Giáo án Tin học 6 - Năm học 2010-2011 - Đỗ Quốc Tuấn

Giáo án Tin học 6 - Năm học 2010-2011 - Đỗ Quốc Tuấn

A/ Mục tiêu

- Giúp học sinh hiểu biết về thông tin từ đó đưa ra khái niệm về thông tin

- Thông tin hoạt động như thế nào.

B/ Chuẩn bị

 - GV: Các ví dụ trực quan

 - HS: Tự lấy một số ví dụ thực tế mà em biết về thông tin

C/ Nội dung

 

doc 127 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Năm học 2010-2011 - Đỗ Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2010
Tiết 1
Chương I Làm quen với tin học và máy tính điện tử
Đ1 Thông tin và tin học
A/ Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu biết về thông tin từ đó đưa ra khái niệm về thông tin
Thông tin hoạt động như thế nào.
B/ Chuẩn bị
	- GV: Các ví dụ trực quan
	- HS: Tự lấy một số ví dụ thực tế mà em biết về thông tin
C/ Nội dung
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
1/ Thông tin là gì
? Hàng ngày em tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn. Em hãy kể tên một vài thông tin mà em biết
? Trong những nguồn thông tin đó đã cho em biết điều gì
? Từ đó em có thể hiểu thông tin là gì
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người
Thảo luận nhóm
? Trong cuộc sống hàng ngày con người
a, Không cần có thông tin
b, Đôi khi cần thông tin
c, Thường xuyên thu nhận, xử lí và phát thông tin
d, Tất cả đúng
- GV đưa ra đáp án đúng
Các nhóm theo dõi, nhóm làm đúng, đủ sẽ đạt điểm tối đa
Nhóm chưa làm được cần cố gắng hơn
2/ Hoạt động thông tin của con người
? Từ những ví dụ em đã nêu ở phần 1, em hãy cho biết thông tin có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người
? Nêu không có thông tin thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào
? Em hãy lấy một ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin
? Vậy em hiểu như thế nào là hoạt động thông tin
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin
? Trong xử lý thông tin thì nhân tố nào là quan trọng nhất
? Mục đích chính của xử lí thông tin là gì
- Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người
? Tìm hiểu thông tin trong SGK, em hãy cho biết 1 quá trình xử lí thông tin được diễn ra qua mấy bước
? Em hiểu như thế nào là thông tin vào, thông tin ra, xử lí thông tin
? Em hãy tự mô phỏng mô hình quá trình xử lí thông tin
? Em hãy tự lấy một ví dụ để minh hoạ cho mô hình xử lí thông tin trên
? Mỗi nhóm tự lấy thêm một vài ví dụ để minh hoạ cho việc xử lí thông tin
- HS nghe câu hỏi và trả lời
+ Các bài báo, bản tin trên truyền hình
+ Tấm biển chỉ đường
+ Tín hiệu xanh đổ của đèn giao thông
+ Tiếng trống trường.
+ Sổ liên lạc của một bạn học sinh
- HS trả lời theo hướng dẫn của giáo viên
- Tìm hiểu thông tin trong SGK
- Nghe và ghi vở
- HS thảo luận theo nhómà Thống nhất ý kiến và trả lời
Đ: c
S: a, b, d
- HS tìm hiểu thông tin từ thực tế và thông tin trong SGK để trả lời từng câu hỏi
+ Sách vở là phương tiện lưu trữ và truyền thông tin
+ Bài báo, bản tin trên truyền hìnhlà phương tiện truyền , lưu trữ , xử lý, tiếp nhận thông tin
.
- HS trả lời theo câu hỏi
- HS nghe và trả lời
- Nghe và trả lời
- Nghe và tự nghi
- HS tự trả lời
+ Thông tin vào
+ Xử lí
+ Thông tin ra
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS làm việc cá nhân
+
Xử lí
Thông tin vào
T.Tin ra
- HS lấy ví dụ: Giặt quần áo
+ Thông tin vào: Quần áo bẩn
+ Xử lí: Ngâm xà phòng và vò
Quần áo bẩn
+ Thông tin ra: Phơi quần áo 
Phơi quần áo
Ngâm xà phòng, vò
- Hoạt động nhóm
3/ Củng cố và luyện tập
 ? Thảo luận nhóm: Chọn phương án phù hợp nhất
Học tin học là học
A, Sử dụng máy tính
B, Kiến thức, kĩ năng cơ bản của Tin học
C, Soạn thảo văn bản
D, Tất cả sai
4/ Hướng dẫn về nhà
- Dặn học sinh đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
- BTVN: 3,4,5 SGK
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
----------------------@&!------------------------
Ngày soạn: 15/8/2010
Tiết 2
Đ1 Thông tin và tin học
A/ Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu về thông tin, hoạt động của thông tin
Nhiệm vụ của tin học là gì?
