
+ Phần thân rất đơn giản chỉ gồm các từ khoá begin và end cho biết điểm bắt đầu và kết thúc thân chương trình. Phần thân chỉ gồm một câu lệnh thực sự là Writeln( 'chao cac ban') để in ra màn hình “chào các bạn”
?Cấu chung của một chương trình gồm những phần chính nào?
GV kết luận: 
Cấu trúc chương trình gồm 2 phần:
Phần khai báo:
+ Khai báo tên chương trình
+ Khai báo các thư viện.
Phần thân: Gồm các câu lệnh mà máy cần thực hiện.
Chú ý: Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình.
 + Phần thân bắt buộc phải có
 HS quan sát và lắng nghe
Cấu trúc chương trình gồm 2 phần:
Phần khai báo 
Phần thân
Hoạt đông2: Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
Phần này dạy trên máy tính, có máy chiếu để học sinh theo dõi.
GV: Trong phần này ta là ... ình in ra màn hình thứ tự lần lặp.
 Ví dụ 4: Viết chương trình ghi nhận các vị trí của một quả trứng rơi từ trên cao xuống, ta có thể lặp lại lệnh trên nhiều lần
Lưu ý: Trong ví du 4 các câu lệnh đơn giản Writeln (‘o’) và delay (100) được đặt trong hai từ khoá begin và end để tạo thành câu lệnh ghép trong Pascal.
1. Các công việc phải được thực hiện nhiều lần.
VD: Tiếng gà trống gáy, tiếngchuông đồng hồ báo thức em dậy mỗi sáng, các ngày trong tuần buổi sáng em đến trường và buổi chiều trở về nhà,
Ví dụ: Viết chương trình Pascal để in lời chào của các bạn trong lớp em.
Như vậy viết một chương trình Pascal cho phép việc lặp đi lặp lại việc nhập tên và hiển thị ra màn hình lời chào.
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
*Việc vẽ 3 hình vuông được thực hiện bằng thuật toán như sau:
B1: Vẽ hình vuông
B2: Nếu số hình vuông đã vẽ được bé hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại kết thúc thuật toán.
* Thuật toán vẽ 1 hình vuông
 B1: k 0 (k là số doạn thẳng đã vẽ được)
Bước 2: k k+1
Bước 3: Nếu k<4 thì trở lại bước 2; ngược lại kết thúc.
* Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp lại một hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thoã mãn.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
 Lắng nghe và ghi chép.
 Program Lap;
var i: interger;
 begin
For i:=1 to 10 do
Writeln (‘ Day la lan lap thu’,i);
 Readln;
 end.
var i: integer;
begin
 For i: 1 to 20 do
Begin writeln (‘o’); Delay(100) end; Readln; end.
 V/ Củng cố bài: Đọ ghi nhớ, làm bài tập 1, 3 SGK
 Bài tập về nhà : 1, 4,5 SGK.
Tiết 38: Câu lệnh lặp (tiếp)
 Ngày soạn: 10/01/2009
I/ Mục tiêu: 
 * Kiến thức: 
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For do trong Pascal.
- Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản.
- Biết vận dụng câu lệnh lặp vào viết một số chương trình.
 * Kỹ năng: - Viết đúng câu lệnh lặp Fordo.
 - Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh lặp.
II/ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
III/ Chuẩn bị: Tranh ảnh, lưu đồ, bảng phụ,
IV/ Hoạt động dạy học: 
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 ?Cấu trúc lặp dùng để làm gì?
 ?Em hãy cho biết câu lệnh lặp thường dùng trong ngôn ngữ lập trình Pascal có dạng như thế nào?
 (For := to do ;)
 Trong đó for, to, do là từ khoá, biến đếm có kiểu nguyên; giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
 2/ Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
 Ví dụ 5 (SGK): Viết chương trình tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên được nhập vào từ bàn phím. 
GV gợi ý: Sử dụng thuật toán ở ví dụ 3 bài 5
* Do tổng là một số rất lớn nên ta sử dụng một kiểu dữ liệu mới của Pascal là Longint (lưu số nguyên trong phạm vi 2-31 đến 231 -1).
 GV yêu cầu HS viết vào giấy nháp và lên bảng trình bày.
GV gọi HS nhận xét.
Ví dụ 6:Viết chương trình tính N! (N! = 1.2.3n)
 Với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
Gv gợi ý: Chương trình sử dụng một câu lệnh lặp For do.
 GV chia nhóm HS, các nhóm thảo luận và lên bảng trình bày.
Program Tinh_tong;
var n,i: integer;
 S: Longint;
 Begin
 Write (‘ Nhap so n=’); Readln(n);
 S:=0;
For i:= 1 to 100 do S:= S+i;
Writeln(‘Tong cua ‘, N,’ so tu nhien dau tien S = ‘, S);
 Readln;
End.
 Program Tinh_giai_thua;
 Var n, i : Integer;
 P: longint;
 Begin
 Write (‘Nhap n=’); Readln (n);
 P:=1;
 For i:= 1 to n do P:=P*i;
Writeln (N,’ ! = ‘, P);
 Readln; End.
 Hoạt động 2: Chữa một số bài tập SGK
Bài 2: Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp với số lần biết trước?
GV cho HS thảo luận và rút ra kết luận
Bài 4: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến J bằng bao nhiêu?
 J: = 0;
 For i:= 0 to 5 do J: = J+2;
? Lệnh lặp trên thực hiện bao nhiêu vòng lặp?
Mỗi vòng lặp J tăng thêm bao nhiêu đơn vị?
Bai 5: SGK
 Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ hay không, vì sao?
 Gv chia HS ra 5 nhóm mỗi nhóm làm một câu cử đại diện trả lời câu hỏi.
Bài 6: Hãy mô tả thuật toán tính tổng.
 A= + +
 Thuật toán được mô tả như sau:
 Bước 1: Gán A i 1
 Bước 2: A 
 Bước 3: ii+1
 Bước 4: Nếu i n, quay lại bước 2.
 Bước 5: Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán.
Bài 2: Câu lệnh lặp với số lần biết trước có tác dụng làm đơn giản và giảm nhẹ công sức của người viết chương trình.
Bài 4: 
 Lệnh lặp trên thực hiện 6 vòng lặp, mỗi lần J tăng thêm 2 đơn vị. Vậy khi kết thúc vòng lặp J có giá trị 12.
Bài 5: 
a) Không hợp lệ, giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối.
b) Không hợp lệ, giá tị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên
c) Không hợp lệ, thiếu dấu : khi gán giá trị đầu.
d) Hợp lệ, tuy nhiên nếu ta muốn lặp lại câu lệnh Writeln (‘A’) mười làn thì không hợp lệ do thừa dấu chấm phẩy thứ nhất.
e) Không hợp lệ vì biến x được khai báo kiểu số thực.
 Lắng nghe và ghi chép
 V/ Củng cố bài: GV yêu cầu đọc lại phần ghi nhớ SGK
 Hướng dẫn về nhà: Làm trước các bài ở bài thức hành 5 để tiết sau thực hành.
 Tiết 39: Bài thực hành 5
Sử dụng lệnh lặp fordo
 Ngày soạn: 157/01/2009
I/ Mục đích, yêu cầu:
Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for do;
Sử dụng được câu lệnh ghép.
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for do. 
II/ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
III/ Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: Chia nhóm HS, phòng máy, 
 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà. 
IV/ Hoạt động dạy học: 
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 Cấu trúc lặp với số lần biết trước được thể hiện bằng câu lệnh Pascal như thế nào?
 ( For := to do ;
 Trong đó For, to, do là từ khoá, 
 biến đếm có kiểu số nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên).
 2/ Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Gõ và chạy chương trình sau
 Program Chao_hoi;
 Uses crt;
 var ten: string;
 i: integer;
 Begin
 For i:= 1 to 3 do
 Begin
 Write (‘ Nhap ten cua ban:’); Readln(ten);
 Writeln(‘ Chao ban’, ten);
 end;
 Readln; End.
GV yêu cầu HS thay đổi giá trị cuối và yêu cầu HS nhận xét về số lần nhập tên và hiển thị lời chào.
 Các nhóm thực hành trên máy 
 Chạy chương trình nhập tên các bạn trong nhóm quan sát kết quả và cho nhận xét.
Số lần lặp bằng giá trị cuối – giá trị đầu +1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 1 SGK
 Gv yêu cầu HS đọc đề bài 1 
a) GV yêu cầu HS gõ chương trình sau đầy:
 Program Bangnhan;
 uses crt;
 var n, i : integer;
 Begin
 clrscr;
 Write(‘Nhap so n = ‘); Readln (n);
 Writeln;
Writeln(‘ Bang nhan ‘, n); Writeln;
 For i := 1 to 10 do Writeln (n,’ x’, i: 2,’ =’, N*i :3);
 Readln; end.
b) Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.
 * Tìm hiểu câu lệnh 
For i := 1 to 10 do Writeln (n,’ x’, i: 2,’ =’, N*i :3);
GV cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành một bảng tiến trình thực hiện của câu lệnh trên.
 (giả sử với n = 3).
Bước
i
i 10?
Writeln(n,’.’,i,’ = ‘,n*i)
1
1
Đúng
3.1=3
2
2
Đúng
3..2=6
3
3
Đúng
3.3=9
4
4
Đúng
3.4=12
5
5
Đúng
3.5=15
6
6
Đúng
3.6=18
7
7
Đúng
3.7=21
8
8
Đúng
3.8=24
9
9
Đúng
3.9=27
10
10
Đúng
3.10=30
11
11
Sai
Không thực hiện lệnh Writeln. Kết thúc 
* Dịch chương trình sửa lỗi nếu có.
