Giáo án Tin học 8 - Học kỳ 1- Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Châu

Giáo án Tin học 8 - Học kỳ 1- Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Châu

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Kiến thức:

 Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.

2. Kỹ năng:

Viết các lệnh ở dạng ngôn ngữ tự nhiên.

3. Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập, ham thích học hỏi nghiên cứu.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ.

- Đặt câu hỏi cho HS trả lời và đưa ra nhận xét.

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo.

- Học sinh: SGK, Đọc bài trước.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. Ổn định lớp

II. Giới thiệu

Giới thiệu sơ qua về sự cần thiết phải viết chương trình cho máy tính.

 

doc 83 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Học kỳ 1- Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 23/08/2009
Tuần 01 
**********************ooOoo**********************
Tiết 01
Phần 1: Lập trình đơn giản
Bài 1 máy tính và chương trình máy tính
a. Mục tiêu học tập
1. Kiến thức: 
 Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
2. Kỹ năng:
Viết các lệnh ở dạng ngôn ngữ tự nhiên.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong học tập, ham thích học hỏi nghiên cứu.
b. phương pháp
- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời và đưa ra nhận xét.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: SGK, Đọc bài trước.
D. Tiến trình lên lớp
I. ổn định lớp
II. Giới thiệu
Giới thiệu sơ qua về sự cần thiết phải viết chương trình cho máy tính.
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Máy tính là một công cụ tuyệt vời được sử dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống nhưng thực chất máy tính chỉ là một thiết bị điện tử vô tri vô giác, để máy tính có thể thực hiện được một công việc mong muốn của mình con người cần phải làm gì?
Lấy ví dụ về các thao tác con người ra lệnh cho máy -> yêu cầu hs cho biết các thao tác đó là thao tác ra lệnh làm gì?
Vậy để máy tính thực hiện một công việc nào đó con người cần làm gì?
Lắng nghe, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
Muốn máy tính có thể thực hiện được một công việc mong muốn của mình con người cần phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính.
Chú ý theo dỏi, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời:
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm , phần mềm được khởi động.
-> Ra lệnh cho máy khởi động phần mềm.
- Gõ một phím chữ cái -> chữ cái xuất hiện trên màn hình soạn thảo.
-> Ra lệnh cho máy ghi chữ lên màn hình.
- Khi thực hiện sao chép.
-> Ra lệnh cho máy thực hiện hai việc:
+ Sao chép vào ô nhớ.
+ Sao chép từ ô nhớ -> vị trí mới.
Để máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người phải đưa cho máy tính một hay nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh theo đúng thứ tự mà nó nhận được.
Hoạt động 2: 2. Ví dụ.
Giới thiệu cho hs biết: Rôbốt (hay người máy) là một loại máy có thể tự động thực hiện được một số công việc thông qua sự điều khiển của con người. Hãy lấy vd về Rôbốt có thể thực hiện công việc dưới sự chỉ dẫn của con người?
Giả sử ta có một Rôbốt có thể thực hiện được các thao tác cơ bản như tiến 1 bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng hình 1 sgk (mô tả vị trí của Rôbốt, rác và thùng rác. Hãy viết các lệnh để Rôbốt có thể nhặt rác và bỏ vào thùng? 
Lắng nghe, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
VD: Rôbốt trong cuộc thi Rôbôcon châu á Thái Bình Dương, người máy ASIMO (vừa sang Việt Nam)....
Lắng nghe, quan sát, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
Tiến 2 bước.
Quay trái, tiến 1 bước.
Nhặt rác.
Quay phải, tiến 3 bước.
Quay trái, tiến 2 bước.
Bỏ rác vào thùng.
Giả sử các lệnh trên được viết và lưu trong Rôbốt với tên “Hãy nhặt rác”. Khi đó ta chỉ cần ra lệnh “Hãy nhặt rác”, các lệnh đó sẽ điều khiển Rôbốt tự động thực hiện lần lượt các lệnh nói trên.
IV. Cũng cố.
GV hệ thống lại nội dung chính của tiết học và yêu cầu hs nhắc lại.
Trả lơì câu hỏi:
1. Để máy tính có thể thực hiện một công việc nào đó con người cần làm gì? lấy ví dụ cụ thể?
2. Trong ví dụ về Rôbốt, nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 và lệnh 2 trong chương trình, Rôbốt có thực hiện được công việc nhặt rác không? hãy xác định vị trí mới của Rôbốt sau khi thực hiện xong lệnh “Hãy nhặt rác”. Em hãy đưa ra hai lệnh để máy tính trở lại vị trí ban đầu?
