Giáo án Tích hợp liên môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Ôn dịch thuốc lá - Năm học 2017-2018

Giáo án Tích hợp liên môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Ôn dịch thuốc lá - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

 - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. Tích hợp môi trường; tích hợp các bộ môn khoa học khác.

 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện các thói quen tốt trong cuộc sống; luôn ngăn ngừa, phòng chống nạn dịch nghiện thuốc lá.

II . CHUẨN BỊ:

* Chuẩn bị của GV: Giáo viên soạn giáo án, máy chiếu, tranh ảnh về thuốc lá, đoạn Video tuyên truyền phồng chống thuốc lá.

 * Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ sách giáo khoa, soạn bài theo yêu cầu.

 Tham khảo một số thông tin về chủ đề thuốc lá.

 

doc 11 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp liên môn Ngữ văn 8 - Bài 12: Ôn dịch thuốc lá - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/11/2017	Bài 12 :
Tiết: 45	
Văn bản : 
 (Nguyễn Khắc Viện )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
 	2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
	- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. Tích hợp môi trường; tích hợp các bộ môn khoa học khác.
 	3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện các thói quen tốt trong cuộc sống; luôn ngăn ngừa, phòng chống nạn dịch nghiện thuốc lá.
II . CHUẨN BỊ:
* Chuẩn bị của GV: Giáo viên soạn giáo án, máy chiếu, tranh ảnh về thuốc lá, đoạn Video tuyên truyền phồng chống thuốc lá.
	* Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ sách giáo khoa, soạn bài theo yêu cầu.
	 Tham khảo một số thông tin về chủ đề thuốc lá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số (1phút)
	Lớp 8A2 – Trường THCS Ngô Mây
 2/ Kiểm tra bài cũ (3 phút) :
Câu hỏi: Vấn đề mà văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” nêu ra là gì? Hành động của chúng ta sau khi học xong bài này.
Dự kiến trả lời: Văn bản đã chỉ rõ tác hại của việc dùng bao bì ni-lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni-lông. Từ đó đã gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta như hạn chế sử dụng bao bì ni-lông, vứt rác đúng nơi quy định, 
 3/ Bài mới
a, Giới thiệu bài (1 phút)
	Cho Hs quan sát hai bức tranh:
	Hỏi: Thông điệp được nêu lên từ hai bức tranh trên là gì?
	Trả lời: Cấm hút thuốc lá và hút thuốc lá nguy hiểm đến tính mạng của con người.	
	Giới thiệu: Vậy vì sao hút thuốc lá lại nguy hiểm đến tính mạng con người? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết về vấn đề đó
b, Tiến trình tiết dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản.
I. Tìm hiểu chung
phút
Gv: Gọi HS đọc chú thích (*) sách giáo khoa. (đèn chiếu)
Hs: Đọc theo yêu cầu và 
quan sát ảnh 
1. Tác giả:
 Gv: Giới thiệu vài nét về tác giả
- Nguyễn Khắc Viện (1913-1997).
- Là bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng
 tặng giải thưởng nhà nước cho quyển "Việt Nam - một thiên lịch sử".
Hs: Nghe
Gv yêu cầu Hs đọc
Hs: đọc.
2. Đọc và tìm hiểu từ khó:
a) Đọc.
Gv: Gọi HS đọc à GV nhận xét cách đọc của HS.
Hs: Đọc văn bản.
Gv: Cho HS đọc những từ ngữ khó.
Hs: Đọc theo yêu cầu.
b) Từ khó: SGK
 Em hãy xác định bố cục của văn bản.
Tl:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "còn nặng hơn cả AIDS": Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến "con đường phạm pháp": Tác hại của thuốc lá.