B/ Chuẩn bị
GV: Một số thiết bị, đồ dùng trực quan
HS: Bài cũ, một số ví dụ thực tế
C/ nội dung
1/ Kiểm tra bài cũ:
? 1: Thông tin là gì. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó
? 2: Chọn phương án phù hợp nhất (gv treo bảng phụ)
1, Ngành Tin học có nhiệm vụ
A, Nghiên cứu cấu trúc và tính chất của thông tin
B, Hoàn thành cấu trúc và tính chất của thông tin
C, Xây dựng nên cấu trúc và tính chất của thông tin
D, Tất cả sai
HS nhận xét và cho điểm
GV nhận xét chung và cho điểm
2/ Bài mới: Thông tin và tin học
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Thông tin là gì?
2/ Hoạt động thông tin của con người
3/ Hoạt động thông tin và tin học
? Theo em hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ những bộ phận nào
? Khả năng làm việc của con người là vô hạn hay có giới hạn? Lấy ví dụ?
GV: Xã hội ngày càng hiện đại thì nhu cầu sống ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, ngày nay con người đã không ngừng chế tạo ra những công cụ và phương tiện hiện đại để giúp mình vượt qua được những giới hạn đó.
? Em hãy lấy một vài ví dụ trên thực tế mà em biết về máy móc đã giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não
GV: Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, càng sớm càng tốt mỗi người phải ý thức rằng nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có thể hoà nhập vào cuộc sống hiện đại
? Vậy với tầm quan trọng của tin học như vậy, em hãy cho biết Tin học có những nhiệm vụ nào
- Nhiệm vụ chính của Tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của MTĐT
? Ngoài việc là công cụ trợ giúp tính toán thì máy tính còn có thể hỗ trợ con người vào những việc gì?
- HS trả lời
+ Giác quan
+ Bộ não
- HS trả lời
+ Có giới hạn
VD: con người không thể nhìn được những vật quá nhỏ bé, hoặc làm việc nhanh được với những con số khổng lồ
HS nghe
+ VD:
. Kính thiên văn
. Kính hiển vi
. Máy tính điện tử
HS nghe
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS nghe và tự ghi
- Hoạt động nhóm (3’)
- Đại diện mỗi nhóm cho những ví dụ cụ thể
+ Soạn thảo văn bản
+ Giải quyết các bài toán về KHKT
+ Trí tuệ nhân tạo
+ Mua bán trực tuyến
.
3/ Củng cố và luyện tập
? Hôm nay các em được học bài gì?
? Các em biết được những thông tin gì qua bài học này
? Điền vào khoảng trống trong câu
a, Thông tin đem lại cho con người.....
b, Hoạt động thông tin của con người làthông tin
c, Hai dạng hoạt động thông tin chính của con người là.
4/ Hướng dẫn về nhà
- Dặn học sinh đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài đọc thêm số 1: Sự phong phú của thông tin
- BTVN: 3,4,5 SGK
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
----------------------@&!------------------------
Ngày soạn: 22/8/2010
Tiết 3
Bài 2 Thông tin và biểu diễn thông tin
A/ Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu thông tin có mấy dạng
Cách biểu diễn thông tin trong máy tính
B/ Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh, ví dụ
HS: Ví dụ
C/ nội dung
1/ Kiểm tra bài cũ
? Tin học có những nhiệm vụ nào? Lấy một số ví dụ minh họa về những khả năng của máy tính nói chung và tin học nói chung trong thời kỳ hiện nay.
? Việc xử lí thông tin xuất hiện trong hoạt động (gv treo bảng phụ)
a, Soạn sách vở cho buổi học ngày mai
b, Gọi điện thoại
c, Tìm lời giải cho một bài toán
d, Tất cả a, b, c
HS nhận xét bạn trả lời
GV nhận xét chung và cho điểm
2/ Bài mới: Thông tin và biểu diễn thông tin
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Các dạng thông tin cơ bản
? Thông tin quanh em rất đa dạng và phong phú. Vậy theo em, thông tin có mấy dạng cơ bản. Trong tin học có cùng các dạng thông tin trên không
- 3 dạng cơ bản của thông tin là: Văn bản, âm thanh và hình ảnh.
