Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 13 đến 20 - Năm học 2009-2010 - Lê Công Quyền

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 13 đến 20 - Năm học 2009-2010 - Lê Công Quyền

Hoạt động 1: Dạng viết một số tự nhiên dưới dạng lũy thừa. 12’

Bài 61/28 Sgk

GV: Gọi HS lên bảng làm.

HS: Lên bảng thực hiện.

Bài 62/28 Sgk:

GV: Cho HS hoạt động theo nhóm

HS: Thảo luận nhóm

GV: Kiểm tra bài làm các nhóm qua đèn chiếu

Hỏi: Em có nhận xét gì về số mũ của mỗi lũy thừa với số chữ số 0 ở kết quả giá trị tìm được của mỗi lũy thừa đó?

HS: Số mũ của mỗi lũy thừa bằng số chữ số 0

ở kết quả giá trị của mỗi lũy thừa đó.

* Hoạt động 2: Dạng đúng, sai 8’

Bài tập:

GV: Kẻ sẵn đề bài bảng phụ

HS: Lên bảng điền đúng, sai

GV: Yêu cầu HS giải thích

* Hoạt động 3: Dạng nhân các lũy thừa cùng cơ số 8’

Bài 64/29 Sgk

GV: Gọi 4 HS lên làm bài.

HS: Lên bảng thực hiện

GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.

* Hoạt động 4: Dạng so sánh hai số

Bài 65/29 Sgk: 9’

GV: Cho HS thảo luận theo nhóm

HS: Thảo luận nhóm

Bài 66/29/SGK

GV: Cho HS đọc đề và dự đoán

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Hướng dẫn 112 cơ số có 2 chữ số 1. Chữ số chính giữa là 2, các chữ số 2 phía giảm dần về số 1

- Tương tự: Cho số 11112 => dự đoán 11112?

