Giáo án tham khảo Ngữ văn 8 cả năm

Giáo án tham khảo Ngữ văn 8 cả năm

 Ngữ văn Bài 1- Tiết 1

 Tôi đi học

 -Thanh Tịnh -

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình mang mác của tác giả.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích, tâm trạng nhân vật.

3. Thái độ:

 Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.

II. chuẩn bị

1.GV: Bài soạn + tài liệu.

2. HS : Soạn bài.

III. Phương pháp.

- Phân tích, gợi mở, nêu vấn đề

IV. Tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức (1) sĩ số : 8a 23/23 8b 22/22

2 Kiểm tra bài cũ:(2)

GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 8 và những yêu cầu học tập bộ môn

 

doc 479 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tham khảo Ngữ văn 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn:15/8/2010 
Ngày giảng : 8a,b : 16/8/2010 
 Ngữ văn bài 1- Tiết 1
 Tôi đi học
 -Thanh Tịnh -
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình mang mác của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích, tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ:
 Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.
II. chuẩn bị 
1.GV: Bài soạn + tài liệu.
2. HS : Soạn bài.
III. Phương pháp.
- Phân tích, gợi mở, nêu vấn đề
IV. Tổ chức dạy học 
1. ổn định tổ chức (1’) sĩ số :	 8a 23/23 8b 22/22 
2 Kiểm tra bài cũ:(2’)
GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 8 và những yêu cầu học tập bộ môn 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
 *Giới thiệu bài(1’)
 - Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc ấy ta cùng trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua bài viết của ông.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc- thảo luận chú thích (7’)
 Mục tiêu: 
-Đánh giá về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: “tôi đi học”
- Kĩ năng đọc tóm tắt tác phẩm 
 * Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc
đọc to rõ ràng ,tình cảm
- Giáo viên đọc mẫu môt đoạn gọi học sinh đọc tiếp 
Giáo viên nhận xét uốn sửa
- Học sinh đọc chú thích sao
Hỏi: Nêu vài nét về tác giả “Thanh Tịnh” ?
Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác tác tác phẩm?
Học sinh đọc chú giải sgk 
Ông đốc” là gì?
“Lạm nhận” nghĩa là gì?
HS đọc các chú thích còn lại.
 Hoạt động 2: TH bố cục ( 4’)
Mục tiêu :
 - Xác định bố cục và nội dung từng phần 
 Hỏi : nên chia bố cục thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần ?
GV treo bảng phụ ghi sẵn bố cục và nội dung HS đối chiếu 
 Hoạt động 3:Tìm hiểu văn bản ( 25’)
Mục tiêu:
 -Phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong tác phẩm và những kỉ niệm của nhân vật tôi trong quá khứ và hiện tại .rèn kĩ năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật
- HS đọc từ đầu đến " hôm nay tôi đi học"
 Hỏi : Những gì đã gợi trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường?
- Vào cuối thu, lá rụng nhiều, hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
- Hỏi : Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
-Trình tự thời gian 
- HS chú ý vào văn bản 
 Hỏi : Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường, khi nghe gọi tên, và lúc rời tay mẹ?
GV phân tích các chi tiết 
Hỏi: Tâm trạng nhân vật “tôi” được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của nó?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-> Đó là những yếu tố làm tăng giá trị diễn đạt.
Hỏi: Từ những chi tiết trên, em nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đến trường lần đầu tiên?
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn: đọc lại đoạn văn, so sánh tâm trạng của nhân vật “tôi”.
I. Đọc- thảo luận chú thích
1. Đọc.
2.Thảo luận chú thích
