Giáo án Số học 6 tiết 2 + 3

Giáo án Số học 6 tiết 2 + 3

TIẾT 2 : TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I/ Mục tiêu:

1) Kiến thức:- HS biết được tập hợp số tự nhiên, các quy ước về thứ tự trong tập

 hợp số tự nhiên và cách biểu diễn số tự nhiên trên tia số.

- HS phân biệt được hai tập hợp N và N*, sử dụng các kí hiệu và .

Viết được số tự nhiên liền trước, số tự nhiên liền sau của một số tự nhiên cho trước.

2) Kĩ năng : - Vận dụng được các kiến thức trên vào làm bài tập.

3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

 Giáo viên : 1 bảng phụ ( KT bài cũ)

 Học sinh : phiếu học tập

 

doc 4 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 tiết 2 + 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 : Tập hợp các số tự nhiên
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- HS biết được tập hợp số tự nhiên, các quy ước về thứ tự trong tập 
	 hợp số tự nhiên và cách biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
- HS phân biệt được hai tập hợp N và N*, sử dụng các kí hiệu và .
Viết được số tự nhiên liền trước, số tự nhiên liền sau của một số tự nhiên cho trước.
2) Kĩ năng : - Vận dụng được các kiến thức trên vào làm bài tập.
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
	Giáo viên : 1 bảng phụ ( KT bài cũ)
	Học sinh : phiếu học tập
III/ Tiến trình các tổ chức dạy và học:
1) Tổ chức: ( 1') 6C - Vắng :
 6B - Vắng :
Kiểm tra bài cũ :( 5 phút) 
HS1: Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 8 bằng hia cách khác nhau, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
0 A	, S A	, 8 A	, 10 A 
HS2: Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
0 B	, 4 B	, 6 B	, 10 B
3)Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 11') GV nêu vấn đề SGK . Tại sao người ta lại viết N, N*
HS : HĐCN , đọc SGK sau đó trả lời.
GV :Gọi 3 đại diện trả lời , sau đó chốt lại kiến thức.
- Hãy biểu diễn tập hợp số tự nhiên trên tia số ? 
GV : Vẽ tia gốc O lên bảng
GV : Chốt lại kiến thức SGK/7
HĐ2: ( 12') Giới thiệu thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
HS : Đọc thông tin a,b,c SGK/7 
GV : Chốt lại kiến thức
4) Củng cố:(13')
GV : Nói và ghi bảng theo nội dung SGK/7
a) 28,.......
b) ..........; 100 ; ............
HS làm vào phiếu học tập bài7- SGK 
GV : Thu chấm của 10 HS
1/ Tập hợp N và N*
- Tập hợp các số tự nhiên: 0 ; 1 ; 2 ;...được kí hiệu :N và viết
N = 
- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn 1 điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a
2/ Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên:
a) a < b ( a nhỏ hơn b )
 hoặc b > a ( b lớn hơn a )
 a b a < b hoặc a = b
 b a b > a hoặc b = a
b) Nếu a<b và b<c thì a<c.
c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
 Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau một đơn vị.
d)Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.
e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.
3/ Luyện tập :
? : ( SGK / 7) 
 a) 28; 29; 30
 b) 99; 100; 101
Bài 7- T8 :Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê
a) A = 
b) B = 
c) C = 
5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc lý thuyết theo SGK + vở ghi
	- Bài tập : 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 SGK/ 8
	* Hướng dẫn bài 10 : Ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần
	4601; 4600 ; 4599
	a + 2; a + 1; a
	* Chuẩn bị trước bài "Ghi số tự nhiên"
Ngày giảng :................. 