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 13 đến 20 - Năm học 2009-2010 - Lê Công Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày soạn:19/9/09
 ngày giảng:./9/09 	
 Tiết 13: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS phân biệt được cơ số và số mũ.
- Nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. 
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, tính các giá trị các luỹ thừa, thực hiện thành thạo phép nhân hai luỹ thừa. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, tư duy chính xác. 
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập.
III. PH ƯƠNG PH ÁP DẠY HỌC:
Phân tích - Diễn giải - Vấn đáp 
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
HS1 : Phát biểu định nghĩa lũy thừa? Viết dạng tổng quát.
Áp dụng : a) 8 . 8 . 8 . 4 . 2 	b) x5 . x 	c) 103 . 104
HS2:Phát biểu qui tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.Viết công thức tổng quát
- Làm 60/28 SGK .
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Dạng viết một số tự nhiên dưới dạng lũy thừa. 12’
Bài 61/28 Sgk
GV: Gọi HS lên bảng làm.
HS: Lên bảng thực hiện.
Bài 62/28 Sgk: 
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm
HS: Thảo luận nhóm
GV: Kiểm tra bài làm các nhóm qua đèn chiếu
Hỏi: Em có nhận xét gì về số mũ của mỗi lũy thừa với số chữ số 0 ở kết quả giá trị tìm được của mỗi lũy thừa đó?
HS: Số mũ của mỗi lũy thừa bằng số chữ số 0
ở kết quả giá trị của mỗi lũy thừa đó.
* Hoạt động 2: Dạng đúng, sai 8’
Bài tập:
GV: Kẻ sẵn đề bài bảng phụ
HS: Lên bảng điền đúng, sai
GV: Yêu cầu HS giải thích
* Hoạt động 3: Dạng nhân các lũy thừa cùng cơ số 8’
Bài 64/29 Sgk
GV: Gọi 4 HS lên làm bài.
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.
* Hoạt động 4: Dạng so sánh hai số
Bài 65/29 Sgk: 9’
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm
HS: Thảo luận nhóm
Bài 66/29/SGK
GV: Cho HS đọc đề và dự đoán
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Hướng dẫn 112 cơ số có 2 chữ số 1. Chữ số chính giữa là 2, các chữ số 2 phía giảm dần về số 1
- Tương tự: Cho số 11112 => dự đoán 11112?
HS: 112 = 121 ; 1112 = 12321
 11112 = 1234321
GV: Cho cả lớp dùng máy tính bỏ túi kiểm tra lại kết quả vừa dự đoán.
Bài 61/28 Sgk:
8 = 23
16 = 42 = 24
27 = 33
64 = 82 = 43 = 26
81= 92 = 34
100 = 102
Bài 62/28 Sgk :
a) 102 = 100 ; 103 = 1000 
 104 = 10 000 ; 105 = 100 000
 106 = 1000 000
b) 1000 = 103 ; 1 000 000 = 106 
1 tỉ = 109 ; 1 000 ......0 = 1012
 12 chữ số 0 
Bài tập: Đánh dấu “x” vào ô trống:
Câu
Đ
S
33 . 32 = 36
33 . 32 = 96
33 . 32 = 35
Bài 64/29 Sgk: 
23 . 22 . 24 = 29 
102 . 103 . 105 = 1010 
x . x5 = x6 
a3. a2 . a5 = a10
Bài 65/29 Sgk:
a) 23 và 32
Ta có: 23 = 8; 32  = 9
Vì: 8 < 9 Nên: 23 < 32
b) 24 và 42 
Ta có: 24 = 16 ; 42 = 16
Nên: 24 = 42
c)25 và 52
Ta có: 25 = 32 ; 52 = 25
Vì 32 > 25
Nên: 25 > 52
d) 210 và 200
Ta có: 210 = 1024
Nên 210 > 200
Bài 66/29/SGK
11112 = 1234321
	iv. Củng cố: 3’
	Nhắc lại: 	- Định nghĩa lũy thừa bậc n của a
	- Quy tắc nhân 2 lũy thừa cùng số