a. Tác giả: Thanh Tịnh ( 1911-1988), sáng tác của ông nhìn chung đều đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo êm dịu.
b. Tác phẩm: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ1941 
c.các chú thích khác:
II: Bố cục 
chia làm 3 phần 
P1: đầu . . .trên ngọn núi : tâm trạng và cảm 
nhận của nhân vật tôi trên đường tới trường 
P2: Tiếp . . .chút nào hết :Tâm trạng và cảm nhận của tôi lúc ở sân trường 
P3: Còn lại :Tâm trạng và cảm nhận của tôi 
khi ở trong lớp học
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm.
- Từ hiện tại tác giả nghĩ về dĩ vãng.
- Trình tự: 
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường.
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” khi nhìn ngôi trường, bạn bè, khi gọi tên mình, khi rời tay mẹ.
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” khi ngồi vào bàn đón giờ học đầu tiên.
2. Tâm trạng của nhân vật “tôi”.
- Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên thất lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước-> khẳng định mình.
- Bỗng thấy sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui.
- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường -> lo sợ vẩn vơ.
- Thấy chơ vơ, hồi hộp chờ gọi tên.
- Lo sợ phải rời tay mẹ.
- Cảm thấy vừa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn bên cạnh.
- Vừa ngỡ ngàng và tự tin-> nghiêm trang vào giờ học.
*Bài văn diễn tả một cách tự nhiên cảm động tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” khi đến trường buổi đầu tiên.
4. Củng cố (3 ’)
 - Giáo viên khắc sâu kiến thức bài học.
 5. Hướng dẫn và chuẩn bị bài (2’)
 Bài cũ: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật tôi. 
 Bài mới: Chuẩn bị tiết 2, trả lời các câu hỏi 3,4,5.
Ngày soạn : 16/8/2010 
Ngày giảng : 8a :18/8/2010 
 8b: 19.8.2010 
Bài 1-Tiết 2
Văn bản :Tôi đi học (tiếp)
 - Thanh Tịnh –
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Phân tích tình cảm yêu thương, trìu mến, chu đáo, cởi mở của những người lớn (mẹ, ông đốc, thầy giáo).Hiểu rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.
- Phân tích những hình ảnh so sánh đặc sắc,nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kỹ năng: 
- Đọc, phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật. trong truyện ngắn.
3. Thái độ:
- Trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp, thầy cô, cha mẹ.
II. Chuẩn bị 
1.Giáo viên: bài soạn + tài liệu
2. Học sinh: HS soạn bài, SGK
 III. Phương pháp : 
 Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích 
 IV.Tổ chức dạy học 
 1. ổn định tổ chức (1’) 8a :23/23 8b: 22/22 
2. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
Phân tích tâm trạng của nhân vật "tôi" khi đi trên đường, khi đứng trước ngôi trường, khi tới trường 
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 * Giới thiệu bài(1’)
Trong cuộc đời mỗi người,ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên.Kỉ niềm đó luôn êm dịu,trong trẻo,sâu lắng.Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc đó thế nào?Ai là ngời đã giúp đỡ tôi có đợc sự tin cậy khi đến trường, họ là ngời như thế nào? Những người lớn họ đã có những tình cảm đối với con em mình và học trò của mình ra sao. Ông đốc tươi cười nhìn các em khi mới bước vào lớp với vẻ mặt đôn hậu và nhắc nhở các em học hành, còn thầy giáo trẻ là người giàu tình thương nhân ái với gương mặt tươi cười rạng rỡ chào đón các em như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Tôi đi học”
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt đông 1:Tìm hiểu văn bản (25’)
Mục tiêu 
Nhận xét được thái độ cử chỉ của những người lớn đối với Tôi
- Phân tích, gợi mở...
HS đọc:Ông đốc trường Mĩ Lí đến tôi cũng thấy làm lạ.
 Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả tình cảm của ông đốc đối với học sinh?
