Giáo án thao giảng Ngữ văn: Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) - Đỗ Phủ

Giáo án thao giảng Ngữ văn: Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) - Đỗ Phủ

Tiết 41. Văn bản:

BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

(Mao ốc vị thu phong sở phá ca )

 - Đỗ Phủ-

I. Mục tiêu bài học.

 Yêu cầu học sinh

 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

- Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ.

- Giáo dục lòng nhân ái.

II. Phương tiện : Sgk, sgv, giáo án, giấy tô ky, tranh.

 Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, động não, thuyết giảng.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số: (1p')

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng Ngữ văn: Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) - Đỗ Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41. Văn bản: 
bài ca nhà tranh bị gió thu phá
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
 - Đỗ Phủ-
I. Mục tiêu bài học.
 Yêu cầu học sinh
 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ.
- Giáo dục lòng nhân ái.
II. Phương tiện : Sgk, sgv, giáo án, giấy tô ky, tranh.
 Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, động não, thuyết giảng.
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số: (1p')
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy- trò
T/g
Nội dung
- Gv:+ Hướng dẫn : Đọc chậm 3 khổ đầu, chú ý các chi tiết miêu tả nỗi khổ.
 + Khổ 4 đọc giọng thiết tha thể hiện khát khao cao cả của nhà thơ.
? Dựa vào phần chú thích và phần chuẩn bị ở nhà hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
? Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian nào ?
GV: Năm 759 ông từ quan đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760 được bạn bè và người thân giúp đỡ Đỗ Phủ dựng được một căn nhà ở khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô, vừa dựng được căn nhà mấy tháng thì tháng tám đã bị gió thu phá nát.
? Bài thơ được sáng tác theo thể loại gì ?
GV: Thể thơ này ra đời trước đời Đường, vần, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khóang.
- Gv: So sánh 3 khổ thơ đầu về số câu, số chữ với khổ cuối.
? Hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ ?
GV: Cho hs điền vào bảng 
- Khổ 1: Tự sự kết hợp với miêu tả.
- Khổ 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm.
- Khổ 3: Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
- Khổ 4: Biểu cảm trực tiếp.
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần ?
- GV: Bài thơ có thể chia theo 2 cách
C1: 4 phần
C2: 2 phần
-> Cách chia thứ 2 có phần bao quát và lôgíc để biểu đạt tư tưởng của nhà thơ cũng có phần chặt chẽ, hợp lí hơn. Bởi vì sức nặng của bài thơ là ở 5 câu cuối, 18 dòng đầu chỉ có ý nghĩa tạo ra một cái nền để nhà thơ bộc lộ tư tưởng ở đoạn cuối.
- Hs theo dõi khổ thơ1
? Trong khổ thơ này tác giả kể hay tả ?
? Khổ thơ 1 nhà thơ gặp phải nỗi khổ gì ?
? Qua đó em hình dung căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh ntn ?
-> Tiêu điều , tan tác
? Tìm những từ ngữ miêu tả cơn gió mạnh đã làm tan nát gian nhà ?
-> thét, cuộn, bay, tót, quay lộn.
GV: Bình thường hiện tượng mưa bão thường đến vào mùa hè-> gây thiệt hại lớn về người và của
-Theo dõi câu 1 "tháng tám" mùa thu- "gió thét già" , ta có thể hình dung trận gió thu thổi rất mạnh trong phút chốc cuốn bay tung toé những mảnh tranh của ngôi nhà
? Chứng kiến cảnh đó thái độ của nhà thơ ntn ?
GV: Khổ thơ đầu như một ghi chép ngắn về trận thu phong. Đó là một trận bão tố, hoặc là một cơn lốc vào tháng tám" gió thét già". Ba lớp tranh ngôi nhà bị cuộn mất, bay khắp mọi nơi. Chữ "tranh" (mao) được nhắc lại 2,3 lần, lối viết liệt kê đã tái hiện lại trận cuồng phong lần lượt bóc đi từng tấm tranh. nhà thơ ngơ ngác nhìn bất lực. Cả 5 câu thơ đều gieo vần bằng (theo nguyên tác: " hào- mao- giao- sao- ao") . Đó là những vần có âm vang diễn tả âm điệu thơ như tiếng khóc, tiếng thở than, người dịch thơ đã thể hiện đúng dụng ý đó của tác giả.
- Hs theo dõi khổ 2
? Tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào để thể hiện điều đó ?
? Khổ thơ 2 tác giả kể về nói khổ gì ?
? Tìm những từ ngữ cụ thể diễn tả điều đó ?
-> trước mặt, xô, cướp, giật, cắp, đi tuốt
? Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trớc mặt chủ nhân là một ông già, ta có nên trách lũ trẻ không ? vì sao ?
GV: liên hệ thực tế: cơn bão đổ vào VN ....
? Đứng trước cảnh đó em có xử sự như vậy không ?
GV: Cuộc sống cùng cực, đói nghèo, thất học, loạn li lan tràn khắp đất nước đã làm thay đổi tính cách của trẻ thơ.
? Trước việc làm đó của lũ trẻ nhà thơ có tâm trạng ntn ? tìm câu thơ thể hiện điều đó ?
" Môi khô miệng cháy gào chẳng được; Quay về chống gậy lòng ấm ức ".
? Thấy được nỗi đau gì của nhà thơ ?
- Hs theo dõi khổ thơ 3
? Trong khổ thơ này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
? Khổ thơ thứ 3 diễn tả nỗi khổ gì ?
GV: 2 khổ thơ trên, gió nổi lên từ chiều, nhà tranh bị tốc mái thì đến đêm, mưa thu dầm dề, dai dẳng kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh càng thêm lạnh.
? Tìm từ ngữ diễn tả điều đó ?
-> mịt mịt, đen đặc, tối mực, lạnh tựa sắt, lót nát, nhà dột, dày hạt mưa, mưa chẳng dứt
? " Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê " cho thấy ngoài nỗi khổ vì nghèo khó ra tác giả còn gặp nỗi lo gì ?
? Đây có phải là nỗi khổ của riêng gia đình nhà thơ hay không ?
-> Đây là nỗi khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, trí thức Trung Quốc thời trung Đường vì chiến tranh loạn lạc liên miên. Bài thơ là một trong những chứng tích lịch sử bằng thơ ghi lại điều đó một cách chân thực. Đỗ Phủ đồng cảm sâu xa với những nỗi khổ của nhân dân vì chính ông cũng đã nhiều lần, có thể nói gần như suốt đời nếm trải những khổ cực đó.
- Hs theo dõi khổ cuối
? Khổ cuối tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
? Tác giả đã có những ước mơ gì ?
? Em có nhận xét gì về ước mơ đó ?
Bài tập:Theo em vì sao ước mơ của tác giả cao đẹp như vậy lại bật lên lời than "than ôi ! "
a. Vì Đỗ Phủ không tin ước vọng ấy có thể thành hiện thực trong xã hội bế tắc, bất công.
b. Đó là ước vọng cao cả nhưng chua xót.
c. Phê phán thực trạng xã hội phong kiến bất công.
d Cả 3 đáp án trên.
- Hs theo dõi 2 câu cuối
GV: Lòng vị tha đã đạt đến sự xả thân vì nghĩa. Từ nỗi khổ của bản thân, Đỗ Phủ liên hệ đến nỗi khổ của người nghèo hơn mình và hơn thế còn đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình.
 Với cụm từ "Riêng lều ta nát" , nhà thơ không chỉ thể hiện tinh thần xả thân mà còn quay lại chủ đề của bài thơ (nói chuyện nhà cửa) làm bố cục tác phẩm trở nên hết sức hoàn chỉnh, chặt chẽ.