Tiết 3 : ghi số tự nhiên
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- HS hiểu rõ giá trị của mỗi số trong một số theo từng vị trí của nó
 trong số đó ( Đối với hệ thập phân ).
2) Kĩ năng : - HS biết cách ghi và đọc các số tự nhiên đến hàng triệu.
	 - HS biết cách ghi và đọc các số la mã không quá 30.
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán lập luận .
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
	Giáo viên : Các chữ số la mã bằng bìa cứng, một chiếc đồng hồ ghi số la mã
	Học sinh : phiếu học tập
III/ Tiến trình các tổ chưc dạy học:
1) Tổ chức: 6C - Vắng :
6B - Vắng :
2)Kiểm tra bài cũ :( 5 phút) 
HS1: Điền vào chỗ trống 2 số của mỗi dòng để được 3 số tự nhiên liên 
 tiếp tăng dần :
................; 2000 ;...............
2000 ;.............; ...................
HS2: viết tập A các số tự nhiên không vượt quá 7. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.
3)Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ( 7') Số và chữ số.
GV: - Số và chữ số có gì khác nhau?
- Hãy viết ra vài số có từ 4 chữ số trở lên và đọc các số đó?
GV: - Gọi 2 HS đại diện trả lời, HS dưới lớp suy nghĩ , nhận xét.
GV chốt lại kiến thức
HS ghi vào vở
GV: - Cho HS thực hành ghi và đọc số tự nhiên 
Ghi và đọc số sau:
3895; 23895; 5423895
HĐ2: ( 16') Hệ thập phân.
GV: - Cho Hs suy nghĩ giải thích ý nghĩa của KL trong cách ghi số hệ thập phân, mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau.
HS: Thảo luận trong bàn và trả lời câu hỏi.
GV: Chốt lại kiến thức.
GV: Cho HS thực hành làm câu hỏi SGK/9.
HS : Thảo luận nhóm ( bàn) suy nghĩ trả lời ( 3')
GV : Chốt lại sau khi HS nêu kết quả.
HĐ3: ( 11') Chú ý.
GV: Cho HS quan sát số trên mặt đòng hồ H7/SGK
HS : Đọc số trên mặt đòng hồ 
GV : Để viết được 12 số trên mặt đồng hồ cần nhiều nhất bao nhiêu kí hiệu?
GV : Giới thiệu các chữ số la mã như SGK.
1/ số và chữ số:
- Trong hệ thập phân, để ghi các số tự nhiên người ta dùng 10 kí hiệu và gọi các kí hiệu đó là chữ số, với 10 chữ số này ta ghi được mọi số N
Ví dụ: 7 là số có một chữ số
 312 là số có ba chữ số
 53 là số có hai chữ số
 5415 là số có bốn chữ số
* Chú ý: SGK/9
2/ Hệ thập phân:
- Cứ 10 đơn vị của một hàng nào đó thì bằng đơn vị của hàng liền trước nó
Ví dụ: 10 đơn vị = 1 chục
222 = 200 + 20 + 2
 = a.10 + b với a 0
 = a.100 + b.10 + c với a,b0
- Mỗi chữ số ở vị trí khác nhau có những giá trị khác nhau.
Kí hiệu: 
 chỉ số tự nhiên có hai chữ số.
 chỉ số tự nhiên có ba chữ số.
? :
 Gọi số lớn nhất phải tìm là (a 0)
ta có = a.100 + b.10 + c
 a,b,c đều phải lớn nhất a = b = c
- Vì a,b,c phải thoả mãn khác nhau. Đã có a = 9 ; b = 8 ; c = 7 . Số phải tìm là 987 
* Chú ý:
- Chỉ cần 3 kí hiệu ( 3 chữ số) có giá trị tương ứng trong hệ thập phân.
Chữ số la mã
I
V
X
Giá trị trong hệ thập phân
1
5
10
- Dùng 3 chữ số I , V , X và các nhóm chữ số IV ( 4 ) , I X ( 9 ) ta có thể ghi được các số la mã từ 1 đến 30 ( xem SGK/10)
4) Củng cố:( 3')
	- HS phân biệt được các khái niệm
	+ Số trăm và chữ số hàng trăm
	+ Số nghìn và chữ số hàng nghìn
Ghi nhớ 10 số la mã đầu tiên, cách đọc, cách viết.
5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3')
	- Học thuộc lý thuyết theo SGK + vở ghi
	- Bài tập : 12 ; 13 ;14 ; 15 SGK/10
	* Hướng dẫn bài 15b,c/10
	b. 17 XVII
	 25 XXV
	c. VI - V = I
* Chuẩn bị trước bài mới "Số phần tử của một tập hợp - tập hợp con"

Tài liệu đính kèm:

  • docso hoc 6 tiet 2 - 3.doc