 - Đoạn 3: Phần còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.
3. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "còn nặng hơn cả AIDS": Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến "con đường phạm pháp": Tác hại của thuốc lá.
 - Đoạn 3: Phần còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.
Hãy xác định kiểu loại và phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Tl: Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nhật dụng. Thuyết minh kết hợp với nghi luận.
4. Thể loại: 
-Kiểu loại: văn bản nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh kết hợp với nghị luận
Gv: Để hiểu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, chúng ta đi vào phần II. Phân tích.
20 phút
Hoạt động 2: Phân tích cách trình bày và ý nghĩa của tên gọi văn bản.
II. Phân tích.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu nhan đề văn bản.
1. Nhan đề của văn bản
Em hiểu thế nào là "dịch", thế nào là "ôn dịch"? Nhan đề bài viết "Ôn dịch, thuốc lá" được hiểu như thế nào?
(tích hợp môn Sinh học)
Tl: - dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định. Ví dụ: dịch hạch, dịch tả, dịch SARS, dịch Ebola, ...
- Ôn dịch: Từ này thường được dùng làm tiếng chửi rủa (như : Đồ ôn dịch)
- Ôn dịch, thuốc lá có hai nghĩa:
 + Chỉ dịch thuốc lá.
 + Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này.
Gv: So sánh tệ nghiện thuốc lá với ôn dịch thuốc lá là rất thỏa đáng vì tệ nghiện thuốc lá cũng là một thứ bệnh (bệnh nghiện) và cả hai có một đặc điểm chung là rất dễ lây lan.
 Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ thể hiện sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. Hai từ đều được thể hiện nổi bậc và khắc sâu vào cảm nhận của người đọc.
 (đèn chiếu)
Gv: Vấn nạn về thuốc lá được đề cập như thế nào? Chúng ta chuyển sang phần I.2: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
 "Ôn dịch"
+ Bệnh lan truyền rộng
+ Tiếng chửi rủa
"Ôn dịch, thuốc lá"
 Dấu phẩy: (,)
+ Đặt giữa hai từ để ngắt giọng,
+ Nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ vừa căm tức vừa ghê tởm.
 "Thuốc lá"
+ Cách nói tắt của cụm từ "tệ nghiện thuốc lá".
Thái độ vừa căm tức vừa ghê tởm: Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu phần I của văn bản: Vấn đề nạn dịch thuốc lá.
2. Vấn đề nạn dịch thuốc lá .
Gv: Cho Hs tìm hiểu phần 1, sgk
Hs Tìm hiểu phần 1.
Ở phần 1, người viết có đề cập ngay đến tác hại của thuốc lá không? Cách đề cập vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?
Gv: trình chiếu tranh minh họa về dịch hạch, dịch tả, dịch AIDS và giới thiệu một số thông tin về các dịch bệnh trên. (đèn chiếu)
Tl: Không đề cập ngay đến thuốc lá mà nêu một số ôn dịch nguy hiểm khác mà mọi người đã rõ: dịch hạch, dịch tả, AIDS, ... Một số ôn dịch đã được chế ngự nhưng một số ôn dịch vẫn đang bùng phát mạnh và là nguy cơ đe dọa sinh mạng con người.
Tuy nhiên tác giả không phải đề cập đến sự nguy hiểm của các bệnh dịch trên mà đề cập đến thông tin khác. Theo em, thông tin được đề cập trong văn bản này là gì?
Tl: Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người, đặc biệt hơn cả nạn AIDS.
 Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người.
Em có nhận xét gì về thông tin ấy?
Tl: Vừa nêu vấn đề vừa chỉ ra tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