? Em hãy lấy một vài ví dụ minh hoạ cho thông tin dạng văn bản
? Lấy một vài ví dụ về thông tin dạng hình ảnh
? Lấy một số ví dụ minh hoạ cho thông tin dạng âm thanh
? Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào được gọi là “thông tin”
- Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về một thực thể nào đó
Thảo luận nhóm: Chọn phương án đúng nhất
? Người ta có thể thể hiện thông tin một cách
 a, Hạn chế 
 b, Đa dạng
 c, Không thể hiện được
 d, Tất cả sai
GV thông báo đáp án đúng, hs quan sát
Chấm điểm cho những nhóm làm đúng
2/ Biểu diễn thông tin
a) Biểu diễn thông tin
? Tìm hiểu thông tin trong SGK và cho cô biết như thế nào là biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
? Hoạt đông thông tin của con người có nhất thiết phải biểu diễn dưới 3 dạng thông tin trên không?
b) Vai trò của biểu diễn thông tin
? Theo em, biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào trong việc truyền và tiếp nhận thông tin 
- Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người
GV: Biểu diễn thông tin còn cho phép lưu trữ và chuyển giao thông tin, có vai trò quyết định đối với hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. Chính vì vậy con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới
- HS tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời
+ Có 3 dạng thông tin
Văn bản
Âm thanh
Hình ảnh
- HS nghe và tự ghi
- HS hoạt động cá nhân và trả lời
+ Sách vở, báo chí
+ Hình ảnh minh hoạ trong sách báo, tấm ảnh chụp ông già nôel hay của người bạn
+ Tiếng đàn, tiếng chim, tiếng còi, tiếng trống trường
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS nghe và tự ghi
HS thảo luận nhómà thống nhất ý kiến và trả lời
Đ: a
S: a, c, d
- HS tự tìm hiểu thông tin trong SGK (2’) và trả lời theo câu hỏi
- HS nghe và tự ghi
- HS nghe và trả lời
+ Có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách khác.
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS nghe và tự ghi
- HS nghe
3/ Củng cố và luyện tập
? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì
? Tìm cặp ghép đúng
Bia đá
Hình ảnh
Bản nhạc phát ra từ loa
Văn bản
ảnh một con vật
Âm thanh
Mùi thơm một món ăn
Mùi vị
Tâm trạng của mỗi người sau khi xem xong đoạn phim tài liệu
Cảm giác
4/ Hướng dẫn về nhà
+ Về nhà xem lại bài
+ Học thuộc phân ghi nhớ
+ Đọc trước phần “Biểu diễn thông tin trong máy tính”
 + Làm bài tập 1 (SGK/9) 
----------------------@&!------------------------
Ngày soạn: 22/8/2010
Tiết 4
Bài 2 Thông tin và biểu diễn thông tin
A/ Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu thế nào là biểu diễn thông tin trong máy tính
B/ Chuẩn bị
	GV:SGK, giáo án, tài liệu.
	HS: Đọc ND SGK 
C/ nội dung
1/ Kiểm tra bài cũ
? Chọn đáp án đúng (GV treo bảng phụ)
Đối với các hình ảnh thì
a, Không thể tìm ra các hình ảnh giống nhau
b, Có thể tìm ra các hình ảnh giống nhau
c, Không bao giờ tìm ra các hình ảnh giống nhau
d, Tất cả sai
? Biểu diễn thông tin là gì? Nêu vai trò của biểu diễn thông tin?
HS nhận xét bài bạn
GV nhận xét và cho điểm
2/ Bài mới: Thông tin và biểu diễn thông tin
Dẫn vào bài: 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Các dạng thông tin cơ bản
2/ Biểu diễn thông tin
3/ Biểu diễn thông tin trong máy tính
? Nhắc lại vai trò quan trọng của biểu diễn thông tin?
? Muốn đưa thông tin vào trong máy tính, con người phải làm gì?
GV: Muốn nhận biết một đối tượng nào đó, ta phải biết đủ lượng thông tin về nó. Tương ... hông báo các yêu cầu trong bài thực hành tổng hợp.
+ Chèn và chỉnh đúng vị trí các hình ảnh và tạo được phần bảng biểu của trang quảng cáo. 
c. Phân công định mức công việc 
- GV bố trí, sắp xếp học sinh cho hợp lý.