V. Dặn dò và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Yêu cầu hs về nhà học bài cũ.
- Trả lời câu hỏi 1 sgk vào vở bài tập.
- Đọc trước mục 3, 4 để tiết sau học.
Soạn ngày: 24/08/2009 
Tuần 01 
**********************ooOoo**********************
Tiết 02
Bài 1 máy tính và chương trình máy tính (Tiếp)
a. Mục tiêu học tập
1. Kiến thức: 
 Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động, biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể, biết ngôn ngữ được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình, biết vai trò của chương trình dịch.
2. Kỹ năng:
Vận dụng sự hiểu biết đó để viết chương trình máy tính một cách chính xác và linh hoạt.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong học tập, ham thích học hỏi nghiên cứu.
b. phương pháp
- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời và đưa ra nhận xét.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: SGK, Đọc bài trước.
D. Tiến trình lên lớp
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Để máy tính có thể thực hiện một công việc nào đó con người cần làm gì? lấy ví dụ cụ thể?
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 3. Viết chương trình, ra lệnh cho máy tính làm việc.
Trình bày cho học sinh biết: Việc viết các lệnh để điều khiển Rôbốt trong ví dụ nói trên chính là viết chương trình, tương tự, để điều khiển máy tính làm việc, chúng ta cũng phải viết chương trình máy tính. 
Để máy tính làm việc em cần làm gì?
Vậy theo em chương trình máy tính là gì?
Máy tính sẽ thực hiện các lệnh trong chương trình như thế nào?
Viết chương trình Rôbốt nhặt rác để hs biết:
Tại sao cần viết chương trình?
Lắng nghe, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
- Để máy tính làm việc ta phải ra lệnh cho nó, nghĩa là ta phải viết chương trình.
- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Khi đó máy tính thực hiện lần lượt các câu lệnh đó trong chương trình.
Chương trình Rôbốt nhặt rác:
Hãy nhặt rác 
 Bắt đầu
 Tiến 2 bước
 Quay trái, tiến 1 bước;
 Nhặt rác;
 Quay phải, tiến 3 bước;
 Quay trái, tiến 2 bước;
 Bỏ rác vào thùng;
 Kết thúc.
Quan sát sgk, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời:
Việc viết nhiều lệnh tập hợp thành 1 chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Hoạt động 2: 4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
Hãy cho biết thông tin lưu giữ trong máy tính được lưu giữ dưới dạng nào?
Vậy để chỉ dẫn cho máy tính những việc cần làm ta phải dùng ngôn ngữ gì? 
Vì sao ngày nay người ta không viết chương trình bằng ngôn ngữ máy?
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Để máy có thể hiểu được các chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình chúng ta cần có gì?
Vậy việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm mấy bước đó là những bước nào?
Môi trường lập trình là gì?
Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
TL: Để máy tính có thể xử lý thông tin đưa vào máy tính cần được chuyển đổi thành dạng dãy bít (chỉ bao gồm ký hiệu 0 và 1). Các dãy bít là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ cho máy tính được gọi là ngôn ngữ máy.
Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
Để chỉ dẫn cho máy tính những công việc cần làm ta phải dùng ngôn ngữ máy. Những chương trình máy tính đầu tiên được viết bằng ngôn ngữ này.
Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy người ta mong muốn có thể sử dụng các từ có nghĩa dễ hiểu và dể nhớ để viết các câu lệnh thay cho các dãy bít khô khan. Các ngôn ngữ lập trình ra đời để phục vụ cho mục đích đó.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
Để máy có thể hiểu được các chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình chúng ta cần có chương trình dịch để chuyển đổi chương trình sang ngôn ngữ máy.
Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước sau:
(1) Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
(2) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
Kết quả sau bước (1) là danh sách các lệnh được lưu thành một tệp văn bản trong máy tính; còn kết quả sau bước (2) là một tệp có thể thực hiện được trên máy tính. Các tệp đó được gọi chung là chương trình.
Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ trợ dúp tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào một phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau: C, java, Basic, Pascal,... Mỗi ngôn ngữ lập trình được tạo ra với định hướng sử dụng trong một số lĩnh vực cụ thể và có lịch sử phát triển, điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng.
IV. Cũng cố
GV hệ thống lại nội dung chính của bài học và yêu cầu học sinh nhắc lại đồng thời gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk.
Trả lời câu hỏi:
Tại sao người ta phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong lúc người ta có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ của máy.
Chương trình dịch được dùng làm gì?
V. Dặn dò và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 sgk vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2 (Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình để tiết sau học).
Soạn ngày: 01/09/2008 
Tuần 02 
**********************ooOoo**********************
Tiết 03
 Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
a. Mục tiêu học tập
1. Kiến thức: 
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh; biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định; biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình, tên không được trùng với từ khoá.
2. Kỹ năng:
Vận dụng sự hiểu biết đó để viết chương trình máy tính một cách chính xác và linh hoạt.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong học tập, ham thích học hỏi nghiên cứu.
b. phương pháp
- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời và đưa ra nhận xét.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: SGK, Đọc bài trước.
D. Tiến trình lên lớp
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
Hãy cho biết lý do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính? Tại sao người ta phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy bằng ngôn ngữ máy.
Chương trình dịch làm gì? Việc tạo ra chương trình máy tính gồm mấy bước đó là những bước nào?
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1. Ví dụ về chương trình.
Lấy ví dụ về chương trình đơn giản viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal và hướng dẫn học sinh các thành phần trong chương trình cũng như biết sau khi dịch và chạy sẽ cho kết quả lên màn hình.
Trong chương trình trên gồm có mấy dòng lệnh?
Chú ý quan sát, theo dỏi, ghi chép.
Ví dụ 1:
Program ct_dau_tien;
Uses crt;
Begin
 Writeln(‘Chao cac ban’);
End.
Trong chương trình trên gồm 5 dòng lệnh:
- Program ct_dau_tien; lệnh khai báo tên chương trình.
- Uses crt; lệnh khai báo thư viện
- Begin, End: Lệnh chỉ ra vị trí bắt đầu và kết thúc chương trình.
- Writeln(‘Chao cac ban’); lệnh in ra màn  ... rong chương trình
Trong lập trình biến là gì?
Để khai báo biến ta cần thực hiện những bước nào?
Các thao tác có thể thực hiện với biến là gì?
Hằng là gì?
1. Biến là công cụ trong lập trình
Trong lập trình biến là đại lượng được dùng để lưu trử dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trử có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
2. Khai báo biến
- Khai báo tên biến
- Khai báo kiểu dữ liệu của biến
3. Sử dụng biến trong chương trình
- Gán giá trị cho biến
Tên biến <- Biểu thức cần gán giá trị cho biến.
- Tính toán với các giá trị của biến.
4. Hằng
Hằng là đại lượng được dùng để lưu trử dliệu, hằng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Muốn sdụng hằng ta phải khai báo tuy nhiên hằng phải được gán giá trị ngay trong phần khai báo.
IV. Cũng cố.
- Hệ thống lại nội dung lý thuyết chính phải ôn tập.
V. Đặn dò và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập
- Thực hành thêm (nếu có máy).
**********************ooOoo**********************
Tiết 35
Soạn ngày: 24/12/2008 
Tuần 18
ôn tập (Tiếp)
a. Mục tiêu học tập
1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học.
2. Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đó vào viết các chương trình đơn giản.
3. Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì ham học hỏi hiểu biết.
B. phương pháp
- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời và đưa ra nhận xét.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo, giáo án.
- Học sinh: SGK, Đọc bài trước.
D. tiến trình lên lớp
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày cấu trúc chung của mọi chương trình?
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa biến và hằng?
III. ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Từ bài toán đến chương trình
Bài toán là gì?
Để giải một bài toán cụ thể ta cần làm gì?
Thuật toán là gì?
Để giải một bài toán trên máy tính em cần thực hiện những bước nào?
Hãy trình bày khái niệm đầy đủ về thuật toán?
1. Bài toán và xác định bài toán
Suy nghĩ , nhắc lại
- Bài toán là một công việc hay nhiệm vụ cần phải giải quyết.
- Để giải quyết một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.
ă Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải bài toán.
2. Quá trình giải bài toán trên máy tính
Suy nghĩ, thảo luận, nhắc lại
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải bài toán.
- Các bước giải bài toán trên máy tính:
+ Xác định bài toán:
+ Mô tả thuật toán:
+ Viết chương trình:
3. Thuật toán và mô tả thuật toán
Đúng
Điều kiện?
Sai
Câu lệnh 1
Câu lệnh 2
Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự nhất định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
4. Một số ví dụ về thuật toán
Hoạt động 2: Câu lệnh điều kiện
Khi nào thì ta nói điều kiện được thoả mãn và khi nào thì ta nói điều kiện không được thoả mãn?
Để so sánh hai giá trị số hay hai biểu thức có giá trị số chúng ta sử dụng những ký hiệu nào trong toán học?
Hãy vẽ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và dạng thiếu?
Hãy viết cú pháp và trình bày hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và câu lệnh điều kiện dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
Viết cú pháp của câu lệnh điều kiện lồng nhau?
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”.
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện.
Suy nghĩ, nhắc lại:
Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không được thoả mãn.
3. Điều kiện và phép so sánh.
Suy nghĩ, nhắc lại:
Để so sánh hai giá trị số hay hai biểu thức có giá trị số chúng ta sử dụng những ký hiệu toán học như sau: =, , ,,.
Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện.
4. Cấu trúc rẽ nhánh
Lên bảng trình bày
(sgk)
5. Câu lệnh điều kiện
- Dạng thiếu:
+ Cú pháp
If then ;
+ Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện này máy tính sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá Then. Ngược lại, câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Dạng đủ
+ Cú pháp
If then else ;
+ Hoạt động: Khi gặp câu lệnh này máy tính sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thoả mãn câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
- Câu lệnh điều kiện lồng nhau:
If then else
If then else
;
Hoạt động 3: Bài tập
Hãy mô tả thuật toán của bài toán?
Hãy viết chương trình?
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal viết chương trình nhập vào 2 thực a và b. 
- In ra màn hình 2 số vừa nhập. 
- Sắp xếp hai số đó theo thứ tự không giảm và in ra màn hình.
Suy nghĩ ă trả lời:
- Input: 2 số a và b
- Output: in 2 số ra màn hình, sắp xếp 2 số theo thứ tự không giảm và in ra màn hình.
B1. Nhập vào 2 số a và b
B2: In 2 số a và b ra màn ình
B3: Nếu a > b thì:
 a <- a + b
 b <- a – b
 a <- a – b
B4: In 2 số ra màn hình
Chương trình:
Program hoandoi;
Uses crt;
Begin
 Write(‘Nhap a =’); Readln(a);
 Write(‘Nhap b =’); Readln(b);
 Write(‘Hai so vua nhap la:’,a,’ ‘,b);
 If a>b then 
 Begin
 a := a + b;
 b := a – b;
 a := a – b;
 End;
 Write(‘Hai so sau khi hoan doi nhap la:’,a,’ ‘,b);
 Readln;
End.
IV. Cũng cố.
- Hệ thống lại nội dung lý thuyết chính phải ôn tập.
V. Đặn dò và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập, làm bài tập.
- Thực hành thêm (nếu có máy) ă tiết sau kiểm tra học kỳ I.
**********************ooOoo**********************
Tiết 36
Soạn ngày: 25/12/2008 
Tuần 19 
Kiểm tra học kỳ i
a. Mục tiêu học tập
Đánh giá kiến thức, kỷ năng của học sinh về: mô tả thuật toán, sử dụng biến, hằng để viết chương trình đơn giản có sử dụng câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
b. yêu cầu của đề
- Kiến thức: kiểm tra kiến thức về cấu trúc chung của mọi chương trình, mô tả thuật toán, sử dụng câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo và sử dụng biến và hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Kỷ năng: Viết một chương trình đơn giản.
- Thái độ: Nghiêm túc làm bài.
C. ma trận đề
 Bài
Mức độ
Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
Chương trình máy tính và dữ liệu
Sử dụng biến trong chương trình
Từ bài toán đến chương trình
Câu lệnh điều kiện
