Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 20 đến 27 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 20 đến 27 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 75: CÂU NGHI VẤN

I-MỤC TIÊU:

 Giúp HS :

 1. Kiến thức

 - Hiêu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn; phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi.

 2. Kỹ năng:

 Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu nghi vấn khi nói,viết.

 3.Thái độ:

Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn

II- CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Đọc kỹ SGK, SGV,STK và các sách tham khảo .Soạn giáo án

 - Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi các bài tập phân tích

 2.Chuẩn bị của HS:

 - Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK phần Đặc điểm hình thức và chức năng chính

 -Xem trước phần luyện tập

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 20 đến 27 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 04/ 01/ 2010 
Tiết 75: CÂU NGHI VẤN
I-MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
 1. Kiến thức
 - Hiêu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn; phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi.
 2. Kỹ năng: 
 Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu nghi vấn khi nói,viết.
 3.Thái độ: 
Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn 
II- CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Đọc kỹ SGK, SGV,STK và các sách tham khảo .Soạn giáo án
 - Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi các bài tập phân tích
 2.Chuẩn bị của HS:	
 - Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK phần Đặc điểm hình thức và chức năng chính
 -Xem trước phần luyện tập
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp:.(1’)
 -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Giới thiệu chương trình Học kỳ II (phần tiếng Việt)
 3. Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (1’)
 Trong tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, mỗi kiểu câu có một số đặc điểm hình thức nhất định và những chức năng chính . Vậy câu nghi vấn có những đặc điểm hình thức như thế nào và có những chức năng gì, đó là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
9’
 Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn
I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn:
-Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK
- Gọi HS đọc ví dụ .
-HS quan sát
-HS đọc ví dụ theo yêu cầu.
1-Bài tập tìm hiểu:
sTrong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ?
4HS phát hiện câu nghi vấn:
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
- Hay là u thương chúng con đói quá ?
Câu nghi vấn
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
- Hay là u thương chúng con đói quá ?
 sDựa vào đặc điểm hình thức nào mà em biết đó là câu nghi vấn ?
s Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?
4Phát hiện đặc điểm hình thức:
+ Có những từ nghi vấn .
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi .
4HS phát hiện chức năng:
Dùng để hỏi
Đặc điểm hình thức:
+ Có những từ nghi vấn .
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi .
Chức năng:
Dùng để hỏi
sTừ bài tập tìm hiểu ,em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
4HS căn cứ vào nội dung tìm hiểu trên trả lời
2-Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK
-HS đọc to ghi nhớ trong SGK/11
( Theo SGK/11)
25’
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
II. Luyện tập
Bài tập1:
sXác định câu nghi vấn và những đặc điểm hình thức của nó .
4HS xác định :
-Câu nghi vấn:
a.Chị khất tiền sưu đến chiều 