- GV yêu cầu hoàn thành bài thực hành tổng hợp.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Chú ý nghe và thực hiện.
- Chú ý nghe và liên tưởng đến những kiến thức đã học ở lý thuyết.
- Chú ý nghe để thực hiện.
- Mỗi học sinh ở 1 vị trí đã được chỉ định.
- Hoàn thành các bài tập ứng dụng được giao.
II. Hướng dẫn thường xuyên 
1. Kế hoạch nội dung trọng tâm của bài
- GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài thực hành tổng hợp.
- GV quan sát uốn nắn, giải đáp các thắc mắc, sửa chữa các lỗi sai sót học sinh hay mắc phải.
- GV thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
2. Những trọng điểm cần quat sát
- GV quan sát qúa trình thực hiện các thao tác của học sinh xem có nhanh và chính xác không?
- GV quan sát qúa trình làm bài của học sinh xem có bỏ qua bước nào không và sửa chữa cho học sinh.
- GV đánh giá được lượng kiến thức, yêu cầu trong bài thực hành tổng hợp như vậy đã vừa sức với học sinh chưa để điều chỉnh lại cho kịp thời.
3. Nhận xét và đánh giá 
- GV nêu gương một số học sinh làm tốt và giải đáp một số thắc mắc của học sinh.
- GV nhận xết đánh giá tiết thực hành và rút kinh nghiệm. 
- Chú ý nghe để nghi nhớ. 
- Đưa ra các câu hỏi, các lỗi hay mắc phải. 
- Chú ý quan sát để hình thành biểu tượng.
- Thực hiện các yêu cầu trong bài thực hành tổng hợp.
- Lưu bài tập thực hành đã làm vào máy.
- Chú ý nghe và đưa ra các câu hỏi.
- Chú ý nghe và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
III.. Hướng dẫn kết thúc
1. GV nhắc nhở học sinh tắt máy đúng quy trình.
2. GV thông báo, kiểm tra, quan sát, nhắc nhở học sinh phải sắp xếp bàn ghế, bàn phím, chuột ngay ngắn.
3. GV phân công học sinh quét dọn phòng máy.
4. GV thông báo công việc cho bài sau và công việc tự học ở nhà của học sinh. Xem lại các kiến thức lý thuyết và các bài thực hành để tiết sau làm bài kiểm tra thực hành 45 phút.
- Thực hiện tắt máy đúng quy trình
- Chú ý nghe và thực hiện. 
- Thực hiện quét dọn phòng máy. 
- Chú ý nghe về nhà thực hiện. 
-------------------- * * * --------------------
Ngày soạn: 21/04/2010
Tiết: 67	
Kiểm tra 45 phút 
thực hành bài số 5
A - Mục tiêu của bài
1. Kiến thức:	Đánh giá được trình độ kỹ năng tiếp nhận kiến thức của học sinh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
B - Các công việc Chuẩn bị cho dạy và học
1. Giáo viên: Giáo án, đề cương, phòng học, đề bài, đáp án + biểu điểm, photo đề cho HS.
2. Học sinh: Làm theo hướng dẫn T66.
Đề bài + Biểu điểm (Học sinh bốc một trong 2 đề sau:)
Đề 2: Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khởi động Word (0,5đ).
2. Nhập và định dạng đúng đoạn văn bản sau (8đ):
Thời khoá biểu 
(Thực hiện từ ngày 05/9/06 - 07>)
Sáng
Tiết
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
1
2
3
4
5
Chiều
1
2
3
4
5
3. Lưu tệp vào đĩa với tên của mình và tên lớp. VD Van6A.doc (1đ).
4. Thoát khỏi Word (0,5đ).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 2: Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khởi động Word (0,5đ).
2. Nhập và định dạng đúng đoạn văn bản sau (8đ):
Bảng điểm
STT
Họ tên
(học sinh)
Học kì II
Điểm kiểm tra
điểm hệ số 1
điểm hệ số 2
(V)
Thực hành
TB
KT
HK
TBM
M
V
HS1
HS2
1
Hoàng Thiện Anh 
2
Đoàn Ngọc Tú Anh
3
Đoàn Thị Ngọc ánh
4
Khổng Thị ánh
5
Nguyễn Viết Chiến
6
Nguyễn Thị Dơn
7
Đoàn Đức Dư
8
Nguyễn Thị Huyền
3. Lưu tệp vào đĩa với tên của mình và tên lớp. VD Van6A.doc (1đ).
4. Thoát khỏi Word (0,5đ).
c - tiến trình kiểm tra
- GV phát đề cho HS.