Bài thực hành 1, 2, 3 và 4.
Biết
I.2, I.4
I.6
I.1, I.5
II.1
I.8, II.2.b
I.3
Hiểu
II.3.a
I.7, II.2.a
Vận dụng
II.3.b
D. Đề bài
I. Phần trắc nghiệm. (Gồm 8 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất?
1. Để khai báo tên chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal em sử dụng từ khoá?
a. Program	b. Uses 	c. Var	d. Const
2. Trong Pascal tên nào sau đây là hợp lệ?
a. hinh vuong	b. 1hinh_vuong	c. hinh_vuong	d. Then 
3. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để lưu chương trình em thực hiện:
a. Nhấn phím F2	b. Vào File chọn Save	c. Vào File chọn Exit	d. Câu a và câu b đúng
4. Để dịch chương trình Pascal em thực hiện:
a. Nhấn tổ hợp phím ALT + F9	b. Nhấn tổ hợp phím ALT + F5	
c. Nhấn tổ hợp phím CTRL + F9	d. Nhấn phím Enter
5. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal giả sử khai báo biến x có kiểu số nguyên, phép gán nào sau đây đúng?
a. x := ‘B’	b. x := 1,23	c. x := 1.23	d. x := 123
6. Trong Pascal câu lệnh Read hoặc Readln được dùng để:
a. In dữ liệu ra màn hình	b. Đọc dữ liệu vào từ bàn phím
c. Khai báo biến	d. Khai báo hằng
7. Giả sử lúc đầu giá trị của x là 10.
Sau khi thực hiện câu lệnh: “if x > 5 then x := x+1 else x := x – 1” giá trị của x sẽ là:
a. 11	b. 10	c. 9	d. Đáp án khác
8. Các câu lệnh Pascal sau đây câu nào đúng?
a. if x := 10 then a = b;	b. if x > 15 then; x := y;
c. if x = 10 then a := b; else a := c;	d. if x > 15 then a:= b else a:= c;
II. Tự luận. (gồm 3 câu mỗi câu đúng được 2 điểm)
Câu 1. 
a. Bài toán là gì? Để giả quyết được một bài toán cụ thể ta cần làm gì? (1 điểm)
b. Thuật toán là gì? Trình bày các bước để giải một bài toán trên máy tính? (1 điểm)
Câu 2. 
a. Hãy vẽ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ? (1 điểm)
b. Trình bày cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal? (1 điểm)
Câu 3. 
a. Mô tả thuật toán giải bài toán “giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0”? (1 điểm)
b. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal viết chương trình giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0. (1 điểm)
E. Đáp án
I. Phần trắc nghiệm.
1. a
2. c
3. d
 4.a	 
5. c
 6. b	
7. a
8. d
II. Phần tự luận
1. 
a. Bài toán là công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Để giải một bài toán cụ thể chúng ta cần xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước cũng như kết quả cần thu được.
b. Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
Các bước để giải bài toán trên máy tính:
Bước 1: Xác định bài toán: từ phát biểu của bài toán ta xác định đâu là thông tin đã cho (Input) và đâu là thông tin cần tìm (Output).
Bước 2: Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng những câu lệnh cần thiết.
Bước 3: Viết chương trình: Dựa vào thuật toán em viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình đã biết.
Đúng
Điều kiện?
Sai
Câu lệnh 1
Câu lệnh 2
2. a. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và dạng thiếu.
Câu lệnh
Đúng
Điều kiện?
Sai
 Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
b. Cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ.
* Dạng thiếu
- Cú pháp:
 If then ;
- Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện này máy tính sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thoả mãn thì câu lệnh sau từ khoá then sẽ được thực hiện ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.
* Dạng đủ
- Cú pháp
 If then else ;
- Hoạt động:
Khi gặp câu lệnh này máy tính sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thoả mãn thì câu lệnh 1 sau từ khoá then sẽ được thực hiện, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
Câu 3. 
a. Thuật toán.
Input: Các số b và c
Output: Nghiệm của phương trình bậc nhất
Bước 1: Nếu b = 0 chuyển sang Bước 3
Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x = -c/b và chuyển sang bước 4
Bước 3: Nếu c0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c = 0) thông báo phương trình có vô số nghiệm.
Bước 4. Kết thúc
b. Chương trình
Program phuongtrinh;
Uses crt;
Var a, b: integer;
 x: real;
Begin
 Clrscr;
 Write(‘Moi nhap b =’); readln(b);
 Write(‘Moi nhap a =’); readln(a);
 If b 0 then Writeln(‘Nghiem la:’, -c/b:6:2);
 Else If c 0 then
 Writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’)
 Else
 Writeln(‘Phuong trinh vo so nghiem’);
 Readln;
End.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Tin hoc 8 K1.doc