I - Mục tiêu
- Hướng dẫn cho HS cách sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- HS biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên.
- Thấy được tác dụng của của bảng tính trong trong cuộc sống.
II - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III - Phương pháp
Thực hành theo nhóm – GV giải đáp, hướng dẫn.
Ngày soạn: 19/12/2010 Ngày giảng: 21/12/2010 Bài 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH(tiết 2) I - Mục tiêu - Hướng dẫn cho HS cách sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức. - HS biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên. - Thấy được tác dụng của của bảng tính trong trong cuộc sống. II - Chuẩn bị 1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình. 2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà. III - Phương pháp Thực hành theo nhóm – GV giải đáp, hướng dẫn. IV - Tiến trình bài dạy A - ổn định ( 1’ ) B - Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) HS1. Nêu cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng? Thao tác cụ thể trên máy tính HS2. Nêu cách thêm, bớt 1 cột hoặc 1 hàng? Thao tác cụ thể trên máy tính GV : nghe học sinh trình bày và cách thao tác trên máy tính ( Nhận xét và cho điểm. C - Bài mới ( 35’ ) HĐ của GV Ghi Bảng GV: Đưa tình huống cần sao chép dữ liệu trong một ô hoặc một khối ô. HS quan sát trên màn chiếu - Chèn thêm một hành để tạo khoảng cách như hình minh hoạ. - GV thao tác cụ thể cách sao chép nhiều lần cho HS quan sát. - HS quan sát, ghi chép và thực hành trên máy. - GV giới thiệu cách làm bằng menu lệnh hoặc dùng chuột, hoặc dùng bàn phím. - Di chuyển nội dung của ô tính khác với sao chép nội dung của ô tính ( GV lấy VD cho HS quan sát sự khác nhau) ( Khi di chuyển nội dung thì đến ô tính khác thì nội dung ở ô ban đầu sẽ bị xoá GV yêu cầu HS thao tác nhiều lần việc sao chép và di chuyển trên bảng tính. - Chú ý: Khi xoá cột hoặc xoá hàng, các cột bên phải được đẩy sang trái, các hàng phía dưới được đẩy lên trên. - Xét VD: (GV minh hoạ trên màn chiếu tương tự như hình bên) Ô A5 có số 200 Ô D1 có số 150 B3 có công thức = A5+D1 -> Nếu sao chép công thức ở ô B3 và dán vào ô C6 ta thấy trong ô C6 có công thưc = B8+E4 ( Tức là công thức đã bị điều chỉnh) Như vậy: + ở hình 1, A1 và D5 được xác định quan hệ tương đối về vị trí của các địa chỉ trong công thức so với ô B3 + Trong hình 2, ở ô đích C6, sau khi sao chép, quan hệ tương đối về vị trí này được giữ nguyên bằng việc điều chỉnh A5 thành B8 và D1 thành E4. 3. Sao chép và di chuyển dữ liệu a) Sao chép nội dung ô tính (Sử dụng các nút lệnh: Copy, Cut, Paste) - Chọn ô hoặc khối ô có thông tin cần sao chép. - Nháy nút Copy trên thanh công cụ. - Chọn ô cần đưa thông tin được sao chép vào. - Nháy nút Paste trên thanh công cụ. b) Di chuyển nội dung ô tính - Chọn ô hoặc các ô thông tin cần chuyển. - Nháy nút Cut trên thanh công cụ - Chọn ô cần đưa thông tin di chuyển đến. - Nháy nút Paste trên thanh công cụ. 4. Sao chép công thức a) sao chép nội dung các ô có công thức - Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích. b) Di chuyển nội dung các ô có công thức - Ta có thể di chuyển bằng các nút lệnh Cut và Paste và các địa chỉ trong công thức không bị điều chỉnh (công thức được sao chép y nguyên). D - Củng cố ( 3’ ) - Yêu cầu HS thực hành để giải đáp bài tập 3/SGK.tr 44 E - Hướng dẫn về nhà ( 1’ ) - Thực hành trên máy nếu có điều kiện - Làm bài tập 1, 2,3 SGK/Tr.44
Tài liệu đính kèm: