Giáo án thao giảng Ngữ văn 8 tiết 101: Văn bản Bàn luận về phép học ( trích: Luận học pháp) Nguyễn Thiếp

Giáo án thao giảng Ngữ văn 8 tiết 101: Văn bản Bàn luận về phép học ( trích: Luận học pháp) Nguyễn Thiếp

BÀI 25

Tiết 101 Văn bản BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

( Trích: Luận học pháp)

Nguyễn Thiếp

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Qua bài giảng, học sinh cần:

- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để viết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

- Nắm được đặc điểm của thể văn tấu: Là lời của thần dân tâu lên vua chúa để trình bàýaự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận diện thể văn tấu.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn nghị luận

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tốt để cống hiến sức mình góp phần làm hưng thịnh đất nước.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng Ngữ văn 8 tiết 101: Văn bản Bàn luận về phép học ( trích: Luận học pháp) Nguyễn Thiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/3/2010
Ngày giảng: 08/3/2010
Lớp giảng: 8C, trường THCS Thị Trấn
Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Dung, trường THCS Văn An
Bài 25
Tiết 101 Văn bản Bàn luận về phép học
( Trích: Luận học pháp)
Nguyễn Thiếp
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Qua bài giảng, học sinh cần:
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để viết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
- Nắm được đặc điểm của thể văn tấu: Là lời của thần dân tâu lên vua chúa để trình bàýaự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện thể văn tấu.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn nghị luận
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức học tốt để cống hiến sức mình góp phần làm hưng thịnh đất nước.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: SGK, SGV, STK, giáo án, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 ? Giờ trước các em được học văn bản Nước Đại Việt ta, hãy đứng tại chỗ và cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Nước Đại Việt ta?
* Yêu cầu: Học sinh nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
+ Nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn.
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: (1’)
Như các em đã biết Nguyễn Thiếp là người học rộng hiểu sâu từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Quang Trung mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng Nguyễn Thiếp cũng giúp triều Tây Sơn góp phần phân xây dựng đất nước về mặt chính trị. Bàn luận về phép học là một trong những văn bản quan trọng của Nguyễn Thiếp gửi vua Qung Trung. Nội dung vă bản đó ra sao , hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu.
Giáo viên viết đề bài lên bảng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
? Dựa vào chú thích *, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thiếp?
- Về tác giả Nguyễn Thiếp, SGK của các em đã trình bày khá đầy đủ. Các em sẽ học phần tác giả trong SGK.
? Em biết gì về văn bản Bàn luận về phép học?
? Em biết gì về thể tấu?
- Cùng dạng với loại văn thư này còn có nghị, biểu, khải, sớ. Tấu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. 
- Các em cần phân biệt với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường có ý nghĩa thời sự, mang yếu tố vui, hài hước.
? Em biết gì về nội dung toàn bài tấu mà Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung?
- Nguyễn Thiếp một là bàn về “quân đức” (đức của vua): mong bậc đế vương “một lòng tu đức”, “lấy sự học vấn mà tăng thêm tài”, “bởi sự học mà có đức”. Hai là bàn về “dân tâm” (lòng dân): khẳng định “dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên”. Ba là bàn về “học pháp” (phép học): nội dung như đoạn trích giảng. Qua bài tấu có thể thấy được tấm lòng yêu nước và nhân cách chính trực của La Sơn Phu Tử.
- Giọng đọc: chân tình bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin vừa khiêm tốn, kính cẩn, nghiêm trang, chậm rãi.
- GV đọc từ đầu ... “ điều tệ hại ấy”. 
- Gọi học sinh đọc tiếp đến hết
? Nhận xét phần đọc của bạn?
- GV chính xác.
? Giải nghĩa các từ: thất truyền, tam cương, ngũ thường?
- Các chú thích khác chúng ta sẽ tìm hiểu trong khi đọc – hiểu văn bản.
? Hãy chỉ ra bố cục của văn bản? 
- Phần còn lại của văn bản thể hiện thái độ của Nguyễn Thiếp đối với nhà vua. Trong qúa trình phân tích văn bản ta sẽ đi sâu vào ba phần như trong phần bố cục đã chia.
? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
- Chuyển ý: Với một văn bản mà ý nghĩa của nó còn đến ngày nay thì chúng ta cần đọc – hiểu như thế nào, cô và các em sẽ chuyển sang phần thứ 2.