" Vừa nêu vấn đề vừa chỉ ra tính chất nghiêm trọng của vấn đề
Hãy nhận xét gì về đặc điểm lời văn trong các thông tin này? Tác dụng của các thông tin ấy?
Tl: - Sử dụng các từ thông dụng của ngành y tế (ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS).
 - Dùng phép so sánh (ôn dịch thuốc lá... còn nặng hơn cả AIDS).
 => Tác dụng: Báo động tác hại của thuốc lá.
[ Báo động tác hại của thuốc lá.
Gv: Vậy thuốc lá có tác hại gì mà tác giả phải dùng đến từ "ôn dịch"? Mục II.3 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu Tác hại của thuốc lá.
3. Tác hại của thuốc lá.
Gv: Cho Hs tìm hiểu phần 2, sgk
Hs: Tìm hiểu phần 2.
Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
 Tl: “Dâu” ví với con người, sức khoẻ con người. “Tằm” ví với thuốc lá, khói thuốc lá. à Cách so sánh sáng tạo nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng cho người đọc. Thuốc lá gây nên những tác hại từ từ, gặm nhấm nhưng rất nguy hiểm có khi vô phương cứu chữa.
* Mượn lời của Trần Hưng Đạo để chỉ ra kiểu, cách và mức độ nguy hiểm của thuốc lá.
Gv: Giới thiệu tượng Trần Hưng Đạo. 
 (tích hợp môn Lịch sử)
Hs: Nghe
Tác hại của thuốc lá được tác giả thuyết minh trên những phương diện nào? 
Tl: Tác hại đối với người hút; tác hại đối với những người xung quanh và tác hại đối với kinh tế, đạo đức, lối sống của con người.
* Tác hại của thuốc lá:
Gv: Cho học sinh thảo luận nhóm (thời gian 2 phút)
 Nội dung thảo luận.
Nhóm 1,2: Tác hại của thuốc lá đối với con người (người hút và người hít)
Nhóm 3,4: Tác hại của thuốc lá đối với xã hội (kinh tế và đạo đức, lối sống)
Hs: Thảo luận nhóm, các nhóm trình bày phần thảo luận, nhận xét, bổ sung. 
Gv: Gọi đại diện nhóm 1,2 trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm 1,2 Tác hại của thuốc lá đối với người hút: khói thuốc có nhiều chất độc làm viêm họng, viêm phế quản, giảm sức khỏe, gây ung thư, ...
- Đối với con người:
+ Người hút: Tổn hại đến sức khỏe.
Gv: Cung cấp thông tin hình ảnh về một số chất độc có trong thuốc lá. (đèn chiếu)
Hs: Nghe, quan xát
Hắc ín hay còn gọi là dầu hắc
ni-cô-tin.
Polonium 210
(tích hợp môn Hóa học)
Gv: Giới thiệu hậu quả của người hút thuốc và người nghiện. (đèn chiếu) 
(tích hợp môn Sinh học)
Gv: Gọi nhóm 1,2 trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm 1,2: Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh (hút thuốc lá thụ động): khói thuốc lá đầu độc làm đau tim mạch, ung thư, phụ nữ có thai đẻ non, thai nhi yếu,...
+ Người hít (hút thuốc thụ động): cũng bị đầu độc như người hút.
Gv: Cung cấp thông tin hình ảnh về một số hậu quả do hút thuốc lá thụ động đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
 (đèn chiếu)
Hs: nghe, quan sát
(tích hợp môn Sinh học)
Gv: Gọi đại diện nhóm 3,4 trình bày kết quả thảo luận. 
GvG: Mội gói thuốc 555 giá 15000 đ, mỗi ngày nếu hút một gói tính ra một năm mất 5.475.000 (ngày nay một gói 555 giá 35.000 đ vậy vị chi một năm mất 12.775.000 đ). Thật là kinh khủng! Ngoài ra gia đình, xã hội còn phải chi một số tiền cực lớn cho việc chữa trị những bệnh do thuốc lá gây ra, phải xây dựng nhiều bệnh viện, trung tâm để chữa trị, để cai nghiện,  Ngoài ra hút thuốc còn gây cháy rừng, cháy chợ, ô nhiễm môi trường, 
(tích hợp toán học, xã hội học)