Hỏi: Em nhận xét gì về tình cảm của ông đốc dành cho học sinh?
Hiền từ, bao dung.
Hỏi: Tìm chi tiết miêu tả thầy giáo trẻ trước khi đón học sinh vào lớp?
Em thấy thầy là người như thế nào?
Hỏi: Bà mẹ của nhân vậy tôi có những hành động, thái độ gì để chuẩn bị và đưa con đến trường?
Hỏi: Em cảm nhận điều gì về tình cảm của mọi người đối với những em học sinh lần đầu đến trường? Cảm nhận gì về môi trường giáo dục đó?
* HS liên hệ bản thân, nêu trách nhiệm của người học sinh trong nhà trương với gia đình và xã hội.
Hỏi: Tìm và phân tích hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn? 
(HS thảo luận nhóm 2 người trong 
3 phút) Báo cáo? Nhận xét? 
GV kết luận.
 Hoạt động 2 : Tổng kết (3’)
Mục tiêu 
HS qua bài học rút ra dược nội dung chính và nghệ thụât của truyện 
Hỏi: Qua bài em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường lần đầu? Tâm trạng ấy được diễn tả theo trình tự nào? 
Hoạt động 3 :Luyện tập.(5’) 
 Mục tiêu 
-Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật 
Rút ra bài học cho bản thân 
Hỏi : Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn : Tôi đi học”. 
I .Đọc, thảo luận chú thích.
II. Bố cục 
II. Tìm hiểu văn bản.
3 Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em nhỏ lần đầu đi học.
a, Ông đốc.
- Nhìn chúng tôi và nói sẽ: "Thế là các em được vào lớp 5, các em phải cố gắng học...Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động...
-Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một lãnh đạo nhà trường rất hiền từ và bao dung.
b, Thầy giáo trẻ.
- Gương mặt tươi cười đang đón chúng tôi trước cửa lớp
-> là người vui tính, giàu lòng yêu thương.
c. Bà mẹ:
 - Chuẩn bị quần áo, sách vở, đưa con đến trường, cầm sách vở cho con -> chu đáo, quan tâm.
- Ta nhận thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành
IV.Ghi nhớ (SGK).
V. Luyện tập: 
Hướng dẫn:
Tổng hợp khái quát cảm xúc theo trình tự thời gian , đó là căn cứ để nhìn ra sự thống nhất của văn bản. chú ý sự kết hợp hài hoà giữa biểu cảm, miêu tả, tự sự. 
 4. Củng cố ( 3’ )
 - Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” diễn tả như thế nào?
 5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ( 2’)
 Bài cũ: Học bài, làm bài tập 2 (tr 9) và các bài tập trong SBT.
 Bài mới : Chuẩn bị: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ. Đọc kĩ, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước các bài tập.
 Ngày soạn : 17.8.2010
Ngày giảng: 8a: 19.8.2010 
 8b: 20.8.2010 
Bài 1 - Tiết 3
Cấp độ khái quát của nghĩa 
từ ngữ.
 I Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Phân tích cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
2.Kĩ năng:
- Luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
3.Thái độ:
- Y thức sử dụng đúng nghĩa của từ ngữ.
II. Chuẩn bị :
1 GV: bài soạn + tài liệu,bảng phụ
2. HS : soạn bài xem trước cấp đọ khái quát qua sơ đồ
III.Phương pháp:
Phân tích,vấn đáp,học kết hợp
IV.Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức: (1’) 8a: 23/23 ; 8b: 22/22
2. Kiểm tra baì cũ: ( 2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 3. Tiến trình tổ chứcc các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài( 1’)
Trong lớp 6,lớp 7ta đã tìm hiểu về từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa.Bên cạnh các từ ấy còn có các từ có nghĩa bao hàm nhau.Những từ ấy gọi là gì? tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầyvà trò.
Nội dung chính.
Hoạt động 1:Tìm hiểu từ ngữ rộng, từ ngữ hẹp ( 15’)
Mục tiêu:
-Phân tích sơ đồ rút ra được từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
- Vẽ sơ đồ, bảng biểu
GV treo sơ đồ trên bảng phụ. HS quan sát sơ đồ 
Hỏi: Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “thú”, “chim”, “cá”? Vì sao?