 V - Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Học kỹ các phần đóng khung .
	- Công thức tổng quát .
	- Làm bài tập 89, 90, 91, 92, 93,94/14 SBT.
	- Chuẩn bị bài: “Chia 2 luy thừa cùng cơ số”
VI- R út kinh nghiệm
...
==============&==============
ngày soạn:/9/2009
ngày giảng./9/2009
Tiết 14: §8. CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
 ========================
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Qui ước a0 = 1(a ¹ 0) 
- HS biết chia hai luỹ thừa cùng cơ số .
- Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các qui tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số .
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập củng cố và ? ở SGK.
III. PH ƯƠNG PH ÁP DẠY HỌC:
Phân tích - Diễn giải - Vấn đáp gợi mở
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
	HS1 : Định nghĩa luỹ thừa, viết dạng tổng quát .
	Áp dụng: Đánh dấu ´ vào câu đúng:
	 a) 23 . 25 = 215 b) 23.25= 28 
 c) 23 . 25 = 48 d) 55 . 5 = 54 
HS2: Làm bài 97/14 SBT.
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Ví dụ. 15’
GV: Em cho biết 10 : 2 = ?
HS: 10 : 2 = 5
GV: Vậy a10 : a2 = ? Chúng ta học qua bài “Chia hai lũy thừa cùng cơ số”
GV: Nhắc lại kiến thức cũ:
 a. b = c (a, b 0) => a = c : b; b = c : a
GV: Ghi ? trên bảng phụ và gọi HS lên bảng điền số vào ?
Đề bài: a/ Ta đã biết 53. 54 = 57.
Hãy suy ra: 57: 53 = ? ; 57 : 54 = ?
b/ a4 . a5 = a9 Suy ra: a9 : a5 =? ; a9 : a4 = ?
HS: Dựa vào kiến thức cũ đã nhắc ở trên để điền số vào chỗ trống.
GV: Viết a9: a4 = a5 (=a9-4) ; a9 : a5 = a4 (=a9-5)
GV: Em hãy nhận xét cơ số của các lũy thừa trong phép chia a9: a4 với cơ số của thương vừa tìm được?
HS: Có cùng cơ số là a.
GV: Hãy so sánh số mũ của các lũy thừa trong phép chia a9: a4 ?
HS: Số mũ của số bị chia lớn hơn số mũ của số chia.
GV: Hãy nhận xét số mũ của thương với số mũ của số bị chia và số chia?
GV: Số mũ của thương bằng hiệu số mũ của số bị chia và số chia.
GV: Phép chia được thực hiện khi nào?
HS: Khi số chia khác 0.
* Hoạt động 2: Tổng quát 15’
GV: Từ những nhận xét trên, với trường hợp m > n. Em hãy em hãy dự đoán xem am : an = ?
HS: am : an = am-n (a0)
GV: Trở lại đặt vấn đề ở trên: a10 : a2 = ?
HS: a10 : a2 = a10-2 = a8
GV: Nhấn mạnh: - Giữ nguyên cơ số.
- Trừ các số mũ (Chứ không phải chia các số mũ)
♦ Củng cố: Làm bài 67/30 SGK.
GV: Ta đã xét trường hợp số mũ m > n.Vậy trong trường hợp số mũ m = n thì ta thực hiện như thế nào? 
Em hãy tính kết quả của phép chia sau 54 : 54 
HS: 54 : 54 = 1
GV: Vì sao thương bằng 1?
HS: Vì số bị chia bằng số chia.
GV: Vậy am: am = ? (a0)
HS: am: am = 1
GV: Ta có: am: am = am-m = a0 = 1 ; (a0)
GV: Dẫn đến qui ước a0 = 1 
Vậy công thức: am : an = am-n (a0) đúng cả trường hợp m > n và m = n
 Ta có tổng quát:
 am : an = am-n (a0 ; m n) 
GV: Cho HS đọc chú ý SGK.
HS: Đọc chú ý /29 SGK.
* Hoạt động 3: Chú ý. 	8’
GV: Hướng dẫn HS viết số 2475 dưới dạng tổng các lũy thừa như SGK.
Lưu ý: 2. 103= 103 + 103.
 4 . 102 = 102 + 102 + 102 + 102
GV: Tương tự cho HS viết 7. 10 và 5. 100 dưới 