mai phải không ?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c. Văn là gì ? Chương là gì ?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?Đùa trò gì ? Hừ  hừ cái gì thế ?Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? 
-Nêu đặc điểm hình thức:
+Có các từ nghi vấn : phải không, tại sao, gì, không, gì thế, hả.
+Cuối câu là dấu châm hỏi .
Bài tập1:
Câu nghi vấn :
a.Chị khất tiền sưu đến chiều 
mai phải không ?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c. Văn là gì ? Chương là gì ?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?Đùa trò gì? Hừ  hừ cái gì thế?
Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
Bài tập 2:
-Treo bảng phụ ghi BT2
-Gọi HS đọc 
sCăn cứ vào đâu để xác định những câu này là câu nghi vấn ?
s Có thể thay từ hay bằng từ hoặc đựơc không ?
-Quan sát bảng phụ
-HS đọc BT trên bảng phụ
4Phát hiện trả lời:
- Có dấu chấm hỏi cuối câu .
- Có từ hay
4 Không thể thay từ hay bằng từ hoặc vì câu sẽ sai ngữ pháp, trở thành câu trần thuật.
Bài tập 2:
Câu nghi vấn:
a. Mình đọc hay tôi đọc ?
b.Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
c. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ?
 -Có đặc điểm hình thức:
+ Có dấu chấm hỏi cuối câu .
+ Có từ hay
- Không thể thay từ hay bằng từ hoặc vì câu sẽ sai ngữ pháp, trở thành câu trần thuật hoặc có ý nghĩa khác hẳn.
Bài tập 3:
-Yêu cầu HS quan sát các câu trong BT3
sCó thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu trên được không?Vì sao?
*GVgiải thích thêm:ở các câu này tuy có từ ngữ nghi vấn nhưng ở câu a,b những từ này làm bổ ngữ(không,tại sao)câu c,d là những từ phiếm chỉ (nào,ai)
Bài tập 4:
-HS quan sát các câu trong BT3
4Không phải câu nghi vấn, nên không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Bài tập 3:
Không phải câu nghi vấn, nên không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Bài tập 4:
s Phân biệt hình thức và ý
nghĩa của 2 câu sau :
a) Anh có khoẻ không ?
4HS phân biệt:
a) Anh có khoẻ không ?
b) Anh đã khoẻ chưa ?
Phân biệt:
a) Anh có khoẻ không ?
b) Anh đã khoẻ chưa ?
b) Anh đã khoẻ chưa ?
- Hình thức :
có  không khác đã  chưa
- Ý nghĩa :
+ Câu thứ nhất là câu xã giao.
+ Câu thứ hai chỉ hỏi khi người được hỏi có vấn đề về sức khoẻ.
a)Dùng từ nghi vấn có không, ý nghĩa xã giao
b)Dùng từ nghi vấn đã chưa , ý nghĩa hỏi thăm khi người kia có vấn đề về sức khoẻ . 
-Cho HS đặt một số cặp câu khác để chứng tỏ sự khác nhau những câu ngi vấn theo mô hình:
cókhông? ; đãchưa?
Cá nhân thực hiện:
-Cái áo này có cũ lắm không?
-Cái áo này đã cũ lắm chưa?
Bài tập 5:
sHãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau?
a.Bao giờ anh đi Hà Nội?
b.Anh đi Hà Nội bao giờ?
4HS phát hiện sự khác nhau:
-Hình thức:
Câu(a): từ “bao giờ” đứng trước
Câu(b): từ “bao giờ” đứng sau
-Ý nghĩa:
Câu(a): thời gian trong tương lai
Câu(b): thời gian trong quá khứ
Bài tập 5:
Phân biệt:
-Hình thức:
a)Từ“bao giờ”đứng trước
b)Từ “bao giờ” đứng sau
-Ý nghĩa:
Câu a:tương lai
Câu b: quá khứ
Bài tập 6:
sCho biết 2 câu nghi vấn sau đây đúng hay sai, vì sao?
a. Chiếc xe này bao nhiêu ki lô gam mà nặng thế ?
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?
Thảo luận nhóm:
4 Câu (a) đúng vì dù không biết bao nhiêu ki lô gam ta vẫn có thể cảm nhận chiếc xe nặng
- Câu (b) sai vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể nói giá chiếc xe rẻ.
Bài tập 6:
Câu nghi vấn:
a.Chiếc xe này bao nhiêu ki lô gam mà nặng thế ?
" Đúng
b.Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?" Sai
5’
Hoạt động 3:Củng cố.
s Câu nghi vấn có đặc điểm gì về hình thức ?Chức năng chính của câu nghi vấn ?
sTự đặt câu nghi vấn
4Cá nhân HS trả lời theo yêu cầu của GV
4Cá nhân HS thực hiện:
Đặt câu
- Bạn đã làm bài tập về nhà chưa ?
-Ai giải được bài này ?
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài vừa học:
 -Nắm nội dung kiến thức bài học & Hoàn tất các bài tập vào vở
 *Bài mới:
 Chuẩn bị bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” .Cụ thể:
+ Nhận dạng đoạn văn thuyết minh.
+ Nắm các chuẩn mực một đoạn văn thuyết minh
 IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
.
..
.
Ngày soạn 11/ 01/ 2010 
Tiết 79 	 CÂU NGHI VẤN 
 (tiếp theo)
I-MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
 1.Kiến thức
	 Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
 2.Kỹ năng: 
 Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
 3.Thái độ: 
 Ý thức dùng câu nghi vấn trong nhiều trường hợp không dùng để hỏi.
II- CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Đọc kỹ SGK, SGV,STK và các sách tham khảo .Soạn giáo án 
 - Đồ dùng dạy học : Bảng phụ .
 2.Chuẩn bị của HS:	
 Đọc và trả lời câu hỏi mục III ,IV,SGK/21,22
 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp:.(1’)
 -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 *Câu hỏi:
 H1.Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ? Đặt 2 câu nghi vấn,cho biết đặc điểm hình thức.
 H2.Yêu cầu 2HS đem vở ghi ,vở BT lên GV kiểm tra
 *Gợi ý trả lời:
 -Đặc điểm hình thức:
+ Có những từ nghi vấn .
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi .
-Chức năng:
 Dùng để hỏi
	3. Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (1’)
	Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi,câu ngji vấn còn có nhiều chức năng khác .Vậy đó là những chức năng nào? Tiết học này chúng ta tìm hiểu
 b. Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng khác của câu nghi vấn.
I. Các chức năng khác của câu nghi vấn :
- Cho HS thảo luận nhóm ,tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích
-Gọi đại diện nhóm trình bày
-Sau khi HS đưa ra các câu nghi vấn,GV đưa bảng phụ có ghi các câu đó để HS tìm hiểu chức năng
a) Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
b) Mày định nói cho cha mày 
- HS các nhóm thảo luận, tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích.
- Đại diện nhóm trình bày:
- HS quan sát tìm hiểu chức năng của những câu nghi vấn trên
1.Bài tập tìm hiểu:
nghe đấy à?
c) Có biết không?Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc và đây như vậy ? không còn phép tắc gì nữa à ?
đ) Cả đoạn trích là câu nghi vấn
e)Con gái tôi vẽ đấy ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy !
s Các câu nghi vấn trong các ví dụ trên, có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ?
GV chốt:
(a,e : biểu lộ cảm xúc ;b,c:đe dọa ;d : khẳng định.)
4 Nhận biết:
- Không phải lúc nào cũng dùng để hỏimà dùng để:
Câu a : bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu (b) : đe dọa
Câu (c) :đe dọa
Câu (đ) :khẳng định.
Câu e: bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên
a) Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
-> bộc lộ cảm xúc hoài niệm, tiếc nuối
b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?->đe dọa
c) Có biết không?Lính đâu ?
Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc và đây như vậy ? không còn phép tắc gì nữa à ?
->đe dọa
đ)-> khẳng định
e)Con gái tôi vẽ đấy ư ?Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy !
-> bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên
sNhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên.(có phải bao giờ cũng là dấu hỏi không?)
4 Nhận biết từ những vd trên:
- Không phải lúc nào các câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Câu (e) kết thúc bằng dấu chấm than
sVậy, ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác nữa ?
4 HS kết luận:
Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
sTrong các câu nghi vấn trên có điểm gì khiến em chú ý về hình thức ?Giới thiệu ?
4HS kết luận:
Khi viết, trong một số trường hợp, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng ...
-Gọi HS đọc ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ,SGK/22
2.Ghi nhớ:
-Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,cảm xúc...và không yêu cầu người đối thoạitrả lời.
-Khi viết, trong một số trường bằng dấu chấm, dấu chấm 
than hoặc dấu chấm lửng 
20’
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập
II. Luyện tập:
 Bài 1.
+ Yêu cầu HS đọc các  ...  nhất định 
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các kiểu hành động nói
II.Các kiểu hành động nói :
- Yêu cầu HS quan sát bảng phụ 
sTrong đoạn trích , ngoài câu đã phân tích , mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định . Những mục đích ấy là gì ? 
sEm hãy đọc và chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích mụcII 2
sMục đích của mỗi hành động nói là gì? 
sLiệt kê các kiểu hành động nói mà em biết qua phân tích 2 đoạn trích ở mục I và II 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
- Khắc sâu các kiểu hàng động nói 
Quan sát kĩ loạt lời của L T 
4 HS phát hiện:
+ “Con trăn ấy. ..” ->trình bày 
+ “Nay em giết nó ..”-> đe doạ 
+ “Có chuyện gì ..”-> hứa hẹn 
4HS chỉ ra các hành động nói của cái Tí và chị Dậu
4HS kết luận:
+Lời của Tí : hỏi , bộc lộ cảm xúc 
+Lời của chị Dậu : báo tin 
4- HS trả lời các hành động nói 
+ Hành động hỏi 
+ Hành động điều khiển 
+ Hành động hứa hẹn 
+ Hành động bộc lộ cảm xúc 
- Đọc ghi nhớ 
1.Xét ví dụ: 
 a) Đoạn văn sgk/62
+“Con trăn ấy. ..”->trình bày 
+“Nay em giết nó ...-> đe doạ 
+“Có chuyện gì ..”-> hứa hẹn 
b) Đoạn văn sgk/63
+Lời của Tí : hỏi , bộc lộ cảm xúc 
+Lời của chị Dậu : báo tin 
2.Ghi nhớ:
Dựa theo mục đích của hành động nói,ta có những kiểu:
- Hành động hỏi 
- Hành động điều khiển 
- Hành động hứa hẹn 
- Hành động bộc lộ cảm xúc 
15’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
III- Luyện tập : 
Bài tập1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
sXác định mục đích nói của TQT khi viết Hịch tướng sĩ?
sXác định câu thể hiện mục
HS đọc yêu cầu bài tập 1
4HS kết luận:
-Mục đích của TQT khi viết Hịch tướng sĩ : 
Khích lệ tướng sĩ học tập “Binh 
thư yếu lược”do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của họ .
 4 Hai câu : " Nay ta chọn binh
Bài tập1:
-Mục đích của TQT khi viết Hịch tướng sĩ : 
Khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”do ông soạn và khích lệ lòng yêu 
nước của họ .
- Hai câu : " Nay ta chọn
đích của hành động nói ?
pháp lược”, “ Nếu các ngươi biết chuyên tập tức là kẻ nghịch thù” là câu thể hiện rõ nhất mục đích của hành động nói chung bài hịch.
binh pháp lược”, “ Nếu các ngươi biết chuyên tập tức là kẻ nghịch thù” là câu thể hiện rõ nhất mục đích của hành động nói chung bài hịch.
Bài tập2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
s Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong đoạn trích 
- Giao nhiệm vụ cho HS 
+ Các nhóm tổ1,2 (ý a)
+ Các nhóm tổ3 (ý b)
+ Các nhóm tổ4(ý c)
Bài tập này gồm ba đoạn trích với khá nhiều câu, mỗi câu diễn đạt một hành động nói trong số các hành động hỏi, điều khiển, hứa hẹn, trình bày, bộc lộ cảm xúc
HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS chỉ ra:
4a)-“Bác trai đã khá”->hỏi
-“Cảm ơnthường”->cảm ơn
- “Nhưng xem”->trình bày
- “Này,bảo trốn”->cầu khiến
- “Chứ hồn”->bộc lộ cảm xúc
- “Vâng,cháu cụ”->tiếp nhận
- “Nhưng để đã”->trình bày
- “Nhịn gì”-> bộc lộ cảm xúc
- “Thế thì đấy!”->câu khiến
Bài tập2:
Các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói : 
b)- “Đâylớn”->nhận định,
khẳng định
-“Chúng tôiquốc->hứa ,thề
c)-“ Cậu vàng ạ!->báo tin 
- “Cụ bán rồi?” ->hỏi
- “Bán rồi !” ->xác nhận 
- “Khốn nạn ..Ông giáo ơi!
->bộc lộ cảm xúc 
-“Nó thấy tôi ..mừng”->kể, tả