* Chạy chương trình với các giá trị nhập vào lần lượt bằng 1,2,,10. Quan sát kết quả nhậ được trên màn hình.
HS đọc đề bài 
 Các nhóm thực hành trên máy
 Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả.
 thực hiện trên máy và quan sát kết quả.
Các nhóm quan sát và bổ sung cho nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 2
 Chỉnh sửa chương trình để làm đẹp kết quả trên màn hình.
 ?Kết quả nhận được trong bài 1 có nhược điểm gì?
Để chỉnh sửa chương trình này ta làm như thế nào? 
* Ta sử dụng các lệnh GotoXY, Where X và WhereY.
- GotoXY(a,b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b.
- Where X cho biết số thứ tự của cột và WhereY số thứ tự của hàng đang có con trỏ.
a) Chỉnh sửa câu lệnh lặp của chương trình như sau:
 For i := 1 to 10 do 
 Begin
 GotoXY (5, WhereY);
 Writeln (n,’ x’, i: 2,’ =’, N*i :3); Writeln;
end;
b) Dịch chương trình với các giá trị gõ vào từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình.
Khó đọc
Các hàng không cân đối với hàng tiêu đề.
 HS trả lời 
 Lắng nghe và ghi chép.
 Các nhóm thực hiện trên máy.
 IV/ Củng cố: GV yâu cầu HS nhắc lại câu lệnh lặp For ..to
 Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài tập 3
 Viết chương trình giải bài toán cổ sau: Trăm trâu, trăm cỏ.
 Trâu đứng ăn năm.
 Trâu nằm ăn ba
 Lụ khụ trâu già
 Ba con một bó.
 Hỏi có mấy có “trâu đứng”, mấy “trâu nằm”, mấy “trâu già”?
Ngày 11 tháng 02 năm 2009
Tiết 43,44: Bài thực hành 6 – Sử dụng lệnh lặp While  do 
I. Mục tiêu:
- Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
- Rèn luyện khả năng đọc chương trình, tìm hiểu tác dụng của câu lệnh
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị phòng thực hành trước khi gọi học sinh vào.
III. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ:
?1 em hãy trình bày cú pháp của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
HS: Trình bày câu trả lời 
GV: Nhận xét
2. Nội dung:
Trong bài thực hành này chúng ta phải thực hiện được các công việc sau:
- Khởi động Turbo Pascal
- Làm bài tập 1 sgk
Bài 1: Viết chương trình sử dụng lệnh While  do để tính trung bình n số thực x1,x2,,xn với điều kiện các số được nhập vào từ bàn phím.
a. Mô tả thuật toán:
+ Input: các số thực x1,,xn.
+ Output: Giá trị trung bình tính được
B1: Nhập số n=?
B2: Đếmò 0; TBò 0;
B3: Chừng nào đếm < n thì 
Begin
Đếm ò Đếm + 1;
Nhập số thứ Đếm =? Đọc số x vào.
TBò TB + x
End;
B4: Tb/n;
B5: In kết quả ra màn hình.
B6: Kết thúc thuật toán.
b. Dựa vào thuật toán các em hãy viết chương trình.
c. Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh.
d. Chạy chương trình với các dữ liệu được nhập vào từ bàn phím.
e. Viết lại chương trình trên bằng cách sử dụng vòng lặp xác định for  to do
 program bt1;
uses crt;
Var n,i: Integer;
 X,TB: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘ Cho n =’);
TB:=0;
For i:= 1 to n do 
Begin
Write(‘ Nhap so thu’,i,’=’); readln(x);
TB:=TB+x;
End;
TB:=TB/n;
Writeln(‘ Trung binh cong cua cac so vua nhap la’,TB:4:2);
Readln;
End.
- Giáo viên tiến hành chia nhóm để học sinh thực hành.
- Học sinh tiến hành làm việc.
- Trong lúc người này làm thì người kia quan sát và ghi nhớ các thao tác.
- Trong lúc học sinh làm bài giáo viên thường xuyên theo dõi các hoạt động của học sinh nhằm phát hiện ra sai sót để bổ cứu kịp thời. 
GV giải đáp các thắc mắc của học sinh khi làm bài gặp phải.
- GV: Những nhóm nào làm xong bài tập 1 tiến hành làm bài tập 2 trong sgk.
- Cuối buổi thực hành giáo viên yêu cầu học sinh ngừng công việc, thoát máy.
- Giáo viên tiến hành nhận xét buổi thực hành:
 	+ Ưu điểm:
	+ Nhược điểm:
- Nhắc học sinh về nhà vận dùng vòng lặp không xác định để giải một số bài toán khác.
- Yêu cầu tổ trực nhật vệ sinh phòng máy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin 8 full.doc