dạng tổng các lũy thừa của 10.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm làm ?3.
HS: Thảo luận nhóm
GV: Kiểm tra đánh giá.
1. Ví dụ:
- Làm ?1
 a4 . a5 = a9 
Suy ra: a9 : a5 = a4 ( = a9-5 )
a9 : a4 = a5 (= a9-4 ) ( Với a 0)
2.Tổng quát :
Qui ước : a0 = 1 (a 0 )
 Tổng quát: 
 am : an = a m - n 
 ( a 0 , m n )
Chú ý : (Sgk / 29)
- Làm ?2
3. Chú ý:
Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
Ví dụ: 
2475 = 2 .103 + 4 .102 + 7 .10 + 5 .100
- Làm ?3
	IV. Củng cố:3’
	Treo bảng phụ : Tìm số tự nhiên n biết :
	a) 2n = 16 => n = ......
	b) 4n = 64 => n = ......
	c) 15n = 225 => n = .......
	d) 3n = 81 => n = .......
	- Làm bài tập 71/30 SGK.
	V. Hướng dẫn về nhà:1’
	- Học kỹ bài, nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số.
	- Làm các bài tập 68, 69, 70, 71, 72/30, 31 SGK .
	- Làm bài tập : 97, 98, 99, 101, 102, 105/ 14 SBT dành cho HS khá giỏi.
 VI- R út kinh nghiệm
...
==============#&#================
 ngày soạn:../9/09
 ngày giảng:/9/09
Tiết 15: §9. THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
I. MỤC TIÊU:
	- HS nắm được các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính.
	- HS biết vận dụng các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
	- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập ? và củng cố.
III. PH ƯƠNG PH ÁP DẠY HỌC:
Phân tích - Diễn giải - Vấn đáp- thực hành luyện tập 
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:3’
HS1: Làm bài 70/30 SGK.
HS2: Làm bài 97/14 SBT. 
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Nhắc lại về biểu thức 17’
GV: Cho các ví dụ:
5 + 3 - 2 ; 12 : 6 . 2 ; 60 - (13 - 24 ) ; 4 2
Và giới thiệu biểu thức như SGK.
GV: Cho số 4. Hỏi:
Em hãy viết số 4 dưới dạng tổng, hiệu, tích của hai số tự nhiên?
HS: 4 = 4 + 0 = 4 – 0 = 4 . 1
GV: Giới thiệu một số cũng coi là một biểu thức => Chú ý mục a.
GV: Từ biểu thức 60 - (13 - 24 ) 
 Giới thiệu trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính
=> Chú ý mục b SGK.
GV: Cho HS đọc chú ý SGK.
HS: Đọc chú ý.
* Hoạt động 2: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức 18’
GV: Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đã học ở tiểu học đối với biểu thức không có dấu ngoặc và có dấu ngoặc?
HS: Trả lời.
GV: Ta xét trường hợp:
a/ Đối với biểu thức không dấu ngoặc:
GV: - Cho HS đọc ý 1 mục a.
 - Gọi 2 HS lên bảng trình bày ví dụ ở SGK và nêu các bước thực hiện phép tính. 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Tương tự cho HS đọc ý 2 mục a, lên bảng trình bày ví dụ SGK và nêu các bước thực hiện.
♦ Củng cố: Làm ?1a
b/ Đối với biểu thức có dấu ngoặc:
GV: - Cho HS đọc nội dung SGK
 - Thảo luận nhóm làm ví dụ.
 - Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu các bước thực hiện.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.
♦ Củng cố: Làm ?1b và ?2 SGK.
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Nhận xét, kiểm tra bài làm các nhóm qua đèn chiếu.
GV: Cho HS đọc phần in đậm đóng khung.
HS: Đọc phần đóng khung SGK.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài: 