Nhóm 3,4: Tác hại của thuốc lá về kinh tế: thiệt hại về kinh tế đối với cá nhận người hút, đối với gia đình và đối với xã hội. 
 Tác hại của thuốc lá đối với đạo đức, lối sống của con người: Nêu gương xấu, là con đường dẫn đến phạm pháp.
Hs: Nghe, cảm nhận.
- Đối với xã hội:
+ Thiệt hại về kinh tế.
+ Đạo đức, lối sống: Nêu gương xấu, là con đường dẫn đến tội phạm.
Gv: Cung cấp thông tin hình ảnh về tác hại của thuốc lá đối với đạo đức, lối sống của con người. (đèn chiếu)
Hs: nghe, quan sát
GV: Hút thuốc lá làm hủy hoại lối sống, nhân cách người Việt Nam, nhất là thanh, thiếu niên.
(tích hợp môn GDCD)
Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng ở đoạn này?
Tl: Sử dụng phép so sánh, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động có căn cứ khoa học nhằm phê phán tệ nạn hút thuốc lá dẫn đến suy thoái đạo đức và có hại sức khỏe cho người hút và cả cộng đồng.
àDùng cứ liệu y học, giải thích, phân tích, dẫn chứng xác thực, thuyết phục.
Tất cả những điều đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống con người như thế nào?
Tl: Thuốc lá là một thứ độc hại ghê gớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, làm huỷ hoại nhân cách tuổi trẻ.
[ Thuốc lá là một thứ độc hại ghê gớm.
Gv: Trước những tác hại ghê gớm đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị gì để phòng chống, chúng ta chuyển sang phần II.3 Kiến nghị.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu kiến nghị chống thuốc lá
4. Lời kêu gọi, kiến nghị: 
Gv: Cho Hs tìm hiểu phần 3, sgk
Hs: Tìm hiểu phần 3, sgk.
Em hiểu thế nào là "chiến dịch" và "chiến dịch chống thuốc lá"?
Tl: - Chiến dịch là toàn bộ nói chung các việc làm tập trung và khẩn trương, huy động nhiều lực lượng trong một thời gian, nhằm thực hiện một mục đích nhất định.
- Chiến dịch chống thuốc lá là các hoạt động thống nhất rộng khắp nhằm chống lại một cách có hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
- Các nước Âu – Mĩ đã tiến hành chiến dịch chống hút thuốc lá: cấm hút nơi công công, phạt tiền, phổ biến luật, Châu Âu đặt mục tiêu cuối thế kỉ XX "Một Châu Âu không có thuốc lá".
- Các nước phát triển nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
Nhận xét của em về câu “nghĩ đến mà kinh!”?
Nêu lời kêu gọi của tác giả?
Tl: Tác giả kinh sợ khi biết rằng nước ta đang còn nhiều bệnh tật, nay lại thêm ôn dịch thuốc lá.
- Đã đến lúc chúng ta phải đứng lên chống lại nạn ôn dịch này.
 - Việt Nam còn nghèo lại ôm thêm dịch thuốc lá.
-> Đã đến lúc chúng ta phải đứng lên chống lại nạn ôn dịch này.
Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả ở phần cuối của văn bản?
Tl: Tác giả dùng các số liệu thống kê và so sánh nhằm làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh ở phần trên, vừa tạo đà thuận lợi, cơ sở vững chắc cho tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng.
Em có suy nghĩ gì về câu cảm thán: "Nghĩ đến mà kinh!" mà tác giả đã dùng ở phần cuối văn bản. 
Tl: Câu văn làm người đọc xao động. Từ đó khuyến khích ý thức tự giác, vận động người thân không hút thuốc lá....
Trong thời gian gần đây, Đảng và Chính phủ của ta đã ban hành Luật, Nghị định phòng chống tác hại thuốc lá.
(tích hợp môn GDCD)
Tl:-Luật số 09/2012/QH13, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Có hiệu lực từ ngày 01/05/2013
chống tác hại thuốc lá.
- Chỉ thị số 6036/CT-BGD ĐT, Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2014, Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành giáo dục.