- HS nhận đề và làm bài.
- GV quan sát, nhắc nhở HS trong quá trình làm bài kiểm tra.
D - Củng cố - hướng dẫn về nhà
- GV chấm bài trực tiếp ở trên máy.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Về nhà: Thực hành lại bài kiểm trên máy. Xem lại các kiến thức lý thuyết chuẩn bị tiết sau ôn tập.
-------------------- * * * --------------------
Ngày soạn: 21/04/2010
Tiết: 68	
ôn tập
A - Mục tiêu của bài
1. Kiến thức:	Củng cố lại các kiến thức của chương 4.
2. Kỹ năng: áp dụng được các kiến thức lý thuyết của chương 4 vào thực tế một cách linh hoạt.
3. Thái độ: Rèn cho HS có kỹ năng sử dụng phần mềm Win Word để soạn thảo văn bản trong đời sống thực tế hàng ngày.
B - Các công việc Chuẩn bị cho dạy và học
1. Giáo viên: Giáo án, đề cương, phòng học, một số bài tập tiêu biểu trong SBT.
2. Học sinh: Làm theo hướng dẫn T67.
c - nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
I. Kiểm tra
Lồng vào bài mới
II. Giảng bài mới
? Em hãy nêu các tính năng của phần mềm soạn thảo văn bản.
? Trình các cách thông dụng để khởi động Word.
? Em hãy mô tả các thành phần trên màn hình làm việc của Word.
? Nêu các bước mở một tệp văn bản mới và tệp văn bản có sẵn.
? Nêu các bước lưu tệp văn bẳn lần 1, 2 với một tên khác.
GV bổ sung thêm thao tác đổi tên tệp và xoá tệp.
? Nêu cách đóng tệp và thoát khỏi Word.
? Em hãy mô tả các thành phần của một văn bản.
? Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột.
? Em hãy nêu quy tắc gõ văn bản trong Word.
? Trình bày cách gõ văn bản chữ việt.
? Muốn xoá và chèn thêm văn bản em thực hiện các thao tác như thế nào.
? Em hãy nêu các thao tác chọn phần văn bản.
? Muốn sao chép một phần văn bản em phải thực hiện qua các bước nào.
? Muốn di chuyển một phần văn bản em phải thực các bước như thế nào.
? Em hãy cho biết thế nào là định dạng văn bản, mục đích của việc định dạng là gì. Có mấy loại định dạng.
? Muốn sử dụng các nút lệnh để định dạng kí tự em phải thực hiện các bước như thế nào.
? Em hãy nêu công dụng của các tổ hợp phím tắt dùng để định dạng kí tự.
? Muốn sử dụng hộp thoại Font để định dạng kí tự em thực hiện ntn.
? Thế nào là định dạng đoạn văn bản.
? Em hãy cho biết các cách định dạng đoạn văn bản.
? Nêu những yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản.
? Cho biết các bước chọn hướng trang và đặt lề trang.
? Mô tả các cách in văn bản.
? Nêu ý nghĩa và các bước thực hiện việc tìm kiếm và thay thế trong văn bản.
? Nêu ý nghĩa và các bước thực hiện việc thêm hình ảnh vào văn bản.
? Em hãy cho biết các cách tạo một bảng biểu.
? Nêu các thao tác chỉnh sửa, định dạng bảng biểu.
- HS trả lời theo các các câu hỏi hệ thống của giáo viên.
- HS ghi bổ sung kiến thức.
III. củng cố - hướng dẫn về nhà
GV hệ thống lại bài qua một số bài tập sau:
1. Nêu công dụng của các tổ hợp phím sau:
Ctrl + O: Ctrl + E; Ctrl + I; Ctrl + G; Ctrl + F.
2. Nêu công dụng của các nút lệnh sau:
Save; Print; Copy, Undo, Format Painter; Center; Size; Under line.
3. Điền tiếp vào các chỗ trống để được câu đúng.
a. Lệnh File/Close dùng để 
b. Lệnh Table/Insert/Table 
c. Muốn khôi phục lại phần văn bản đã bị xoá ta nhấn tổ hợp phím
d. Muốn xem trước khi in ta nhấn nút lệnh.
* Về nhà: Ôn lại các kiến thức lý thuyết của chương 4, các dạng bài tập đã chữa.