a/ 2. 52 = 102 b/ 62 : 4 . 3 = 62 
Cho biết các câu sau kết quả thực hiện phép tính đúng hay sai? Vì sao?I
GV: Chỉ ra các sai lầm dễ mắc mà HS thường nhầm lẫn do không nắm qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính .
1. Nhắc lại về biểu thức:
 Ví dụ :
a/ 5 + 3 - 2 
b/ 12 : 6 . 2 
c/ 60 - (13 - 24 ) 
d/ 4 2
là các biểu thức
*Chú ý:(sgk)
2.Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức:
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.
 ( Sgk) 
Vd:
a/ 48 - 31 + 80 = 16 + 8 = 24
b/ 4 . 32 – 5 . 6 = 4 .9 – 5 .6 = 6
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc :
 (Sgk)
Vd:
a) 100 : {2 . [52 - (35 - 8 )]}
 =100 : {2. [52 - 27]}
 = 100 : {2 . 25} = 100 : 50 =2
- Làm ?1 , ?2
(Học thuộc lòng phần in đậm SGK)
	IV. Củng cố: 4’
	- Làm bài tập: 73a, d ; 74a, d ; 75/32 SGK.
	Bài 75/32 SGK: Điền số thích hợp vào ô vuông 
	a) 12 15 60 b) 5 15 11 
 	 	Bài 73 SGK: Thực hiện các phép tính :
5 . 42 - 18 : 32 = 5 . 6 - 18 : 9 = 80 - 2 = 78 
	Tìm số tự nhiên x biết :
541 + (218 - 2 ) = 735 . b) 5 (x + 35 ) = 515 .
	V. Hướng dẫn về nhà:3’
	- Học thuộc phần đóng khung .
	- Bài tập : 77, 78, 79, 80 /33 SGK .
	- Bài tập : 104/15 SBT ; bài 111, 112, 113 /16 SBT (Dành cho HS khá, giỏi)
	- Mang máy tính bỏ túi để học tiết sau.
 VI- R út kinh nghiệm
.
.
=========&========
 ngày sọan:/9/09
 ngày giảng:./9/09
 Tiết 16: LUYỆN TẬP 1
============
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được thứ tự thực hiện các phép tính và các qui ước.
- Biết vận dụng qui ước trên vào giải các bài tập thành thạo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập.
III. PH ƯƠNG PH ÁP DẠY HỌC:
Phân tích ... 6 : 23
c) 168 : { 46 – [12+ 5.( 32 : 8) ]} 
Bài 1: (3điểm)
Tìm số tự nhiên x biết :
a) 53 + ( 124 – x) = 87
b) (x + 49) – 115= 0
c) 23 . x + 28 = 43 + 62
Bài 3 : (2 điểm)
Bạn minh đánh số trang một quyển sách dày 107 trang. Bạn minh phải đánh tất cả bao nhiêu chữ số? Giải thích?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
CÂU
1
2
3
4
ĐÚNG
b
a
b
a
B. PHẦN TỰ LUẬN (3điểm)
Baøi 1 :	(Mỗi câu 1.0 điểm)
a) Đặt thừa số chung.	(0.5 điểm)
- Tính trong ngoặc	(0.25 điểm )
- Kết quả : 2400. 	(0.25 điểm )
b) Tính hai hai lũy thừa.	(0.5 điểm)
- Thực hiện phép nhân, chia. 	(0.25 điểm )
- Kết quả: 98. 	(0.25 điểm )
c) Thực hiện mỗ ngoặc. 	(0.25 điểm)
- Kết quả : 12. 	(0.25 điểm )
Baì 2 : 	(Mỗi câu 1,0 điểm)
a) Tìm số hạng chưa biết . 	 (0.5 điểm) 
- Tìm x = 90.	(0.5 điểm)
b) Tìm số bị trừ..	(0.5 điểm)
- Tìm x = 66	(0.5 điểm)
c) Tính vế phải..	(0.5 điểm)
- Tìm x = 9.	(0.5 điểm)
Bài 3: 	(Mỗi ý 0.5 điểm)
- Tính đượcø 1 – 9 có 9 chữ số.
 10 – 99 có 180 chữ số.
	 100 –107 có 24 chứ số.
 Kết quả có 213 chữ số
IV. Củng cố: Nhận xét giờ kiểm tra
V.Hướng dẫn về nhà: làm lại bài kiểm tra tự đánh giá kết quả. Đọc bài 10 SGK
 ================&==============
Ngày soạn: 27/09/09
ng ày d ạy../10/09
Tiết 19: §10. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
 ================================
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.