- GV định hướng đọc – hiểu theo bố cục vừa chia.
- GV treo bảng phụ phần 1 lên bảng.
? Nhắc lại nội dung của phần 1? 
? Chú ý vào câu đầu của phần 1, cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Tác giả so sánh việc ngọc được mài để trở thành đồ vật với việc con người đi học để trở nên tốt đẹp hơn, biết cách đối xử hằng ngày với mọi người. 
? Hãy cho biết ở 3 câu đầu tác giả nêu khái quát mục đích của việc học là gì?
- Khái niệm “đạo” vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Như vậy mục đích chân chính của việc học là để làm người, để học cách đối xử với mọi người xung quanh.
- Đạo học ngày xưa mà Nguyễn Thiếp muốn nói là tam cương, ngũ thường.
? Dựa vào phần chú thích hãy giải nghĩa các từ: tam cương, ngũ thường ?
? Người xưa học tam cương, ngũ thường để làm gì?
? ở phần 1 ngoài việc nêu mục đích của việc học, tác giả còn phê phán lối học nào?
? Nguyễn Thiếp quan niệm thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi?
- Cả hai lối học trên đều là lối học lệch lạc, sai trái.
? Từ đó tác giả chỉ ra tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là gì ?
? Hãy nhận xét về sự liên kết của các câu văn trong phần 1? (có chặt chẽ không? ý văn có mạch lạc không, rõ ràng không, dễ hiểu không ?)
? Qua đoạn văn bàn về mục đích học, tác giả đã thể hiện thái độ gì đối với việc học ?
? Em thấy thái độ với việc học của Nguyễn Thiếp có đúng đắn không? 
? Thái độ của bản thân em với việc học như thế nào (có giống Nguyễn Thiếp không?)?
- Chuyển ý: Nguyễn Thiếp xác định mục đích chân chính của việc học là để học làm người, vậy thì ông bàn về cách học như thế nào ta sẽ tìm hiểu trong phần thứ 2.
- GV treo bảng phụ phần 2 lên bảng.
? Khi bàn về cách học, Nguyễn Thiếp đã đề xuất những ý kiến nào ?
- Mở thêm trường, lớp; mở rộng thành phần người học để đáp ứng nhu cầu học xuất phát từ tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Ngày nay chính sách khuyến học của Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho mọi trẻ em được đến trường, khuyến khích, tạo điều kiện cho người có nguyện vọng học tập.
? Phép dạy ngày xưa theo Nguyễn Thiếp là gì?
- Ngày nay, hệ thống giáo dục của nước ta cũng theo các bậc học từ thấp đến cao: GD mầm non, GD tiểu học, GDTH (THCS, THPT), GD nghề nghiệp và GD ĐH. Việc chú trọng thực hành trong quá trình dạy – học ngày nay là căn cứ để khẳng định rằng hệ thống phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đưa ra vẫn còn phù hợp với hiện tại.
? Những ý kiến trên được nêu ra nhằm mục đích gì ?
? Trong số những cách học đó, em tâm đắc với cách học nào ? Vì sao?
? Khi đề xuất ý kiến về cách học, Nguyễn Thiếp mong ước điều gì?
- Sở dĩ tác giả lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo đựơc nhân tài, vững yên được nước nhà vì cách học mở rộng sẽ phát hiện được nhiều nhân tài và cách học gắn với thực hành là cách học giúp người học hiểu sâu, hiểu kĩ vấn đề hơn...
? Khi đề xuất ý kiến với vua về việc học của nước nhà, tác giả đã dùng những từ ngữ cầu khiến như : cúi xin, xin chớ bỏ qua. Những từ ngữ đó cho em hiểu gì về thái độ của tác giả với việc học, với vua?
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong phần này?
? Thái độ của tác giả trong phần này là gì?
? Nhắc lại nội dung của phần 3?
? Mục đích học chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học. Theo tác giả, đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào ?
(- Sở dĩ nói đạo học thành lại sinh ra nhiều người tốt vì cách học chân chính sẽ tạo ra nhiều người học có tài có đức, sẽ thành nhiều người tốt.
- Còn nói triều đình ngay ngắn liên quan đến đạo học thành vì đạo học thành thì không còn lối học hình thức, không còn hiện tượng chúa tầm thường, thần nịnh hót.
 Đạo học thành có thể khiến thiên hạ thịnh trị vì đạo học thành sẽ tạo ra nhiều người biết trọng lẽ phải, biết ứng dụng điều học vào công việc, không còn thói cầu danh lợi hoặc nịnh thần; khiến việc cai trị quốc gia sẽ dễ dàng, nước nhà sẽ vững vàng ổn định.)
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
? Đằng sau các lí lẽ bàn về tác dụng của phép học, người viết đã thể hiện một thái độ như thế nào ?
- GV: Tư tưởng của Nguyễn Thiếp đưa ra ở đây vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Đạo học thành sẽ có sức mạnh cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
? Văn bản có đặc sắc gì về nghệ thuật ?
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó để nêu lên nội dung gì?
- Phần tổng kết trên bảng chính là nội dung phần ghi nhớ trong SGK/79, về nhà các em học thuộc.