Bài tập3:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
s Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong những câu có chứa từ “hứa” 
- Nhắc HS : không phải câu có từ “hứa” bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa .
-HS đọc yêu cầu bài tập 3
4HS phát hiện:
- “Anh phải hứa với emnhau”
-> điều khiển , ra lệnh 
- “Anh hứa đi” -> ra lệnh
- “Anh xin hứa”-> hứa 
Bài tập3:
Xác định kiểu hành động nói 
- “Anh phải hứanhau”
-> điều khiển , ra lệnh 
- “Anh hứa đi” -> ra lệnh
- “Anh xin hứa”-> hứa 
2’
Hoạt động 3 : Củng cố.
sHành động nói là gì ? Mục đích của hành động nói ? 
4Xem ghi nhớ SGK trả lời.
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài vừa học:
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm hoàn tất các bài tập 
 *Bài mới: 
 -Chuẩn bị bài: “Trả bài Tập làm văn số 5” ( HS chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề bài kiểm tra ) 
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
.
...
Ngày soạn 16/ 02/ 2010 
Tiết 98 	 HÀNH ĐỘNG NÓI
 (tiếp theo)
I-MỤC TIÊU: 
 Giúp HS hiểu:
 1.Kiến thức:
- Nói cũng là một thứ hành động .
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói xét trong quan hệ với các kiểu câu đã học.
 2.Kỹ năng: 
Có ý thức vận dụng các hành động nói để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp 
 3.Thái độ: 
Giáo dục HS có ý thức vận dụng các kiểu câu đã học để thực hiện hành động nói
II- CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV: 	
- Đọc kỹ SGK, SGV và các sách tham khảo
- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
 2.Chuẩn bị của HS: 
- Đọc kỹ SGK và các sách tham khảo.
- Trả lời tốt các câu hỏi SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp:.(1’)
 -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 *Câu hỏi :	
-Thế nào là hành động nói ?
- Hãy nêu các kiểu hành động nói .
*Gợi ý trả lời:
 -Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định 
 -Dựa theo mục đích của hành động nói,ta có những kiểu sau:
+ Hành động hỏi 
+ Hành động điều khiển 
+ Hành động hứa hẹn 
+Hành động bộc lộ cảm xúc
3. Giảng bài mới:
 a- Giới thiệu bài : (1’) 
Ta nhận thấy có 4 nhóm kiểu hành động nói tương ứng với 4 kiểu câu. Phải chăng mỗi kiểu câu thực hiện một hành động nói .Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ
 b. Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hiện hành động nói.
I-.Cách thực hiện hành động nói:
- Treo bảng phụ. Hướng dẫn HS
 tìm hiểu yêu cầu VD1
s Yêu cầu HS đọc đoạn trích và đánh dấu vào bảng phụ để kết luận hành động nói.
Quan sát trên bảng phụ
4Các câu 1,2,3 thực hiện hành
động trình bày. Câu 4-5 thực hiện hành động điều khiển
1. Xét ví dụ:
VD1:Đoạn văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Tr/70
- Các câu 1,2,3 thực hiện hành
động trình bày. 
-Câu 4-5 thực hiện hành động điều khiển
s Các câu trong đoạn trích đều cùng một kiểu. Đó là kiểu câu gì? 
4Đều là câu trần thuật.Đều kết thúc bằng dấu chấm
-> 5 câu đều là câu trần thuật.Đều kết thúc bằng dấu chấm
*Tổ chức cho HS thảo luận nhóm VD2
sDựa vào VD1,em hãy trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn,cầu khiến, cảm thán,
trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết?
sVậy mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu nào?
sVí dụ : Xác định kiểu câu và hành động nói?
a) Cho tôi gặp bạn Vũ được không ạ ?
b) Chúng ta phải làm tròn nghĩa vụ công dân.
c) Hãy cho tôi biết cảm giác của bạn thế nào .
d) Ai không thấm thía nỗi đau buồn đó ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
4HS thảo luận nhóm ghi kết luận về quan hệ giữa các kiểu câu với những kiểu hành động nói :
 -Các câu trần thuật1,2,3 ->trình bày( cách dùng trực tiếp)
- Các câu trần thuật 4-5-> điều khiển ( cách dùng gián tiếp)
4Kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
4HS phân tich:
a) Câu nghi vấn-> điều khiển
b) Câu trần thuật-> điều khiển
c)Câu cầu khiến-> điều khiển
d) Câu nghi vấn->Bộc lộ cảm xúc
- Đọc ghi nhớ (SGK/71)
VD2: Xét mối quan hệ giữa các kiểu câu với mục đích nói
-Các câu trần thuật1,2,3 ->trình bày( cách dùng trực tiếp)
- Các câu trần thuật 4-5-> điều khiển ( cách dùng gián tiếp)
=> Kiểu câu phù hợp với hành động nói (cách dùng trực tiếp)
Dùng kiểu câu này để diễn đạt hành động nói khác ( cách dùng gián tiếp)
2.Ghi nhớ:
( Theo SGK/71)
20’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu BT1
sHãy chỉ ra các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ ?
Gợi :Những câu đứng cuối đoạn văn thường dùng để khẳng định hay phủ định điều được nêu ra trong đoạn.
- Những câu đứng đầu đoạn dùng để nêu vấn đề nhằm chuẩn bị tư tưởng cho tướng sĩ nghe trình bày của tác giả.
-Đọc yêu cầu BT1
4HS phát hiện:
- “Từ xưa các bậckhông có”
(khẳng định)
-“Lúc bấy giờ,dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” (phủ định)
-“Lúc bấy giờ,dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?” (khẳng định)
- “Vì sao vậy? (gây sự chú ý)
- “Nếu vậy rồi đâynữa” (khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu)
Bài tập 1:
Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ.
- “Từ xưa các bậckhông có”
(khẳng định)
-“Lúc bấy giờ,dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” (phủ định)
-“Lúc bấy giờ,dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?” (khẳng định)
- “Vì sao vậy? (gây sự chú ý)
- “Nếu vậy rồi đâynữa” (khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu)
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu BT2
sTìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến.Cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng?
-Đọc yêu cầu BT2
4HS cảm nhận:
Các câu trần thuật của Bác Hồ có mục đích thực hiện hành động điều khiển. Cách thực hiện gián tiếp cho thấy Bác gần gũi 
Bài tập 2:
Các câu trần thuật của Bác Hồ có mục đích thực hiện hành động điều khiển. Cách thực hiện gián tiếp cho thấy Bác gần gũi với quần chúng, không ra lệnh hay sai khiến.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu BT3
sTìm các có mục đích cầu khiến? Nhận xét tính cách của nhân vật?
với quần chúng, không ra lệnh hay sai khiến.
-Đọc yêu cầu BT3
 4HS phát hiện:
Những câu thực hiện hành động điều khiển của Dế Choắt (2 câu) đều là kiểu câu trần thuật thể hiện vai em và tính yếu ớt của nhân vật Dế Choắt.
- Những câu thực hiện hành động điều khiển của Dế Mèn (2 câu) đều là kiểu câu cầu khiến thể hiện vai anh cả và tính cách hống hách của Dế Mèn
Bài tập 3:
-Những câu thực hiện hành động điều khiển của Dế Choắt (2 câu) đều là kiểu câu trần thuật thể hiện vai em và tính yếu ớt của nhân vật Dế Choắt.
- Những câu thực hiện hành động điều khiển của Dế Mèn (2 câu) đều là kiểu câu cầu khiến thể hiện vai anh cả và tính cách hống hách của Dế Mèn
Bài tập 4. 
Hướng dẫn HS lựa chọn câu tốt nhất.
Bài tập 5. 
Hướng dẫn HS lựa chọn câu tốt nhất.
HS chọn:câu b,e
HS chọn cách ứng xử: câu c 
Bài tập 4. 
Dùng cách hỏi tốt nhất: câu b,e
Bài tập 5. 
Chọn cách ứng xử tốt nhất: câu c
2’
Hoạt động 3 : Củng cố.
Khắc sâu nội dung bài học cho HS qua các bài tập và ghi nhớ
HS khắc sâu kiến thức bài học từ củng cố của GV
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 *Bài vừa học:
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm hoàn tất các bài tập 
 *Bài mới: 
 -Chuẩn bị bài: “Ôn tập về luận điểm” 
 (Lưu ý:xem lại văn nghị luận ở lớp 7 để thực hiện việc soạn bài) 
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
.
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTV (T20 _T27).doc