- Từ “động vật” nghĩa rộng hơn “thú”, “chim”, “cá”.
-> ”động vật” bao hàm “ chim”, “cá”, “thú”.
Hỏi: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “voi”, “hươu”? vì sao?
- Nghĩa của “thú” rộng hơn “voi”. “hươu” vì “thú” bao hàm “voi”, “hươu”.
Hỏi: Nghĩa của “cá”, “ch ... i đại dịch AIDS - 1 thảm hoạ của thế giới.
+ Huỷ hoại con đường công danh sự nghiệp.
- đối với gia đình:
+ Sống trong sự đau khổ, không còn hạnh phúc.
+ Kinh tế sụp đổ.
- Xã hội:
+ Mất ổn định vì những vụ cướp, trấn lột.
+ Huỷ hoại tương lai đất nước.
* Những giải pháp khắc phục:
- Tự bảo vệ mình tránh xa khỏi ma tuý.
- Tuyên truyền giải thích tác hại ma tuý.
- Giúp đỡ những người nghiện.
- Liên hệ bản thân.
c. Kết bài 
- Khẳng định tác hại ma tuý cực kì nguy hiểm.
- Cùng nhau kiên quyết bài trừ tệ nạn ma tuý.
II. Nhận xét
1. Tự nhận xét
2 Nhận xét chung
III. Chữa lỗi cụ thể
1. Lỗi chính tả:
- Tệ lạn ma túi- > Tệ nạn ma túy
- Xung sướng -> Sung 
 Từ dã -> giã
- Mặc giù -> dù.
- Trăm sóc sức khoẻ- > chăm sóc sức khoẻ.
- thú vui lên quyên mất bản thân- > thú vui nên quên mất bản thân.
2. Lỗi diễn đạt, dùng từ 
- Diễn đạt lủng củng, câu không rõ nghĩa. 
- Dùng từ không chính xác. Câu văn không lô gic.
VD: - Tệ nạn ma tuý đi theo thanh niên chúng ta rất ghe gớm, chúng muốn huỷ hoại thân xác loài người.
- Con người thanh niên đi theo nó là đi vào chỗ chết
3. Tổng kết
- Đọc bài văn mẫu. 
 - Gọi điểm 
4. Củng cố (3’)
Nhấn mạnh: Nắm chắc cách làm bài nghị luận về lập luận giả thích 
5. Hướng dẫn học bài (2’)
Học bài: Xem lại lý thuyết đã học
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận giờ sau học
Ngày soạn: 07.05.2011
Ngày giảng: 8a: 11.05.2011
 8b: 12.05.2011
Bài 33- Tiết 137
Trả bài kiểm tra văn
I. Mục tiêu 
1. kiến thức
- Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, qua tiết trả bài HS nhận thấy ưu khuyết điểm của mình 
2. Kĩ năng
- chữa bài, nhận xét
3. Thái độ
- GD ý thức phát huy ưu điểm hạn chế khuyết điiểm 
II. Chuẩn bị
- GV: Chấm, chữa bài
- HS: Nhận ra lỗi và sửa
IIII. Phương pháp
- Trao đổi, đàm thoại
III. Tổ chức dạy học 
1- ổn định tổ chức ( 1’) 
2- kiểm tra bài cũ ( 3’)
- KT sự chuẩn bị của hs 
3- Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 *Giới thiệu bài (1’)
 - Giới thiệu bài tiết 113 các em đã kiểm tra văn học , để nhận thấy ưu và nhược điểm của mình . Hôm nay giờ trả bài chúng ta sẽ chữa cụ thể
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: HD đọc đề bài và nêu đáp án (5’)
 Mục tiêu.
- Nhắc lại nội dung kiến thức phần kiểm tra qua trắc nghiệm và tự luận.
HS đọc lại đề bài 
Hoạt động 2 HD nhận xét, chữa bài ( 30 ’)
 Mục tiêu.
- Nhận xét ưu nhược điểm và chữa lỗi cho hs.
- Giáo viên kiểm tra sự chữa bài của học sinh
- Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh về nội dung và hình thức bài kiểm tra 
+ Ưu điểm : Nhìn chung các em đã hiểu đề trình bày rõ ràng trả lời đúng trọng tâm câu hỏi 
+ Nhược điểm : Một số em cha đọc kỹ câu hỏi trả lời còn sai, chữ viết cẩu thả bài làm chưa đạt yêu cầu sai nhiều lỗi chính tả , trình bày cẩu thả.
 - 2-3 học sinh lên chữa lỗi chính tả 
- 2-3 học sinh lên chữa lỗi dùng từ chưa chính xác 
- 2-3 học sinh lên chữ lỗi diễn đạt câu 3
GV cho HS đọc một số bài khá về từng mặt 
- Như, Hùng, phong, Minh
I. Đề, đáp án 
- Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
- Tự luận ( 7 điểm ) 
II. Nhận xét
1. Tự nhận xét
2. nhận xét.
3 .Chữa lỗi 
a.Lỗi chính tả : n-l ,r-gi –d ,ch-tr 
b.Chữa lỗi dùng từ chưa chính xác 
c.Chữa lỗi diễn đạt 
4. Tổng kết 
- Đoạn văn khá giỏi 2bài 
-Đọc một bài yếu kém
4. Củng cố (3’)
Nhấn mạnh: Nắm chắc cách làm bài nghị luận về lập luận giả thích 
5. Hướng dẫn học bài (2’)
Học bài: Xem lại lý thuyết đã học