- Nguyễn Thiếp (1723-1804), tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử. 
- Quê : La Sơn (nay là huyện Đức Thọ) - Hà Tĩnh.
- Là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", đã từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.
- Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8 năm 1791.
- Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
- Bài tấu bàn về 3 điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng của dân), học pháp (phép học).
- Nghe
- Đọc
- Nhận xét
- Giải nghĩa dựa vào phần chú giải.
+ Đoạn 1: Bàn về mục đích của việc học .
 + Đoạn 2, 3: Bàn về cách học. 
 + Đoạn 4 : Tác dụng của phép học. 
- Nghị luận
- Thái độ thành kính của Nguyễn Thiếp khi tấu là biểu hiện của phương thức biểu cảm.
- Nghe, xác định định hướng đọc – hiểu
- Quan sát bảng phụ
- Nhắc lại nội dung phần 1
- So sánh
- Sử dụng câu châm ngôn
- Trả lời
- Giải nghĩa
- Hình thành 5 đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, chí, tín và biết cách ứng xử 3 mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến: vua tôi, cha con, chồng vợ.
- Trả lời
- Học hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất.
- Học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc...
- Chúa tầm thường, thần nịnh hót -> Đảo lộn giá trị con người, không có người tài - đức, người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.
- Nhận xét
- Trả lời
- Đó là thái độ đúng đắn, tích cực cần được chúng ta phát huy trong việc học ngày nay.
- Suy nghĩ, trả lời
- Mở thêm trường, lớp; mở rộng thành phần người học.
- Trả lời
- Trả lời.
- Tất cả. Vì cách học mà Nguyễn Thiếp đưa ra mang tính chất đúng đắn, tính chất thực tiễn , h/s chúng ta có thể áp dụng.
- Kẻ nhân tài lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.
- Chân thành với sự học, tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn, tin ở sự chấp thuận của vua và giữ được đạo vua tôi.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
I. Đọc, tìm hiểu chung (14’)
1. Tác giả (2’)
SGK
2. Tác phẩm (3’)
- Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8 năm 1791.
3. Đọc, hiểu chú thích (5’)
- Đọc
- Hiểu chú thích
4. Bố cục (3’)
3 phần :
- Phần 1 : từ đầu ... ‘‘điều tệ hại ấy’’ : Bàn về mục đích của việc học.
- Phần 2 : tiếp ... ‘‘xin chớ bỏ qua’’  : Bàn về cách học.
- Phần 3 : tiếp ... ‘‘thịnh trị’’ : Tác dụng của phép học
5. Phương thức biểu đạt (1’)
- Nghị luận
- Kết hợp : biểu cảm
II. Đọc – hiểu văn bản (18’)
1. Bàn về mục đích của việc học (6’)
- Sử dụng câu châm ngôn, so sánh
- Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
-> Học tập là qui luật tất yếu của con người.
- Học tam cương, ngũ thường để hình thành đạo đức, nhân cách.
- Phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi.
- Tác hại: chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan.
-> Những câu văn lập luận liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
=>Thể hiện thái độ xem thường lối học chuộng hình thức, coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt, làm cho đất nước vững bền.
2. Bàn về cách học (6’)
- Mở thêm trường, lớp; mở rộng thành phần người học (tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học)
- Phương pháp học phải:
+ Tuần tự từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học đi đôi với hành
=> Mở mang sự hiểu biết cho dân chúng.
- Cách lập luận: từ điều kiện đến kết quả.
-> Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn
3. Tác dụng của phép học
(6’)
- Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
- Cách lập luận chặt chẽ
- Đề cao tác dụng của việc học chân chính, tin tưởng ở đạo học chân chính, kì vọng vào tương lai đất nước.
III. Tổng kết – Ghi nhớ (3’)
1. Nghệ thuật
- Sử dụng câu châm ngôn, so sánh.
- Cách lập luận chặt chẽ.
- Văn bản có sự kết hợp giữa phương thức nghị luận và biểu cảm.
2. Nội dung
Văn bản giúp ta hiểu về mục đích của việc học là học để có tri thức, làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.
IV. Củng cố (3’)
? Qua văn bản Bàn luận về phép học, em hiểu gì về tác giả Nguyễn Thiếp ?
- Nguyễn Thiếp đúng là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu; là người trí thức yêu nước, quan tâm đến vận mệnh đất nước, là người trọng chữ, trọng tài.
? Hãy xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng cách hoàn thiện sơ đồ trên bảng ?
Mục đích chân chính của việc học
Phê phán những lệch lạc, sai trái
Khẳng định quan điểm; phương pháp đúng đắn
Tác dụng của việc học chân chính
V. Dặn dò (1’)
- Học bài, học thuộc ghi nhớ, làm phần luyện tập vào vở bài tập.
-Soạn bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoi giang.doc