- HS biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng của hiệu đó.
- Biết sử dụng các ký hiệu: M ; 
- Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập ? và bài tập củng cố.
III. PH ƯƠNG PH ÁP DẠY HỌC:
Phân tích - Diễn giải - Vấn đáp - thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
	3. Bài mới: 
Đát vấn đề: Cho biêt tổng 14 + 49 có chia hết cho 7 không? HS: Tính và trả lời có
GV: Trình bày như nội dung phần đóng khung mở đầu => Bài học mới.
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Nhắc lại về quan hệ chia hết
GV: Cho HS nhắc lại:
Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?
HS: Định nghĩa SGK.
GV: Cho ví dụ 6 3 
 0 2
Hỏi: Nhận xét số dư của phép chia 6 cho 3 ?
HS: Số dư bằng 0.
GV: Giới thiệu 6 chia cho 3 có số dư bằng 0, ta nói 6 chia hết cho 3 và ký hiệu: 6 3 
=> Dạng tổng quát a b
GV: Cho ví dụ 6 4
 2 1
- Cho HS nhận xét số dư của phép chia 
- Giới thiệu 6 chia cho 4 có số dư bằng 2, ta nói 6 không chia hết cho 4 và ký hiệu: 6 4
=> Dạng tổng quát a b
* Hoạt động 2: Tính chất 1
GV: Treo bảng phụ ?1, cho HS trả lời.
HS: Cho ví dụ về hai số chia hết cho 6, tính tổng của chúng và trả lời câu hỏi của đề bài .
GV: Từ câu a em rút ra nhận xét gì?
HS: Nếu hai số hạng của tổng đều chia hết cho 6 thì tổng chia hết cho 6.
GV: Tương tự.Từ câu b em rút ra nhận xét gì?
HS: Trả lời như nội dung câu a.
GV: Vậy nếu a m và b m thì ta suy ra được điều gi?
 HS: Nếu a m và b m thì a + b m
GV: Giới thiệu:
 - Ký hiệu => đọc là suy ra hoặc kéo theo.
 - Trong cách viết tổng quát để gọn SGK không ghi a, b, m N ; m 0.
- Ta có thể viết a + b m hoặc (a + b) m
GV: Tìm ba số tự nhiên chia hết cho 4?
HS: Có thể ghi 12; 40; 60
GV: Tính và xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 4 không?
a/ 60 – 12 b/ 12 + 40 + 60 
HS: Trả lời.
GV: Dẫn đến từng mục a, b và viết dạng tổng quát như SGK.
HS: Đọc chú ý SGK.
GV: Cho HS đọc tính chất 1 SGK.
HS: Đọc phần đóng khung/34 SGK.
GV: Viết dạng tổng quát như SGK.
♦ Củng cố: 
GV: Sau khi học tính chất 1 về tính chất chia hết của một tổng. Từ nay, để xét xem tổng (hiệu) có chia hết cho một số hay không, ta chỉ cần xét từng thành phần của nó có chia hết cho số đó không và kết luận ngay mà không cần tính tổng (hiệu) của chúng.
Bài tập: Không làm phép tính, hãy xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 11 không?
a/ 33 + 22 b/ 88 – 55 c/ 44 + 66 + 77
HS: Hoạt động nhóm.
* Hoạt động 3: Tính chất 2
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài ?2, cho HS đọc.
HS: Đứng tại chỗ đọc đề và trả lời.
GV: Tương tự bài tập ?1, cho HS rút ra nhận xét ở các câu a, b 
GV: Vậy nếu a m và b m thì ta suy ra được điều gi?
HS: Nếu a m và b m thì a + b m
GV: Hãy tìm 3 số, trong đó có một số không chia hết cho 6, các số còn lại chia hết cho 6.
HS: Có thể cho các số: 12; 36; 61
GV: Tính và xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không?
a/ 61 - 12 
b/ 12 + 36 + 61
HS: Trả lời.
GV: Dẫn đến từng mục a, b phần chú ý và viết dạng tổng quát như SGK.
HS: Đọc chú ý SGK.
GV: Cho HS đọc tính chất 2 SGK.