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận giờ sau học
Ngày soạn: 11.05.2011 
 Ngày dạy: 8b: 13.05.2011
 8a : 14.05.2011 
 Tuần 33 - Tiết 138
Văn bản thông báo
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Hiểu những trường hợp cần thiết để viết văn bản thông báo.
- Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
2. Kĩ năng
- Thực hành , phân tích
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị:
Gv: - SGK, SGV, bài soạn
Hs- Đọc TLTK
III. Phương pháp
- Nêu vấn đề thảo luận, thuyết trình
IV. Tổ chức dạy học
1. Tổ chức lớp (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(5')
 - Thế nào là văn bản tường trình? Nêu cách trình bày VBTT?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
*Giới thiệu bài ( 1’)
- Đơn từ (M): trình bày nguyện vọng cá nhân để cấp có thẩm quyền xem xét
đề nghị nhằm mục đích trình bày các ý kiến giải pháp của cá nhân hay tập thể đề xuất để cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền nghiên cứu giải quyết.
- Báo cáo: văn bản của cá nhân hay tập thể trình bày lại quá trình k/q công việc trong một thời gian nhất định trước cấp trên, ND, tổ chức hay thủ trưởng.Thông báo có nội dung như hế nào? Cùng tìm hiểu
Hoạt động của thày và trò
Nội
 dung chính
Hoạt động 1: TH về đặc điểm của VBTB( 10’)
Mục tiêu.
- Phát hiện những trường hợp cần thiết để viết văn bản thông báo.
- Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo.
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
Hỏi: Trong hai văn bản trên ai là người phải viết bản thông báo ? Mục đích viết thông báo? 
- Học sinh thảo luận ( 3’)
nêu ý kiến thảo luận.
-VB1: Người viết: là thầy PHT trường THCS Hải Nam thông báo cho GVCN và lớp trưởng các lớp biết kế hoạch văn nghệ của nhà trường
VB2: người viết: Liên đội trưởng trường THCS Kết Đoàn thông báo cho các chi đội về kế hoạch ĐH đại biểu liên đội.
Hỏi : Nội dung chính của bản thông báo là gì?
- TB về lịch hoạt động của nhà trường về mảng nào đó.
Hỏi: Nêu 1 vài ví dụ về các trường hợp cần viết thông báo?
- TB về kế hoach lao động
- TB nghỉ hè.
- TB thi học kì II
Hỏi: Nhận xét về thể thức trình bày ?
Hoạt động 2: TH cách làm văn bản thông báo ( 10’)
Mục tiêu.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
HS đọc BT 1: 
Hỏi: Lựa chọn tình huống cần viết thông báo? Vì sao? Viết cho ai? Ai thông báo?
TH a: Viết tường trình
TH b: Viết thông báo
TH c: Viết thông báo với các đại biểu khác thì phải có giấy mời cho trang trọng...
Hỏi: Căn cứ vào 2 văn bản đã học hãy cho biết trình tự các mục cần có trong 1 VBTB?
Trình bày nội dung và cách viết các phần, cách trình bày văn bản thông báo.?
Hỏi: Hãy nêu một số lưu ý cần viết bản thông báo ?
Hoạt động 3: HD tổng kết ( 3’)
Mục tiêu.
- Hệ thống hoá kiến thức rút ra ghi nhớ.
Hỏi: Nêu những yêu cầu khi làm văn bản thông báo ?
- Hs trả lời. Gv chốt nội dung kiến thức.
Hoạt động 4: HD luyện tập ( 10’)
Mục tiêu.
- vận dụng kiến thức lí thuyết đẻ làm bài tập thực hành.
GV hướng dẫn học sinh cách viết thông báo
I. Đặc điểm của văn bản thông báo
1. Bài tập
2. Nhận xét
- Thể thức viết VBTB viết theo quy cách văn bản điều hành, trình bày theo mẫu.
II. Cách làm văn bản thông báo 
1. Tình huống viết văn bản thông báo. 
- Tình huống làm thông báo: b,c
2. Cách làm văn bản thông báo
- Gồm những phần:
a. Thể thức mở đầu: Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc ( ghi vào góc trái )
 quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi gốc phải)
+ địa điểm (ghi ở góc phải)
+ Tên văn bản (ghi chính giữa)
b. Nội dung: thông báo về việc...
 c. Thể thức kết thúc: Nơi nhận ( phía dưới bên trái )
- Kí tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của ngừơi có trách nhiệm thông báo ( ghi phía dưới bên phải )