* Chuẩn bị: Ôn kiến thức tiết sau làm bài kiểm tra học kỳ II.
- Chú ý nghe, quan sát, làm bài tập.
- Chú ý nghe và ghi các câu hỏi và bài tập về nhà thực hiện.
-------------------- * * * --------------------
Ngày soạn: 28/4/2010
Tiết: 69 + 70	
Kiểm tra 45 phút học kỳ II 
(thực hành) bài số 6
A - Mục tiêu của bài
1. Kiến thức:	Đánh giá được trình độ kỹ năng tiếp nhận kiến thức của học sinh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
B - Các công việc Chuẩn bị cho dạy và học
1. Giáo viên: Giáo án, đề cương, phòng học, đề bài, đáp án + biểu điểm, photo đề cho HS.
2. Học sinh: Làm theo hướng dẫn T68.
Đề bài + Biểu điểm (Học sinh bốc một trong các đề sau:)
Đề 1: Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khởi động Word (0,5đ).
2. Nhập và định dạng đúng đoạn văn bản sau (8đ):
Danh sách học sinh tổ 1 - lớp 9a
Trường THCS an đồng
-------***-------
STT
Họ và tên
Ngày sinh
Giới tính
Chỗ ở hiện nay
1
Trần Đăng Anh
12/8/1992
Nam
An đồng
2
Nguyễn Phú Hoàng Anh
01/8/1992
Nam
An đồng
3
Bùi Thị Kiều Anh
14/02/1992
Nữ
An đồng
4
Phạm Ngọc Anh
21/7/1992
Nữ
An đồng
5
Lương Thị Diệp
12/8/1992
Nữ
An đồng
6
Vũ Phương Dung
01/8/1992
Nữ
An đồng
7
Trần Thái Dương
14/02/1992
Nam
An đồng
8
Nguyễn Văn Đức
21/7/1992
Nam
An đồng
9
Trần Việt Đức
14/02/1992
Nam
An đồng
10
Đỗ Thị Hằng
21/7/1992
Nữ
An đồng
3. Lưu tệp vào đĩa với tên của mình và tên lớp. VD Cong6B.doc (1đ).
4. Thoát khỏi Word (0,5đ).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 2: Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khởi động Word (0,5đ).
2. Nhập và định dạng đúng đoạn văn bản sau (8đ):
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Giấy xin phép nghỉ học
Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường THCS an đồng
 - Đồng kính gửi cô giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn
Tên em là: Trần Đăng Anh
Học sinh: Lớp 9A
Hôm nay em bị ốm, không thể đi học được, nên em viết giấy xin phép các thầy, các cô cho em nghỉ buổi học ngày hôm nay (ngày 28/4/10). Em xin hứa sẽ chép bài, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Em xin chân thành cảm ơn!
An đồng, ngày 28 tháng 4 năm 2010
Chữ ký của phụ huynh
Học sinh
Trần Đăng Anh
3. Lưu tệp vào đĩa với tên của mình và tên lớp. VD Cong6A.doc (1đ).
4. Thoát khỏi Word (0,5đ).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 3: Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khởi động Word (0,5đ).
2. Nhập và định dạng đúng đoạn văn bản sau (8đ):
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----***----
Bản tự kiểm điểm cá nhân
Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường THCS An đồng
 - Đồng kính gửi cô giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn
Tên em là: Trần Đăng Anh
Học sinh: Lớp 9A
Hôm nay, ngày 28 tháng 4 năm 2010. Trong giờ toán (tiết 2) của cô giáo Đoàn Thị Lụa, em không học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp nên bị cô giáo phạt. Em viết bản kiểm điểm này xin hứa lần sau sẽ không vi phạm nữa, rất mong cô giáo tha lỗi cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
An đồng, ngày 28 tháng 4 năm 2010
Chữ ký của phụ huynh
Học sinh
Trần Đăng Anh
3. Lưu tệp vào đĩa với tên của mình và tên lớp. VD Cong6B.doc (1đ).
4. Thoát khỏi Word (0,5đ).
c - tiến trình kiểm tra
- GV phát đề cho HS.
- HS nhận đề và làm bài.
- GV quan sát, nhắc nhở HS trong quá trình làm bài kiểm tra.
D - Củng cố - hướng dẫn về nhà
- GV chấm bài trực tiếp ở trên máy.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Về nhà: Thực hành lại bài kiểm trên máy. Xem lại các kiến thức lý thuyết chuẩn bị tiết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT6.doc