? Qua đó ta thấy tác giả là người ntn ?
? Nếu đặt cương vị em trong hoàn cảnh đó, em có mơ ước gì cho gia đình và cho những người xung quanh ?
-. Hs 
? Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì khi xây dựng bài thơ ?
? Toàn bộ bài thơ toát lên nội dung gì ?
? Theo em khát vọng cao cả ấy đến nay có còn ý nghĩa không ? vì sao ?
- GV: Vẫn còn, vì thế giới vẫn có những người phải sống trong nghèo khó...
- Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc bài thơ
11p'
13p'
7p'
5p'
2p'
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chung.
a. Tác giả, tác phẩm.
- Tác giả: Đỗ Phủ (712- 770) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
- Tác phẩm: Sáng tác tháng 8 năm 760.
b. Thể loại: 
- Cổ thể.
c. Phương thức biểu đạt.
ptbđ.
khổ
thơ
Mtả
T.sự
bc
t.tiếp
mt
,ts
mt,bc
ts,
bc
khổ1
x
khổ2
x
khổ3
x
khổ4
x
d. Bố cục.
Phần 1: 18 câu đầu. Nỗi khổ của nhà thơ.
Phần 2: 5 câu cuối. Ước vọng của nhà thơ.
e. Từ khó.
II. Phân tích.
1. Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn. (khổ 1,2,3).
a. Cảnh nhà bị gió thu phá (khổ 1).
- Kết hợp kể và tả.
- Gió thu cuốn mất những lớp tranh của căn nhà.
- Tiêu điều , tan tác
- Buồn -> lo -> tiếc -> bất lực.
b. Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá (khổ2 ).
- Kết hợp kể và biểu cảm
- Lũ trẻ hàng xóm kéo đến cướp tranh.
- Loạn lạc, cuộc sống cùng cực, đạo lí suy đồi với lũ trẻ.
- Nỗi đau nhân tình thế thái.
c. Cảnh đêm trong nhà đã bị phá tốc mái (khổ 3).
- Kết hợp giữa kể, tả , biểu cảm , câu hỏi tu từ.
- Nỗi khổ vì nghèo khó
- Nỗi lo lắng vì loại lạc
2. Ước vọng của tác giả (khổ 4)
- Biểu cảm trực tiếp
- Ước một ngôi nhà "rộng muôn ngàn gian" vô cùng vững chắc, cho những người nghèo trong thiên hạ.
- Tác giả đặt nỗi khổ của nhân dân lên trên nỗi khổ của mình
- Là người có tấm lòng nhân ái và giàu lòng vị tha cao cả-> tinh thần nhân đạo trong bài thơ.
III. Tổng kết- ghi nhớ.
1. Nghệ thuật.
- Dùng biên pháp tu từ so sánh và câu hỏi tu từ cùng nhiều từ ngữ miêu tả .
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
2. Nội dung.
- Là bức tranh hiện thực về nỗi thống khổ của nhà thơ và nhân dân Trung Quốc thời trung Đường.
- Thể hiện tinh thần nhân đạo, tấm lòng vị tha và khát vọng cao cả của nhà thơ.
3. Ghi nhớ: SGK (Tr 134)
IV. Luyện tập.
Đọc diễn cảm bài thơ
4. Củng cố: (3p')
Bài tập 1.
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả 
B. Biểu cảm
C. Tự sự 
D. Kết hợp cả 3 phương thức trên
Câu 2. Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ ? 
A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
C. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
D. Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.
Bài tập 2. (Nếu còn thời gian)
Chọn từ thích hợp điền vào ô trống trong đoạn văn sau: đau khổ, tái hiện, nhân đạo, vị tha, loạn li.
" Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" , của Đỗ Phủ đã................ bức tranh sinh động về cảnh ngộ................. của bản thân nhà thơ trong cảnh ................... Nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần .......
......... và lòng ................. cao cả."
5. Dặn dò: (1p')
- Học bài.
- Thực hiện phần luyện tập trong sgk
- Chuẩn bị tiết 42: Từ đồng âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai ca nha tranh bi gio thu pha hay.doc