HS: Đọc phần đóng khung / 35 SGK.
♦ Củng cố: 
GV: Trình bày phần củng cố như tính chất 1
- Làm bài ?3; ?4
1. Nhắc lại về quan hệ chia hết: 12’
Định nghĩa : Sgk
* a chia hết cho b. 
Ký hiệu: a b
* a không chia hết cho b. 
Ký hiệu: a b 
2.Tính chất 1: 13’
- Làm ?1
a m và b m => a + b m
+ Chú ý : Sgk
a/ a m và b m => a - b m
b/ a m và b m và c m 
 => (a + b + c) m
 Tính chất: (Sgk)
3. Tính chất 2: 13’
- Làm ?2
 a m và b m => a + b m
* Chú ý: (Sgk)
a/ a m và b m => a - b m
b/ a m và b m và c m 
 => (a + b + c) m
Tính chất 2: (Sgk)
- Làm ?3 ; ?4
IV. Củng cố:3’
GV: Nhấn mạnh: Tính chất 2 đúng “Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn nếu có từ hai số hạng trở lên không chia hết cho số đó ta phải xét đến số dư” ví dụ câu c bài 85/36 SGK.
560 7 ; 18 7 (dư 4) ; 3 7 (dư 3) => 560 + 18 + 3 7
(Vì tổng các số dư là : 4 + 3 = 7 7)
. V. Hướng dẫn về nhà:1’
- Học thuộc hai tính chất chia hết của một tổng. Viết dạng tổng quát. 
- Làm bài tập : 86; 87; 88; 89; 90/36 SGK .
VI- R út kinh nghiệm
.
.
.
========*&*========	
Ngày soạn: 28/9/09
ngày dạy:./10/09
Tiết 20: §11. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5
 ============================
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .
- HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hay không chía hết cho 2, cho 5 .
- Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chi hết cho 2, cho 5.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố.
III. PH ƯƠNG PH ÁP DẠY HỌC:
Phân tích - Diễn giải - Vấn đáp - thực hành 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:3’
HS1: Cho biểu thức : 246 + 30 + 12
Không làm phép tính, xét xem tổng trên có chia hết cho 6 không? Phát biểu tính chất tương ứng.
HS2: Cho biểu thức : 246 + 30 + 15
Không làm phép tính, xét xem tổng trên có chia hết cho 6 không? Phát biểu tính chất tương ứng.
	3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Muốn biết 246 có chia hết cho 6 không, ta phải đặt phép chia và xét số dư. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, có thể không cần làm phép chia mà vẫn nhận biết được một số có hay không chia hết cho một số khác. Có những dấu hiệu để nhận ra điều này. Hôm nay chúng ta học bài “Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5”.
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu 10’
GV: Cho các số 70; 230; 1130
Hãy phân tích các số trên thành một tích một số tự nhiên với 10
HS: 70 = 7 . 10
 230 = 23 . 10
 1130 = 113 . 10
GV: Em hãy phân tích số 10 dưới dạng tích của hai số tự nhiên?
HS: 70 = 7 . 10 = 7 . 2 . 5
 230 = 23 . 10 = 23 . 2. 5
 1130 = 113 . 10 = 113 . 2. 5
GV: Các số 70; 230; 1130 có chia hết cho cho 2, cho 5 không ? Vì sao?
HS: Có chia hết cho 2, cho 5. Vì tích tương ứng của các số trên có chứa thừa số 2 và 5.
GV: Dùng phấn màu tô đậm vào chữ số tận cùng của các số trên. Hỏi:
Em có nhận xét gì về các chữ số tận cùng của các số 70; 230; 1130?
HS: Các số trên đều có chữ số tận cùng là 0.
GV: Vậy các số như thế nào thì chia hết cho 2 và chia hết cho 5?