3. lưu ý
- Tên Văn bản dùng chữ in hoa to.
- Khoảng cách giữa các phần quốc hiệu, tiêu ngữ địa điểm, thời gian, tên VB , nội dung thông báo phải cân đối
- Không viết sát vào lề trái, không để phần trên giấy có khoảng trống lớn.
(SGK)
III. Ghi nhớ ( 135)
IV. Luyện tập 
1. Bài tập 
- Viết bản thông báo về lịch thi học sinh giỏi các khối lớp trong nhà trường.
4. củng cố ( 3’)
- Khái niệm văn bản tường trình, mục đích viết, cách thức viết tường trình.
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài :(2')
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập đã giao
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
Ngày soạn: 11.05.2011 
 Ngày dạy: 8b: 13.05.2011
 8a : 14.05.2011
Bài 34 - Tiết 139
 Luyện tập làm văn bản thông báo 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo.
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
2 Kĩ năng
- Nhận biết tình huống cần viết văn bản ohong báo, biết cách viết đúng quy cách VBTB
3. thái độ
- Có ý thức thực hành nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
Gv : VBTB mẫu
Hs : Chuẩn bị nội dung bài hoc
III. Phương pháp.
- Vấn đáp, nêu vấn đề, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
1. ổn đinh tổ chức (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Mục đích viết văn bản thông báo, yêu cầu, cách thức viết văn bản thông báo
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Giới thiệu bài ( 1’)
- Tiết học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách viết VBTB. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: HD ôn tập lí thuyết (15’)
Mục tiêu.
- Hệ thống hoá lại nội dung kiến thức lí thuyết.
 Hỏi: nội dung viết văn bản thông báo là gì?
Hỏi : Văn bản thông báo cần có những mục gì ?
Hỏi: VBTB và VBTT có những điểm nào giống và hác nhau? 
- Dựa vào SGK - tr135, 136 trả lời.
Hoạt động 2: HD luyện tập ( 19’)
Mục tiêu.
- Vận dụng phần lí thuyết làm bài tập thực hành.
HS đọc bài tập 1 
Hỏi: Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp BT1?
HS đọc bài tập 2: Chỉ ra chỗ sai trong VBTB ở bài tập.
Hỏi: Nêu 2 tình huống cần viết văn bản thông báo ?
- Học sinh nêu tình huống.
- Nhận xét và đánh giá.
Hỏi: Chọn 1 tình huống cụ thể hãy viết văn 1 bản thông báo.
- Giáo viên gọi đọc
- Yêu cầu học sinh đọc.
I. Ôn tập lí thuyết
-VBTB tryền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên hoặc đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết đẻ thực hiện tham gia.
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung thông báo công việc cụ thể.
- VBTB phải tuân thủ thể thức hành chính có ghi tên cơ quan thông báo, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, ngày, tháng, người nhận, nguời thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực
- Bố cục gồm 3 phần rõ ràng.
+ Giống nhau: đều có bố cục và thể thức trình bày
+ Khác nhau: Về nội dung và krrts thúc.
- VBTB phải ghi ró số công văn, nơi gửi, nơi nhận, chức danh người gửi..
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
- Trường hợp a viết thông báo
- Trường hợp b viết báo cáo
- Trường hợp c viết thông báo
2. Bài tập 2 
- TB thiếu số công văn, nơi gửi, nội dung thông báo không đảm bảo, không phù hợp với tên VBTB ( Tên VBTB kế hoạch, nội dung yêu cầu sắp xếp kế hoạch nhưng nội dung chưa cs kế hoạch )
3. Bài tập 3, 4
- Thông báo về việc cắt điện của chi nhánh điện để sửa đường dây.
- Học sinh viết.
- Học sinh đọc.
- Góp ý kiến nhận xét.
4. Củng cố (3')
- Chốt lại những nét cần nhớ khi viết bản thông báo.
+ Mục đích.
+ Nội dung 
+ Cách thức viết
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (1')
- Làm bài tập 4, 5 SBT 
- Chuẩn bị nội dung ôn tập để kiểm tra học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 8(2).doc