 (đèn chiếu)
Gv: Giới thiệu một số hình ảnh hoạt động hưởng ứng phong trào chống hút thuốc lá của cộng đồng.
(đèn chiếu)
Hs: Quan sát
Nhà trường chúng ta đã có những hoạt động gì để hưởng ứng phong trào chống thuốc lá và hút thuốc lá?
 (Liên hệ thực tế)
Tl: Nhà trường đã phổ biến các văn bản luật, nghị định, chỉ thị về thuốc lá và tác hại của thuốc lá; đã cho học sinh làm bản cam kết không sử dụng, tàn trữ, mua bán thuốc lá, ma túy và các chất gây nghiện ở đầu mỗi năm học; ...
Nêu một số lí do khiến thanh niên tập tành hút thuốc. Hậu quả của việc hút thuốc.
Tl: Một số thanh thiếu niên tập tành hút thuốc, vì:
- Lúc đầu muốn thử cảm giác của việc hút thuốc lá.
- Hút thuốc do anh chị em trong nhà hoặc những người ngang hàng đều hút.
- Hút thuốc do cha mẹ để gương xấu.
- Thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ.
- Nhận thức về bản thân, lòng tự trọng còn thấp.
Hậu quả: Hình thành thói quen tiêu tiền xa xỉ, dẫn đến phạm tội, nghiện ma túy....
Em hiểu gì về thuốc lá sau khi nghiên cứu văn bản này?
Tl: Thuốc lá là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, lối sống của cá nhân và cộng đồng. Vì thế chúng ta cần phải quyết tâm chống lại nạn dịch này.
Gv: Dẫn qua phần Tổng kết.
3 
Hoạt động 3: Tổng kết.
III. Tổng kết.
phút
Từ những gì đã tìm hiểu, em hãy nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Tl: Tham khảo ghi nhớ sgk trả lời.
1. Nội dung:
- Thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng của loài người, gây ảnh hưởng xấu về đạo đức.
2. Nghệ thuật: 
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, kết hợp sự so sánh, liên tưởng. 
- Phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp với lập luận.
Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
Tl: Tự cảm nhận, trả lời.
3. Ý nghĩa văn bản:
Tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
Gv: Chuyển qua phần IV: Luyện tập.
3 
Hoạt động 4: Thực hành luyện tập.
IV - Luyện tập
phút
Gv: HS hs làm bài tập 1. Chuẩn bị cho bài 30 ở HKII hoặc bài viết về chương trình địa phương (phần Văn)
Hs: Nghe. Tập lập bảng thống kê.
Vì sao nhiều người thấy được thuốc lá và hút thuốc lá là có hại nhưng họ vẫn trồng và sử dụng?
Tl: Đối với người hút: ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác như hút thuốc để thể hiện bản thân, hút thuốc để giải tỏa căng thẳng, chống buồn ngủ, do thói quen, do nghiện...
Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay ?
Tl: - Tuyên truyền với mọi người và khuyên người thân không nên hút.
- Bản thân không hút thuốc....
5
Hoạt động 5 : Củng cố
phút
Củng cố kiến thức kĩ năng phương pháp cơ bản và thiết yếu:
Hs: Quan sát sơ đồ tư duy
 Nghe thực hiện hướng dẫn bài tập về nhà.
Gv: - Giới thiệu sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
(đèn chiếu)
 - Giới thiệu đoạn video truyền thông về thuốc lá.
(đèn chiếu)
- Hướng dẫn bài tập ở nhà:
+ Đọc lại đoạn trích, nắm nội dung chính của văn bản.
+ Nắm được ý nghĩa của văn bản.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: (1’)
 Soạn bài : Câu ghép (tiếp theo) 
Cụ thể :
	+ Đọc kĩ nội dung bài học.
+ Trả lời các câu hỏi mục I – Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
+ Tìm hiểu các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_lien_mon_ngu_van_8_bai_12_on_dich_thuoc_la.doc