HS: Các số có chữ số tận cùng là 0.
GV: Giới thiệu nhận xét mở đầu và yêu cầu HS đọc nhận xét. 
GV: Giới thiệu phiếu trả lời => giúp HS làm quen với cách chọn phương án trả lời các câu trắc nghiệm bằng cách tô đen vào câu em cho là đúng nhất.
♦ Củng cố: 
Câu 1: Cho các số sau: 637; 325; 322; 620, số chia hết cho 2 và 5 là:
A. 637 B. 325 C. 322 D. 620
HS: Câu D.
GV: Kiểm tra bài làm của HS qua máy chiếu.
* Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 2 (15’)
GV: Ghi ví dụ SGK trên bảng phụ.
- Xét số n = 43*
- Giới thiệu * là chữ số tận cùng của số 43*
Và viết: n = 43* = 430 + *
GV: Số 430 có chia hết cho 2 không? Vì sao?
HS: 430 có chia hết cho 2. Vì có chữ số tận cùng là 0 (theo nhận xét mở đầu).
GV: Thay * bởi chữ số nào thì 430 (hay n) chia hết cho 2?
HS: * = 0; 2; 4; 6; 8
Hoặc: HS có thể trả lời thay dấu * bởi một 
trong các chữ số 0; 2; 4; 6; 8.
GV: Gợi ý thêm cho HS: Em có thể thay dấu * bởi chữ số nào khác không?
HS: Trả lời lần lượt trả lời các chữ số đã nêu.
GV: Các số 0; 2; 4; 6; 8 là các chữ số chẵn.
Vì sao thay *= 0; 2; 4; 6; 8 thì n chia hết cho 2?
HS: Vì cả hai số hạng đều chia hết cho 2
(Theo tính chất 1)
GV: * chính là chữ số tận cùng của số 43*. Vậy số như thế nào thì chia hêt cho 2? 
HS: Trả lời như kết luận1
GV: Cho HS đọc kết luận 1
Thay sao bởi những chữ số nào thì n không chia hết cho 2 ?
HS: * = 1; 3; 5; 7; 9 thì n không chia hết cho 2
GV: Các số 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ. Hỏi:
Vì sao thay * = 1; 3; 5; 7; 9; thì n không chia hết cho 2?
HS: Vì tổng 2 số có một số không chia hết cho 2 (theo tính chất 2)
GV: Vậy số như thế nào thì không chia hết cho 2?
HS: Trả lời như kết luận 2.
GV: Cho HS đọc kết luận 2.
GV: Từ kết luận 1 và 2. Em hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2?
HS: Đọc dấu hiệu chia hết cho 2.
♦ Củng cố: Làm ?2. 
Cho 328; 895; 1230; 1437
Câu 2: Các số chia hết cho 2 là:
A. 328 B. 1437 C. 328 và 1320 D. 895
HS: Câu C.
* Hoạt động 3: Dấu hiệu chia hết cho 5 (10’)
GV: Cho ví dụ SGK ghi vào bảng phụ và thực 
hiện các bước trình tự như dấu hiệu chia hết cho 5 => Dẫn đến kết luận 1 và 2. Từ đó cho HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 5.
HS: Đọc dấu hiệu.
♦ Củng cố: Làm ?3
Cho b = 37*. Thay dấu * bởi các chữ số nào để b chia hết cho 5.
A. 0 B. 5 C. 2 và 5 D. 0 và 5 
HS: Câu D
1. Nhận xét mở đầu:
 (SGK)
2. Dấu hiệu chia hết cho 2:
Dấu hiệu chia hết cho 2
Ví dụ: (Sgk)
+ Kết luận 1: (Sgk)
+ Kết luận 2: (Sgk)
* Dấu hiệu chia hết cho 2:
 (Sgk)
- Làm ?1
3. Dấu hiệu chia hết cho 5:
Ví dụ: (Sgk)
+ Kết luận 1: (Sgk)
+ Kết luận 2: (Sgk)
* Dấu hiệu chia hết cho 5:
 (Sgk)
- Làm ?2
	IV. Củng cố: 4’
	GV: Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5?
	- Làm bài tập 91; 92/38 SGK.
	V. Hướng dẫn về nhà:3’
 - Học lý thuyết.
	- Làm bài tập 93; 94; 95; 96; 97; 98; 99; 100/38; 39 SGK.
	- Làm bài 124; 125; 126/18 SBT. Bài tập dành cho HS khá, giỏi 130; 131; 132/18 SBT.
VI- R út kinh nghiệm
 .
 .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an so hoc 6 tu tiet 1320.doc